Theo RFI
Cửa vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều khu vực "chồng lấn" giữa Việt Nam và Trung Quốc.
fr.Wikipedia.org
Trong buổi họp báo quốc tế tại Hà Nội về tình hình biển Đông, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình xác định : «
Khu vực mà giàn khoan Nam Hải 9 và tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu
Hai Yang Shi You 791 hoạt động, thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ
chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc ».
Đối với phía Việt Nam, đây là một hành động phi pháp vì : « Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định ».
Trên cơ sở đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tránh các hành động làm tình hình phức tạp thêm, tạo không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước.
Trong cuộc họp báo, một lãnh đạo lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam đã nói rõ về vị trí ổn định của giàn khoan Nam Hải-09 từ ngày 21/06/2014 là cách đảo Hải Nam khoảng 60 hải lý về phía Nam Tây Nam, cách phía Đông bờ biển Đà Nẵng khoảng 115 hải lý.
Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan này, nhưng không thấy tuyên bố gì về khả năng can thiệp như trong trường hợp giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, nước này vẫn bất chấp phản đối của Việt Nam và phê phán của quốc tế để đẩy mạnh các hành động đơn phương. Về giàn khoan Nam Hải số 9, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc không ngần ngại thông báo là giàn khoan đã bắt đầu triển khai hoạt động khoan từ ngày 24/06. Theo dự kiến, Nam Hải số 9 sẽ kết thúc hoạt động khoan vào ngày 20/08.
Nhận định về việc Trung Quốc tung các giàn khoan xuống Biển Đông, giới phân tích đã nói đến « Chính sách Ngoại giao Giàn khoan » - đúng hơn là « Chiến pháp Giàn khoan » để áp đặt chủ quyền của họ.
Đối với phía Việt Nam, đây là một hành động phi pháp vì : « Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định ».
Trên cơ sở đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tránh các hành động làm tình hình phức tạp thêm, tạo không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước.
Trong cuộc họp báo, một lãnh đạo lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam đã nói rõ về vị trí ổn định của giàn khoan Nam Hải-09 từ ngày 21/06/2014 là cách đảo Hải Nam khoảng 60 hải lý về phía Nam Tây Nam, cách phía Đông bờ biển Đà Nẵng khoảng 115 hải lý.
Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan này, nhưng không thấy tuyên bố gì về khả năng can thiệp như trong trường hợp giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, nước này vẫn bất chấp phản đối của Việt Nam và phê phán của quốc tế để đẩy mạnh các hành động đơn phương. Về giàn khoan Nam Hải số 9, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc không ngần ngại thông báo là giàn khoan đã bắt đầu triển khai hoạt động khoan từ ngày 24/06. Theo dự kiến, Nam Hải số 9 sẽ kết thúc hoạt động khoan vào ngày 20/08.
Nhận định về việc Trung Quốc tung các giàn khoan xuống Biển Đông, giới phân tích đã nói đến « Chính sách Ngoại giao Giàn khoan » - đúng hơn là « Chiến pháp Giàn khoan » để áp đặt chủ quyền của họ.