Trưởng phái đoàn Trung Quốc tại Shangri-La 2015, Đô đốc Tôn Kiến Quốc trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, TS. Ashton Carter. |
Trung Quốc đang gây
'khó chịu' cho Việt Nam và nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, cũng như cho các cường
quốc có quyền lợi, lợi ích liên quan hoặc có quan tâm ở khu vực vì chính sách
được cho là 'luôn luôn tiến lên từng bước một', theo một nhà quan sát bang giao
quốc tế từ Hoa Kỳ.
Về mặt chiến lược,
Trung Quốc luôn trung thành với quan điểm ổn định vươn ra Biển Đông, khu vực,
trong khi về mặt chiến thuật thì tuy 'mềm dẻo', 'uyển chuyển', nhưng đi từng
bước một cách chắc nịch, vẫn theo ý kiến quan sát này.
Trao đổi với BBC
hôm 31/5/2015, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia quan hệ quốc tế từ Đại học
George Mason bình luận về chiến thuật này cũng như thủ thuật 'tách bó đũa ra
từng chiếc của Bắc Kinh' trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, không riêng ở
Diễn đàn An ninh Khu vực - Đối thoại Shangri-La 2015, vừa bế mạc tại Singapore.
Về phương diện thi hành, thì nó (chính sách Biển Đông
của Trung Quốc) rất có tính cách cơ hội và rất là uyển chuyển, rất là mềm dẻo,
nhưng vấn đề chính là luôn luôn tiến lên từng bước mộtGiáo sư Nguyễn Mạnh Hùng,
Hoa Kỳ
Ông nói:
"Chính sách đó chắc chắn là tiếp tục rồi bởi vì đó là điều rất thuận lợi
cho Trung Quốc và điều Trung Quốc phải làm. Tôi nghĩ là họ cứ tiếp tục. Nhưng
mà ta nên nhớ chính sách của Trung Quốc về phương diện lâu dài thì rất ổn cố,
nó nhắm vào một kết quả rõ rệt.
"Nhưng về
phương diện thi hành, thì nó rất có tính cách cơ hội và rất là uyển chuyển, rất
là mềm dẻo, nhưng vấn đề chính là luôn luôn tiến lên từng bước một. Cái mà
người ta gọi là xung đột cường độ thấp (low intensity of conflict), là xung đột
nhưng mà đủ thấp để người ta không đưa (gây) ra chiến tranh hoặc (dẫn tới) sự
can thiệp, phản ứng bắt buộc của các nước lớn.
"Mà nó lại làm
rất khó chịu, mà... ngày càng thực hiện được những bước tiến dần dần, tuần tự
của Trung Quốc để đạt được mục tiêu tối hậu của mình."
'Độc
chiếm Biển Đông'
Cũng hôm 31/5, từ
Hà Nội, một nhà quan sát khác, ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên
cứu Minh Triết Việt Nam, nói với BBC mục tiêu số một của Trung Quốc ở khu vực
vẫn là 'độc chiếm' Biển Đông.
Bình luận về
Shangri-La 2015 vừa bế mạc ngay trước ngưỡng cửa chuyến thăm Việt Nam của Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Ashton Carter, vào đầu tuần sau, nhà nghiên cứu nói:
"Mục tiêu
trước sau như một của Trung Quốc vẫn là độc chiếm Biển Đông"
Nhà phân tích này
cho rằng Việt Nam không nên có thái độ 'tọa sơn quan hổ đấu', xem như cuộc
'đụng độ' được cho là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một xung đột giữa các đại
cường và mình thì 'đứng ở ngoài' vì theo ông 'các lợi ích của Việt Nam' đã đang
bị đe dọa.
Nhận xét về việc
Hoa Kỳ sắp hậu thuẫn Asean và Việt Nam để củng cố năng lực quốc phòng trên
biển, cũng như sắp có thể có một 'thỏa thuận đặc biệt' với Việt Nam về mặt hợp
tác 'quân sự', ông Nguyễn Khắc Mai nói:
Đấy (chủ quyền) là vấn đề của chúng ta, mà chúng ta
lại chểnh mảng và thiếu trách nhiệm, cho nên nhân dân không hài lòng về cách
ứng xử của chúng ta hiện nay ở Shangri-LaNhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
"Cá nhân tôi
phân tích thì việc quay lại của Hoa Kỳ lần này khác với việc Hoa Kỳ đưa quân
vào miền Nam Việt Nam ngày trước, nó hoàn toàn khác nhau, tình thế khác nhau,
thực trạng khác nhau, toan tính khác nhau và lợi ích lâu dài cũng khác nhau.
"Hiện nay vấn
đề Biển Đông trở thành vấn đề trực tiếp về mặt lợi ích đối với Hoa Kỳ, cái đó
là rất rõ, cho nên lợi ích ấy trùng khớp với lợi ích bảo vệ Biển Đông và bảo vệ
chủ quyền của chúng ta (Việt Nam), ngăn chặn những thái độ hống hách, vô trách
nhiệm của Trung Quốc, nó khớp với chúng ta, thì đó là cái mà chúng ta phải
thấy."
'Mục
tiêu tiên khởi'
Hôm Chủ Nhật, bình
luận về thái độ được cho là khá 'ít căng thẳng' của đoàn Trung Quốc tại
Shangri-La diễn ra từ ngày 29-31/5/2015, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Hoa Kỳ
nói:
"Tôi thấy là
Mỹ lên tiếng rất mạnh và sự phản ứng của Trung Quốc chính thức ở trong Diễn đàn
đó tương đối không có mạnh, nghĩa là (không) có tính cách đụng độ như trường
hợp năm (Shangri-La) 2010, mà sự đối thoại (khi đó) rất căng thẳng.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hội đàm song phương với trưởng đoàn Trung Quốc tại Shangri-la lần thứ 14. |
"Kỳ này ông ấy
(Trung Quốc) không làm như vậy, có lẽ là bởi vì ông ấy đã đạt được một số mục
tiêu tiên khởi rồi, cho nên không cần thiết phải làm chuyện đó nữa."
Còn bình luận về sự
hiện diện và thể hiện quan điểm của Việt Nam tại Shangri-La lần thứ 14 năm nay,
ông Nguyễn Khắc Mai, người cũng là nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói:
"Kỳ này mình
(Việt Nam) đưa đến một phái đoàn có thể gọi là 'vô tích sự', không dám nói năng
gì, bởi vì ở nhà không cho phép nói năng gì, và ông (phái đoàn Việt Nam) cũng
nói úp úp, mở mở.
"Ông nói rằng
ông rất thẳng thắn với Tổng tham mưu Phó của (Giải phóng quân) Trung Quốc,
nhưng mà thẳng thắn cái gì thì không ai biết, hay là ông ấy thẳng thắn nói rằng
'Chúng tôi (Việt Nam) sẽ ngoan ngoãn theo ý các ông (Trung Quốc)'?
"Đấy (chủ
quyền) là vấn đề của chúng ta, mà chúng ta lại chểnh mảng và thiếu trách nhiệm,
cho nên nhân dân không hài lòng về cách ứng xử của chúng ta hiện nay ở
Shangri-La," ông Nguyễn Khắc Mai nói với BBC.