Theo VOA
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Ðông, khoảng 210 km (130 dặm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 14/5/2014.Trung Quốc cho biết đang kéo một giàn khoan thứ nhì tới gần bờ biển Việt Nam để chứng to quyết tâm của Bắc Kinh đòi chủ quyền Biển Đông và tiếp tục tìm kiếm tài nguyên trên các vùng biển tranh chấp, bất chấp những căng thẳng trong cuộc đối đầu với Việt Nam liên quan tới giàn khoan đầu tiên.
Hãng Thông Tấn AP hôm nay trích thông tin trên trang mạng của Cơ Quan An Toàn Hàng Hải Trung Quốc, tường thuật rằng giàn khoan thứ nhì dài 600m đang được kéo về hướng Đông-Nam từ vị trí hiện tại ở phía Nam đảo Hải Nam, và vào ngày mai, thứ Sáu, sẽ được đưa vào vị trí mới gần bờ biển Việt Nam.Tin này cho hay là Cơ quan An toàn Hàng Hải Trung Quốc đã yêu cầu các tàu bè trong khu vực hãy để cho giàn khoan được rộng chỗ hoạt động.Theo dự kiến Việt Nam sẽ không có phản ứng mạnh trước tin về việc Trung Quốc sẽ hạ đặt giàn khoan thứ nhì bởi vì vị trí của giàn khoan này nằm về hướng Bắc của vùng biển được coi là nhạy cảm về mặt chính trị chung quanh quần đảo Trường Sa, nơi tàu bè hai nước đã đâm va vào nhau gần giàn khoan thứ nhất trong suốt hơn 40 ngày qua.Tin của AP dẫn lời một giới chức của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng Hà Nội tin rằng không một nước nào nên đưa ra hành động đơn phương trong các vùng biển đang tranh chấp, tuy nhiên Trung Quốc đã thăm dò vùng biển này trước đây mà không gây ra một cuộc khủng hoảng nào trong các quan hệ song phương.AP ghi nhận là ranh giới trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khu vực nơi đặt giàn khoan thứ nhì nằm gần cửa Vịnh Bắc Bộ, và chưa bao giờ được phân định rõ ràng, tuy đôi bên đã tiến hành 5 vòng đàm phán về vấn đề này.Bắc Kinh di chuyển giàn khoan dầu thứ nhì tới gần Việt Nam giữa lúc quan chức hai nước thừa nhận rằng họ không đạt được tiến bộ nào trong các cuộc thảo luận hôm qua về quyết định của Trung Quốc cho điều giàn khoan đầu tiên vào vùng biển Việt Nam cho là thuộc thềm lục địa của mình hôm 1 tháng Năm, là sự việc đã gây ra tình trạng đối đầu hiện nay.Việc hạ đặt giàn khoan dầu đầu tiên đã khơi mào cho các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, dẫn tới các cuộc tấn công nhắm vào hàng trăm hãng xưởng được tin là có mướn người Trung Quốc, khiến 5 người tử vong và hàng trăm người bị thương.Đa số các hãng xưởng này là do các nhà đầu tư Đài Loan xây dựng và điều hành, và không có liên hệ gì đến cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam.Hôm thứ Tư, hai nước đã mở phiên họp cấp cao trực tiếp đầu tiên để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng.Một quan chức hàng đầu về chính sách đối ngoại Trung Quốc hôm qua nói rằng Trung Quốc và Việt Nam đang đứng trước “một giai đoạn khó khăn”. Ủy viên Quốc Vụ viện Dương Khiết Trì phát biểu như vừa kể sau cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội.Phát biểu tại một cuộc gặp ngắn ngủi với các phóng viên nhiếp ảnh, ông Dương nói thêm rằng ông tới Việt Nam để thảo luận một cách thẳng thắn với Ngoại trưởng Việt Nam về những bất đồng quan điểm về cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đáp lại, ông Phạm Bình Minh nói Việt Nam mưu tìm một mối quan hệ “lành mạnh” với Trung Quốc, và muốn có một cuộc đối thoại để giải quyết tình hình phức tạp hiện nay tại Biển Đông.Trong cùng ngày, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố “chính sách bành trướng không có trong DNA của người Trung Quốc”, và các cuộc đàm phán có thể bảo đảm sự ổn định khu vực. Tuy nhiên ông Lý nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn những kẻ khiêu khích hay phương hại tới các quyền lợi của Trung Quốc.
Hãng Thông Tấn AP hôm nay trích thông tin trên trang mạng của Cơ Quan An Toàn Hàng Hải Trung Quốc, tường thuật rằng giàn khoan thứ nhì dài 600m đang được kéo về hướng Đông-Nam từ vị trí hiện tại ở phía Nam đảo Hải Nam, và vào ngày mai, thứ Sáu, sẽ được đưa vào vị trí mới gần bờ biển Việt Nam.Tin này cho hay là Cơ quan An toàn Hàng Hải Trung Quốc đã yêu cầu các tàu bè trong khu vực hãy để cho giàn khoan được rộng chỗ hoạt động.Theo dự kiến Việt Nam sẽ không có phản ứng mạnh trước tin về việc Trung Quốc sẽ hạ đặt giàn khoan thứ nhì bởi vì vị trí của giàn khoan này nằm về hướng Bắc của vùng biển được coi là nhạy cảm về mặt chính trị chung quanh quần đảo Trường Sa, nơi tàu bè hai nước đã đâm va vào nhau gần giàn khoan thứ nhất trong suốt hơn 40 ngày qua.Tin của AP dẫn lời một giới chức của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng Hà Nội tin rằng không một nước nào nên đưa ra hành động đơn phương trong các vùng biển đang tranh chấp, tuy nhiên Trung Quốc đã thăm dò vùng biển này trước đây mà không gây ra một cuộc khủng hoảng nào trong các quan hệ song phương.AP ghi nhận là ranh giới trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam trong khu vực nơi đặt giàn khoan thứ nhì nằm gần cửa Vịnh Bắc Bộ, và chưa bao giờ được phân định rõ ràng, tuy đôi bên đã tiến hành 5 vòng đàm phán về vấn đề này.Bắc Kinh di chuyển giàn khoan dầu thứ nhì tới gần Việt Nam giữa lúc quan chức hai nước thừa nhận rằng họ không đạt được tiến bộ nào trong các cuộc thảo luận hôm qua về quyết định của Trung Quốc cho điều giàn khoan đầu tiên vào vùng biển Việt Nam cho là thuộc thềm lục địa của mình hôm 1 tháng Năm, là sự việc đã gây ra tình trạng đối đầu hiện nay.Việc hạ đặt giàn khoan dầu đầu tiên đã khơi mào cho các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, dẫn tới các cuộc tấn công nhắm vào hàng trăm hãng xưởng được tin là có mướn người Trung Quốc, khiến 5 người tử vong và hàng trăm người bị thương.Đa số các hãng xưởng này là do các nhà đầu tư Đài Loan xây dựng và điều hành, và không có liên hệ gì đến cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam.Hôm thứ Tư, hai nước đã mở phiên họp cấp cao trực tiếp đầu tiên để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng.Một quan chức hàng đầu về chính sách đối ngoại Trung Quốc hôm qua nói rằng Trung Quốc và Việt Nam đang đứng trước “một giai đoạn khó khăn”. Ủy viên Quốc Vụ viện Dương Khiết Trì phát biểu như vừa kể sau cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội.Phát biểu tại một cuộc gặp ngắn ngủi với các phóng viên nhiếp ảnh, ông Dương nói thêm rằng ông tới Việt Nam để thảo luận một cách thẳng thắn với Ngoại trưởng Việt Nam về những bất đồng quan điểm về cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đáp lại, ông Phạm Bình Minh nói Việt Nam mưu tìm một mối quan hệ “lành mạnh” với Trung Quốc, và muốn có một cuộc đối thoại để giải quyết tình hình phức tạp hiện nay tại Biển Đông.Trong cùng ngày, Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố “chính sách bành trướng không có trong DNA của người Trung Quốc”, và các cuộc đàm phán có thể bảo đảm sự ổn định khu vực. Tuy nhiên ông Lý nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn những kẻ khiêu khích hay phương hại tới các quyền lợi của Trung Quốc.
Nguồn: AP, Thanh Nien News