25 janvier 2016

Tất cả đã được dàn dựng, an bài từ lâu rồi…





25-1-2016
Tất cả đã được dàn dựng, an bài từ lâu rồi mà nhiều người không để ý thôi. Sau cái chết của Thánh Ba thì tất cả các quân cờ của cụ tổng đều bị sạch túi (Thánh Ba giữ báu vật mà chết ko trăng trối được thì kẻ nào giữ báu vật đó là kẻ chiến thắng).
Phúc hói phải quay đầu với anh Ba từ lâu để giữ ghế và tại sao Đặng Văn Thành Sacombank phải rút đi nhường cho Trầm Bê? Rồi đến chủ tịch Hà Văn Thắm bị hốt vì lộ bài là sân sau của anh Sinh Hùng, anh Ngựa quý chết đúng quy trình, anh bầu Kiên đều là sân sau của các CA, QD bị đốn để dọn đường.
Trong khi phía ngược lại con của anh Ba lên ào ào, em vợ làm tướng CA mà bị nhà báo Huy Đức phanh phui cái vụ án Dương Thanh Cường (*) gì đó chả hề hấn gì.
Chó đến đường cùng thì phải cắn càn để thoát thân nên ông Trọng phải cố lên gân dùng quyền tổng bí thư đề ra các luật lệ mới, dùng bài cũ của Nói và Làm (NVL) ép Trần Xuân Bách để chứng tỏ sức mạnh của Đảng. Nhưng thời nay mọi người đã hiểu CNXH là gì và thấm thía sau 40 năm sống với “thiên đàng”, nên đã biết được đâu là đúng đâu là sai, cho nên không đồng ý với cụ tổng.
Cũng không loại trừ một khả năng rất nhỏ, đó là ai đang chĩa súng ép cụ lú diễn cho thật hoàn hảo với 2 mục đích: 1. để thăm dò lòng dân và ý đảng; 2. Nâng cao vở diễn giúp cho anh X thăng chức hoàn hảo …
Lễ cưới phải có người hò hát, đám ma phải có kèn trống khóc la … và dĩ nhiên phần thù lao “bánh quy” chắc sẽ không nhỏ. Giống như phim kiếm hiệp, muốn làm minh chủ phải chịu bầm dập đày đọa khổ sở khi đi học võ để thu phục lòng người… (Từ mấy ngày HNTW đến giờ có vẻ như Lệnh Hồ Xung bị Nhạc bất Quần hãm hại ghét bỏ ko?).
Diều hâu chỉ nhượng bộ diều hâu chứ diều hâu có nhượng bộ bồ câu bao giờ? Sư tử, diều hâu đánh nhau sứt đầu mẻ trán chứ sư tử đâu có ăn thịt lẫn nhau bao giờ đâu.
Trong nền chính trị đóng này, ai thành công, cuối cùng chỉ có dân lãnh đủ…
(*) Nguyên văn: Nguyễn Văn Cường
____

Thủ tướng được đề cử vào Trung ương khóa 12

24-1-2016
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VnEconomy
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VnEconomy
Có một số ủy viên Bộ Chính trị trong những người được giới thiệu bổ sung để bầu vào Trung ương khóa mới…
Trong 62 người được giới thiệu bổ sung để bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá mới tại Đại hội Đảng lần thứ 12, có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Đây là nguồn tin từ ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Hoàng nói, gần 50% trong số những người được giới thiệu bổ sung là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 11, trong đó có một số vị ủy viên Bộ Chính trị. Các ông Lê Thanh Hải (Chỉ đạo Thành ủy Tp.HCM), Phạm Quang Nghị (Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội), Lê Hồng Anh (Thường trực Ban Bí thư Trung ương), Tô Huy Rứa (Trưởng ban Tổ chức Trung ương) cũng được đề cử.
“Ai xin rút thì sẽ xin ý kiến Đại hội”
Cho biết bên lề Đại hội Đảng lần thứ 12, ông Hoàng nói hiện chưa có ai tự ứng cử. “Chỉ có một người đề cử cũng được tổng họp vào danh sách”, ông nói thêm.
Về quy trình tiếp theo, ông Hoàng cho biết Đại hội sẽ xem ý kiến của những người được đề cử, có thể sẽ có người xin rút, sau đó sẽ xin ý kiến Đại hội xem có cho rút hay không, sau đó lập danh sách chính  thức để bỏ phiếu.
“Với những ai xin rút thì Đoàn Chủ tịch sẽ báo cáo xin ý kiến Đại hội”, ông Vũ Ngọc Hoàng nói.
“Tất cả những người xin rút lập thành danh sách và có thể Đại hội sẽ bỏ phiếu kín, có thể là như thế, còn tuỳ thuộc vào điều hành”.
Ngoài 62 vị được đề cử thêm để bầu uỷ viên Trung ương khoá mới, thì có 10 vị được đề cử bổ sung để bầu uỷ viên dự khuyết, một nguồn tin cho biết.
Ông Hoàng cũng nói thêm, với các nhân sự đang là uỷ viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành khoá 11 nhưng không được Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 giới thiệu, giờ được đề cử thêm, nếu Đại hội quyết định vẫn để trong danh sách bầu, thì việc bầu cũng không có áp lực gì, khi bỏ phiếu kín
Theo giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương khoá 11, có 199 ứng viên để bầu 180 uỷ viên Trung ương Đảng khoá 12 chính thức. Và có 22 ứng viên để bầu 20 vị uỷ viên dự khuyết.
Như vậy, số dư để bầu Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 do Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 giới thiệu là 10%.
Đại hội đã quyết định số dư để bầu không quá 30%, vì thế nhân sự ứng cử, để cử bổ sung sẽ không được vượt quá 39 người (để bầu cử uỷ viên chính thức và uỷ viên dự khuyết).

Kết quả công bố sáng 28/1
Chiều nay (24/1), Đoàn Chủ tịch Đại hội nghe các trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) vào Ban Chấp hành Trung ương khoá 12.

Sáng thứ Hai (25/1), Đoàn Chủ tịch sẽ thông báo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 đến các đoàn.

Cũng tại đoàn, đại biểu ghi phiếu xin rút khỏi danh sách đề cử, ứng cử Ban Chấp hành khoá mới (nếu có). Tiếp đó, Đoàn Chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút.

Buổi chiều, tại hội trường, Đoàn Chủ tịch báo cáo với đại hội về việc bầu cử và danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút trước khi đại hội thực hiện quy trình để biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 và tiến hành bầu ban kiểm phiếu.

Đầu giờ sáng 26/1, đại biểu nhận danh sách bầu cử chính thức tại đoàn, ghi phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới tại đoàn. Điều này được một số vị đại biểu nhận xét là hợp lý, có thời gian để đại biểu cân nhắc và tập trung hơn khi ghi phiếu ở hội trường.

9h30 ngày 26/1, đại biểu tiến hành bỏ phiếu tại hội trường và kết quả sẽ được công bố vào cuối chiều cùng ngày.

Cả ngày 27/1, Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 họp hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Kết quả bầu cử các chức danh nói trên sẽ được công bố tại phiên bế mạc Đại hội vào sáng thứ Năm, ngày 28/1