Theo Vietnamupr
Sau hai tuần vận động nhân quyền ở châu Âu, bốn nhà hoạt động đại
diện cho 10 tổ chức dân sự Việt Nam đã kết thúc chiến dịch bằng cuộc gặp
cuối cùng với các đại diện của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc ngày
3/7 tại Geneva (Thụy Sĩ).
Phái đoàn gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Phạm Lê Vương Các, luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh và luật gia Trịnh Hữu Long đã tham dự phiên họp toàn thể về Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam ngày 20-6. Tại phiên họp này, chính phủ Việt Nam đã tuyên bố chấp thuận 182 trong tổng số 227 khuyến nghị UPR của các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời từ chối 45 khuyến nghị còn lại. Bên cạnh đó, báo cáo của phái đoàn chính phủ tiếp tục lảng tránh những vấn đề nhân quyền cốt lõi và phủ nhận tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng đang diễn ra ở Việt Nam.
Với tư cách đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự trong nước, luật gia Trịnh Hữu Long, thành viên phái đoàn, đã đọc bản tuyên bố ngày 22/6 tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Tuyên bố nêu rõ tình trạng trả đũa các nhà hoạt động UPR, việc bắt bớ và giam cầm các nhà hoạt động nhân quyền cũng như sự vi phạm pháp luật quốc gia và quốc tế của chính phủ Việt Nam.
Trong thời gian hai tuần, phái đoàn đồng thời có các cuộc gặp với hàng loạt các cơ quan của Cao ủy Nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền LHQ, các phái bộ ngoại giao của các nước tại Geneva và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Đặc biệt, phái đoàn đã gặp gỡ và trao đổi thông tin với các cơ quan của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) như Cơ quan Hành động Đối ngoại (EEAS), Nhóm làm việc về Nhân quyền (COHOM) và Nghị viện châu Âu. Các cuộc tiếp xúc tương tự cũng được tiến hành sau đó với Bộ Ngoại giao Ba Lan tại Warsaw, Bộ Ngoại giao và Nghị viện Cộng hòa (CH) Séc tại Prague.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của chuyến đi lần này là các cuộc tiếp xúc và giao lưu với cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ, Ba Lan và CH Séc, qua đó thắt chặt hơn nữa sự đoàn kết của người Việt Nam trong và ngoài nước nhằm bảo vệ và phát triển đất nước.
Chúng tôi, 10 tổ chức xã hội dân sự đang đấu tranh cho quyền con người ở Việt Nam, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của các hội nhóm dân sự, các cơ quan truyền thông, cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ, Ba Lan và CH Séc cũng như đông đảo người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Chúng tôi tin rằng triển vọng nhân quyền của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi của chính người dân, trong đó có các tổ chức xã hội dân sự. Chúng tôi đồng lòng cùng tất cả những ai đang mong đợi và đấu tranh vì một xã hội dân chủ và tôn trọng nhân quyền, đồng thời sẵn sàng đón nhận các ý tưởng hợp tác cũng như các ý kiến phê bình để nâng cao hơn nữa chất lượng của các hoạt động nhân quyền tại Việt Nam.
Các tổ chức tham gia chiến dịch: Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí tương thân, No-U FC Hà Nội, No-U FC Sài Gòn, Phật giáo Hòa Hảo Miền Tây (Nam Việt Nam), Phong trào Con đường Việt Nam và VOICE.
Phái đoàn gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Phạm Lê Vương Các, luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh và luật gia Trịnh Hữu Long đã tham dự phiên họp toàn thể về Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam ngày 20-6. Tại phiên họp này, chính phủ Việt Nam đã tuyên bố chấp thuận 182 trong tổng số 227 khuyến nghị UPR của các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời từ chối 45 khuyến nghị còn lại. Bên cạnh đó, báo cáo của phái đoàn chính phủ tiếp tục lảng tránh những vấn đề nhân quyền cốt lõi và phủ nhận tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng đang diễn ra ở Việt Nam.
Với tư cách đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự trong nước, luật gia Trịnh Hữu Long, thành viên phái đoàn, đã đọc bản tuyên bố ngày 22/6 tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Tuyên bố nêu rõ tình trạng trả đũa các nhà hoạt động UPR, việc bắt bớ và giam cầm các nhà hoạt động nhân quyền cũng như sự vi phạm pháp luật quốc gia và quốc tế của chính phủ Việt Nam.
Trong thời gian hai tuần, phái đoàn đồng thời có các cuộc gặp với hàng loạt các cơ quan của Cao ủy Nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền LHQ, các phái bộ ngoại giao của các nước tại Geneva và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Đặc biệt, phái đoàn đã gặp gỡ và trao đổi thông tin với các cơ quan của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) như Cơ quan Hành động Đối ngoại (EEAS), Nhóm làm việc về Nhân quyền (COHOM) và Nghị viện châu Âu. Các cuộc tiếp xúc tương tự cũng được tiến hành sau đó với Bộ Ngoại giao Ba Lan tại Warsaw, Bộ Ngoại giao và Nghị viện Cộng hòa (CH) Séc tại Prague.
Một trong những điểm nhấn quan trọng của chuyến đi lần này là các cuộc tiếp xúc và giao lưu với cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ, Ba Lan và CH Séc, qua đó thắt chặt hơn nữa sự đoàn kết của người Việt Nam trong và ngoài nước nhằm bảo vệ và phát triển đất nước.
Chúng tôi, 10 tổ chức xã hội dân sự đang đấu tranh cho quyền con người ở Việt Nam, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của các hội nhóm dân sự, các cơ quan truyền thông, cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ, Ba Lan và CH Séc cũng như đông đảo người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Chúng tôi tin rằng triển vọng nhân quyền của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi của chính người dân, trong đó có các tổ chức xã hội dân sự. Chúng tôi đồng lòng cùng tất cả những ai đang mong đợi và đấu tranh vì một xã hội dân chủ và tôn trọng nhân quyền, đồng thời sẵn sàng đón nhận các ý tưởng hợp tác cũng như các ý kiến phê bình để nâng cao hơn nữa chất lượng của các hoạt động nhân quyền tại Việt Nam.
Các tổ chức tham gia chiến dịch: Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hiệp hội Đoàn kết Công nông Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí tương thân, No-U FC Hà Nội, No-U FC Sài Gòn, Phật giáo Hòa Hảo Miền Tây (Nam Việt Nam), Phong trào Con đường Việt Nam và VOICE.