Ông Tập nhân dịp kỷ niệm ngày ký nguyên tắc chung sống hòa bình để đưa ra lời trấn an láng giềng
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng nước ông sẽ không bao
giờ tìm cách áp đặt ý chí của mình lên các nước khác cho dù
Trung Quốc có mạnh như thế nào đi chăng nữa.
Ông Tập đưa ra phát biểu này ở Bắc Kinh khi ông tiếp các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Miến Điện vào cuối tuần.
Nhiều nước láng giềng của Trung Quốc đang dính vào tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Các
nước này đang quan ngại về chi tiêu quân sự ngày càng tăng của
Trung Quốc và điều mà nhiều người cho rằng Bắc Kinh ngày càng
quả quyết.
“Phát triển hòa bình”
Bài
diễn văn này của ông Tập được đưa ra nhân kỷ niệm 60 năm ngày
ký hiệp định thiết lập năm nguyên tắc chung sống hòa bình giữa
Trung Quốc với Ấn Độ và Miến Điện vốn đã trở thành khuôn
mẫu cho các nước khác áp dụng.
“Trung
Quốc không có quan niệm là một nước nào đấy chắc chắn sẽ tìm
cách thiết lập bá quyền một khi trở nên hùng mạnh”, ông nói.
“Bá
quyền và quân phiệt không có trong huyết quản của người Trung
Quốc. Trước sau như một Trung Quốc sẽ theo đuổi con đường phát
triển hòa bình vì đây cũng lợi ích của Trung Quốc, lợi ích
của châu Á và của cả thế giới.”
Và trong một câu nói dường như làm nhằm vào Mỹ, ông Tập nói rằng ‘thời thống trị của siêu cường đã qua rồi’.
“Ý
nghĩ thống trị quan hệ quốc tế đã thuộc về quá khứ và
những nỗ lực như thế trước sau gì cũng thất bại,” ông nói.
“Phô
bày sức mạnh quân sự chỉ thể hiện là anh thiếu tầm nhìn
hoặc thiếu cơ sở đạo đức chứ không cho thấy là anh mạnh.”
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng kêu gọi “một kiến trúc mới cho an ninh châu Á-Thái Bình Dương”.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến nhiều nước láng giềng lo ngại
Từ Bắc Kinh, phóng viên BBC Damian Grammaticus nhận định về bài phát biểu này của ông Tập như sau:
“Với
bài phát biểu này, chủ tịch Trung Quốc có một mục tiêu rất
rõ ràng: ông muốn trấn an các nước láng giềng và các nước
khác đang dõi theo sự vươn lên của Trung Quốc vốn đang tự hỏi
nước này sẽ trở thành một siêu cường như thế nào.
Tuy
nhiên liệu thông điệp của ông Tập có đạt được mục đích hay
không lại là chuyện khác. Phó Tổng thống Ấn Độ cũng có mặt
để nghe ông Tập nói nhưng có nhiều lãnh thổ mà họ cho là của
họ hiện Trung Quốc đang kiểm soát hoặc tuyên bố có chủ quyền.
Và
trong những tháng gần đây chúng ta đã chứng kiến va chạm trên
biển giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam và căng thẳng gia tăng
giữa Bắc Kinh với Hà Nội, Manila và Tokyo xung quanh tranh chấp
biển đảo.
Tuy nhiên, phần lớn phát biểu
của ông Tập dường như cuối cùng là nhằm vào Mỹ. Ông Tập nói
cái mà ông gọi là “luật rừng” khi mà một nước tìm cách thao
túng quan hệ quốc tế đã là chuyện quá khứ.
Tuy
nhiên khi mà Trung Quốc chi tiêu ngày càng nhiều cho quân sự và
đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng thì các nước láng giềng của
họ và Hoa Kỳ sẽ nhìn xem những gì Trung Quốc làm cũng như
những gì mà họ nói”.
Nguồn: bbc.co.uk