31 janvier 2016

Triều đại thứ II của Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc có thể trở thành “hậu phương” lớn của VN

Phạm Khánh Chương

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Trong hơn cả ngàn năm qua, chưa bao giờ đất nước ta có nhiều trí thức như hôm nay. Tổ Tiên chúng ta cũng không có nhiều kiến thức như chúng ta bây giờ, nhưng Tổ Tiên chúng ta chưa hề chịu khuất phục, chịu nhục với bất cứ kẽ nào xâm hại đến đất nước và dân tộc.
Vì đất nước, vì dân tộc, với truyền thống của cha ông, trí thức, đừng im lặng nữa, đừng thụ động nữa. Hãy hành động.

Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Đại hội XII. Ảnh: TTXVN
Ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Đại hội XII. Ảnh: TTXVN
Bài viết nói về khả năng đổi mới của đảng CSVN; Âm mưu của Trung cộng thống lĩnh nền kinh tế thế giới; Mối quan hệ của đảng CSVN với Trung cộng trong tình hình hiện nay và nguy cơ VN trở thành thuộc địa của Tàu.


Phần I
Đã từ lâu, đâu đó trên các diễn đàn, các blog, đã có những tiếng thì thầm: “Những vấn nạn của đất nước hiện nay như tranh chấp biển đảo với Trung cộng, ngư dân bị bắn. kinh tế lệ thuộc và nhập siêu từ TQ. Người TQ qua VN mua đất đai. làm công trình tại những nơi trọng điểm. Những vấn nạn về kinh tế, nợ xấu, thâm hụt ngân sách,v.v…. Tất cả sẽ biến mất, NẾU, VN chịu trở thành một vùng tự trị của Tàu“.
Nếu đã cùng chung một nước, lại có chung ý thức hệ, không thể có chuyện kinh tế nhập siêu từ vùng này sang vùng khác. Không thể có dân vùng này đi ăn cướp của dân vùng kia và càng không thể có nạn tranh giành đất đai, biển đảo giữa các vùng. Tất cả đều thuộc về của chung.
Tiếng thì thầm, lẽ loi đó hoặc bị phớt lờ hoặc bị phản đối hời hợt vì người ta cho đó là lời nói của những kẽ tâm thần. Không ai thèm quan tâm hay tranh luận với những thằng điên!
Những vấn nạn trên của đất nước đã làm đảng CS khó khăn, lúng túng rất nhiều với nhân dân nhưng đảng vẫn có thể đối phó được. Bằng chứng là từ cuối năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế, XH càng ngày càng tồi tệ, Trung cộng ngày càng lấn át, đảng vẫn bình yên! Không có một nhà nước dân chủ nào có thể trụ được với tình hình đất nước tồi tệ lâu như thế.
Nhưng vấn đề sắp đến mới là vấn đề đảng CS lo lắng vì nó liên hệ đến sự sống còn của đảng. Đó là những điều kiện để VN tham gia TPP (Trans-Pacific Partnership).
Mục đích chính của TPP là thúc đẩy phát triển KT qua việc tự do trao đổi thương mại và giúp đỡ giữa các nước thành viên.
TPP đòi hỏi phải có sự cạnh tranh bình đẳng trong mọi giao dịch. Sự cạnh tranh bình đẳng thể hiện qua việc làm giảm vai trò chi phối của nhà nước trong vận hành KT. Tự do báo chí cũng góp phần tạo ra sự bình đẳng và làm giảm sự can thiệp của nhà nước trong vận hành KT. Bình đẳng thể hiện qua việc nâng cao vai trò KT tư nhân, vai trò độc lập các tổ chức dân sự và nghiệp đoàn tự do.
Những đòi hỏi trên hoàn toàn chống lại những tín lý giáo điều của Nguyễn Phú Trọng. Sức ép lần này đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài!
Trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, Nguyễn Phú Trọng luôn tuyệt đối tin tưởng vào giáo điều của đảng ông ta. Tuyệt đối cho chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng HCM là chân lý không thể thay thế. Tuyệt đối bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, tuyệt đối lấy KT nhà nước làm nền tảng của nền KT, tuyệt đối coi đất đai là sở hữu nhà nước và tuyệt đối cho CNXH là con đường duy nhất mà nhân dân VN phải đi tới..
Có người cho rằng Nguyễn Phú Trọng “cẩn trọng” trong việc thay đổi chỉ vì ông ta là người “tính toán khôn ngoan”, cho rằng Nguyễn Phú Trọng “không thân Trung Quốc” vì “đâu có lợi gì cho ông ta”!
Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu đảng CSVN, không phải bù nhìn. Bào chữa cho thái độ bù nhìn, chuyên “ngậm miệng ăn tiền”của ông ta chỉ là lời bào chữa ngây thơ.
Từ khi ông ta làm Chủ tịch QH năm 2006 đến hết nhiệm kỳ TBT thứ nhất vừa qua và chuẩn bị bước sang nhiệm kỳ thứ hai, có ai nghe Nguyễn Phú Trọng phát biểu câu gì, hay làm điều gì thay đổi có lợi cho tương lai đất nước không? Hoàn toàn không! Ông ta chỉ lên tiếng khi giáo điều của đảng ông ta có nguy cơ bị xâm hại.
Có thể Nguyễn Phú Trọng không thân TQ, nhưng chống TQ thì không, vì chống TQ tức là chống ý thức hệ giáo điều mà ông ta tôn thờ. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy ông ta không và sẽ không bao giờ dám chống lại TQ.
Nhân dân cần một lãnh đạo đất nước có dũng khí “nói và làm” chứ không ai cần một lãnh đạo chỉ nói suông như Nguyễn Tấn Dũng hay chỉ biết “ngậm miệng” khi cần thiết nhưng khăng khăng bảo vệ giáo điều như Nguyễn Phú Trọng.
Từ đây, sau ĐH XII, trong những nghị quyết, những bài diễn văn của lãnh đạo, cán bộ các cấp sẽ tràn ngập những từ ngữ “đổi mới”, “hiện đại” để che đi những ‘tuyệt đối” đó. Nhưng “đổi mới” phải tuyệt đối không được làm mất đi tín lý giáo điều mà Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông ta tin tưởng.
Giáo điều tạo quyền lực, quyền lực tạo ra tiền bạc. Tiền bạc lại tạo ra quyền lực riêng của nó. Đảng CS chiếm hữu tất cả. Bản thân tiền bạc không có gì là xấu, nhưng khi quyền lực do tiền bạc tạo ra, quay ngược lại, lấn lướt, làm giảm sức mạnh của giáo điều thì vấn đề bắt đầu phát sinh.
Quyền lực tiền bạc do giáo điều ban phát làm đảng viên CS ngày càng trở nên tham lam, lãng phí, tài nguyên đất nước bị bóc lột, chia chác, cạn kiệt. XH tha hóa đến mức không chịu đựng nỗi. Nguy cơ phẫn nộ của dân chúng có thể kéo theo sự hũy diệt giáo điều. Vì thế bằng mọi cách, quyền lực của tiền bạc phải bị chặn lại (chứ không tiêu diệt).
Dưới mắt Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông ta, giáo điều CS là tín lý, là tuyệt đối, không thể bị xâm phạm tiêu diệt, chứ không phải lợi ích của đất nước và dân tộc.
Phần II
Trung cộng đang quảng bá cho con đường tơ lụa mới, trong đó con đường trên biển (the Maritime Silk Road) sẽ chạy dọc theo bờ biển VN, qua vịnh Thái Lan tới Phi Châu và đi xa hơn nữa. Con đường tơ lụa này sẽ giúp rất nhiều cho Tập Cận Bình đạt được “Giấc Mơ Trung Hoa” (the China Dream) của ông ta.
H1Con đường tơ lụa mới của TQ. Nguồn ảnh: internet
Nhưng VN với TPP và sự xoay trục của Mỹ có nguy cơ làm tan vỡ giấc mộng lớn của họ Tập, trừ khi VN trở thành 1 thể chế tự trị của TQ. Nếu ngày xưa tổ tiên của Tập Cận Bình thèm muốn VN một, thì ngày nay, với địa chính trị đặc thù của VN, Tập Cận Bình thèm muốn VN gấp ngàn lần.
Từ khi Trung cộng mở cửa đem tiền ra đầu tư nước ngoài, Trung cộng đã lũng đoạn, thao túng những nhà nước độc tài, tham nhũng tại đó để tha hồ vơ vét. Vơ vét tới mức hũy hoại nặng nề tài nguyên và môi trường của 49 nước Phi Châu, Myanmar và, tuy là đồng chí, VN không thể ngoại lệ.
Nhiều cuộc cách mạng đã xãy ra tại các nước đó (gần đây nhất là Myanmar). Nhưng tại VN thì không vì đảng CSVN chia xẽ chung giáo điều với đảng CSTQ (dù không hoàn toàn), đảng sẽ thẳng tay đàn áp để không bao giờ có cách mạnh nhung hay cách mạng màu nào được xãy ra tại VN.
Một đất nước đưọc lãnh đạo bởi một đảng giáo điều và quản lý bởi một nhà nước tham nhũng thì không là mồi ngon của nước này cũng là mồi ngon của nước khác, huống hồ đó là dã tâm của tên Đại Hán!
Cho nên, dù Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Phú Trọng làm TBT cũng vậy.
Gần 10 năm làm Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng khiến đất nước bị kiệt quệ gần như phá sản, môi trường bị tàn phá nặng nề, cho phép TQ thực hiện hàng loạt những công trình trọng điểm chất lượng thấp với giá thành cao. Những tội ác đó, đảng CSVN không thể đứng ngoài vô can.
Nếu Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền, Tập Cận Bình sẽ mua bằng tiền. Năm Cam (?) mà còn biết nói “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”, thì làm gì con cáo già họ Tập không biết?
Còn Nguyễn Phú Trọng? Suốt một thời gian dài là lãnh đạo, Nguyễn Phú Trọng không làm gì để thay đổi dù nhu cầu đất nước rất lớn và thế giới cũng thay đổi rất nhiều. Sự bảo thủ giáo điều của Trọng và đảng CS làm trì trệ và khốn đốn cả một dân tộc.
Trọng làm lãnh đạo, có lẽ họ Tập sẽ đở tốn hơn một chút. Kẽ sống bằng giáo điều thì vật chất xa hoa có thể bị xem là tội lỗi! Chỉ cần ca tụng tín lý của nó, nó sẽ trải thãm rước vào nhà. Và họ Tập đã làm điều đó nhiều lần với triều đại Trọng.
Dù gì, một đất nước bị cai trị bởi giáo điều và quản lý bởi một nhà nước tham nhũng, hay ngược lại, đất nước đó không là mồi ngon của nước này cũng là mồi ngon của nước khác. Và hiện nay, Trung cộng đang thèm muốn VN cho “Giấc Mơ Trung Hoa” của nó hơn bao giờ hết.
Phần III
Trở lại một chút với TPP. Trong trao đổi thương mại, TPP đòi hỏi các nước thành viên tham gia phải ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu trong khối. TPP còn đi xa hơn đòi hỏi các nước thành viên phải có sự minh bạch, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ (trong trao đổi thương mại).
Nếu đáp ứng được những yêu cầu trên, các nước thành viên sẽ hưởng lợi rất nhiều theo tiêu chuẩn quốc tế, không những về mặt KT mà còn về mặt XH. Tuy nhiên, nó đòi hỏi thành viên phải thay đổi cơ cấu quản lý của nhà nước cho phù hợp. TPP còn được xem như một đối trọng với những âm mưu của Trung cộng tại vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Vậy TPP đối trọng lại với những âm mưu gì của Trung cộng?
Đó là Hiệp Ước Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – gọi tắt là RCEP) bao gồm các nước ĐNA trong đó có VN và 6 quốc gia phát triển tại Châu Á như Úc, Nhật, Hàn Quốc, v.v…
Hiệp Ước Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP) không có những tiêu chuẩn khó khăn như TPP, nó chỉ là một hiệp ước nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện trao đổi thương mại giữa các thành viên trong khối.
RCEP nếu thành công, sẽ tạo cơ hội rất tốt cho sự phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng tham vọng của Trung cộng tại Biển Đông khiến các nước thành viên e dè vai trò của Trung cộng trong hiệp ước đó.
Để che đậy âm mưu Biển Đông, Trung cộng đưa thêm miếng mồi nhử KT khác. Đó là (1) đề nghị sử dụng đồng nhân dân tệ (the renminbi hay yuan) trong khu vực và (2) Trung cộng sẽ bỏ ra khoảng 40 tỹ đô la để xây dựng hai con đường tơ lụa mới, một trên đất liền (the Silk Road Economic Belt – SREB) và một trên biển (the Maritime Silk Road – MSR).
Hai con đường tơ lụa (SREB và MSR) này sẽ tạo ra những kênh vận chuyển nhanh với giá rẽ đi khắp thế giới cho tất cả các nước tham gia (Quy Nhơn của VN là một trong những điểm có thể được chọn để xây cảng). Khi đó, các nước nghèo, điều kiện thiếu thốn, có thể được hưởng lợi rất nhiều.
Đồng nhân dân tệ (the renminbi) sẽ tạo điều kiện để dàng cho các nước đang cần nguồn vốn rất lớn đến từ TQ, và nhất là giải quyết sự thiếu hụt ngoại tệ mạnh trong thâm hụt cán cân thương mại thường xuyên giữa các nước với TQ (hầu như tất cả các nước ĐNA đều bị thâm hụt mậu dịch với TQ).
Khó có điều gì chống lại được sự cám dổ của những miếng mồi đó và kiềm chế sức mạnh một khi nó đi vào hoạt động, trừ TPP và vai trò của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương.
Trên bề mặt, những đề nghị của Trung cộng chỉ thuần túy là sự thỏa hiệp về KT nhằm tạo cơ hội cho hội nhập, phát triển KT và không quan tâm đến chuyện nội bộ của mỗi nước. Qua nó, Trung cộng hoàn toàn che dấu dã tâm về Biển Đông và âm mưu từng bước (hay nếu cần, chia với Mỹ) thống trị nền KT thế giới.
Phần IV
TPP là cơ hội lớn để VN “thoát Trung”. “Thoát Trung” là mong ước rất lớn của nhân dân VN yêu nước. “Thoát Trung” là thoát nạn mất nước. Nhưng “mong ước” đó đang gặp trở ngại từ chính giáo điều của đảng CSVN.
TPP là cơ hội để VN hội nhập thế giới thay vì chỉ hội nhập với TQ, trở thành thuộc địa của nó rồi mất hoàn toàn vào tay nó như Tây Tạng, Mông Cổ.
VN là một nước nghèo, lạc hậu, thế mạnh của VN chỉ là nông nghiệp và sức lao động trẻ. Nhưng truyền thống SX nông nghiệp của VN còn lạc hậu, tay nghề yếu và KT tư nhân manh múm, thiếu khả năng cạnh tranh, v.v…. Tất cả những điểm yếu đó có là trở ngại khiến VN không gia nhập được TPP không? Hoàn toàn không. Con nhà nghèo có chí, vẫn có thể học ĐH Harvard được như thường.
Trở ngại lớn nhất của VN là sự trì trệ và bảo thủ của đảng CSVN. QH của đảng CS sẽ họp để biểu quyết việc gia nhập TPP trong thời gian tới. Hãy chờ xem đảng CS sẽ đáp ứng những đòi hỏi cho việc gia nhập TPP như thế nào?
Nhưng gia nhập TPP chưa đủ! Muốn “thoát Trung” cần phải “thoát Cộng” mới đủ.
TPP là hiệp ước thương mại, không phải là hiệp ước liên minh phòng thủ chung. TPP cũng không ngăn cản quyền tự do chính trị của mỗi quốc gia.
Chính sách ngoại giao “ba không” hiện nay của đảng CSVN khiến sự xoay trục của Mỹ không giúp ích cho VN chống ngoại xâm. Vì thế, nếu VN gia nhập TPP, Trung cộng sẽ không cần phải ngăn cản.
Hơn thế nữa, nếu đảng CSVN tự nguyện trở thành khu tự trị của TQ sau khi gia nhập TPP, Trung cộng không những không bị thiệt hại mà còn đưọc lợi (cả hai đảng cùng lợi), đơn cử nhỏ, 80% nguyên liệu nhập từ Tàu, trong định nghĩa có thể phù phép nào đó, là nguyên liệu của VN. Vấn đề nhập siêu và thâm thủng ngân sách hoàn toàn biến mất.
Và xin nhớ, “tự trị” không có nghĩa là “lệ thuộc hoàn toàn”. Nó có thể biểu hiện công khai hoặc ẩn ngầm, dưới hình thức này hay hình thức khác, Hồng Kông là một thí dụ điển hình. Dĩ nhiên, một nhà nước độc tài không cần phải trưng cầu dân ý và cũng không cần cho dân biết về vấn đề đó.
TPP không phải là thuốc tiên trong khi con đường tơ lụa (trên biển – MSR) có thể đem nguồn tiền rất lớn từ TQ đến những công trình bến cảng, sân bay tại VN. Có phải chính vì thế mà Thủ tướng tương lai của VN, Nguyễn Xuân Phúc hứa sẽ cho mỗi tỉnh một sân bay?
Government’s first duty is to protect the people, not run their lives – Ronald Reagan.
Đảng CS dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phú Trọng có thể thay đổi sự cuồng tín giáo điều của nó để mở ra kỷ nguyên dân chủ tại VN không? KHÔNG! “Dân chủ thế này là cùng” là câu nói đầu tiên sau khi được tái cử TBT của Trọng.
Sự cuồng tín giáo điều nguy hiểm tới mức, những tên khũng bố rời bỏ hàng ngũ Al Qaeda hay ISIS vì biết nó sai, nhưng vẫn không thể từ bỏ giáo điều độc hại của nó. Nhìn vào thực tế những đảng viên đấu tranh dân chủ tại VN thì rõ, trong chừng mực nào đó, đó là sự cuồng tín!
Những kẽ cuồng tín khó có thể thay đổi được. Quá khứ là điều mà họ yêu thích chứ không phải hiện tại hay tương lai (Change is not what we expect from religious people. They tend to love the past more than the present or the future –  Richard Rohr).
Tiếng thầm thì, lẽ loi đó cách đây 5 năm bây giờ có nguy cơ được lặp lại. Nhưng nó có thể sẽ không còn thì thầm và lẽ loi nữa vì nó đang được phụ họa bởi những xuyên tạc lịch sữ từ những bài thuyết pháp của “Thích” Chân Quang, từ Trần Nhật Quang, từ một thanh niên đang học ĐH Cần Thơ. Nó đã được Nguyễn Tấn Dũng dọn đường từ lâu, nó được phụ hoạ gợi ý từ một tay tiến sĩ KT trong nước “cần tạo lộ trình” cho việc sử dụng đồng nhân dân tệ tại VN.
Giữa con đường khó khăn trước mắt, phải hy sinh cho dân tộc và con đường “êm ái”, quen thuộc đã được dọn sẵn, đảng CSVN sẽ chọn con đường nào?
Trung cộng đã từng là hậu phương lớn của đảng CSVN trong thời kỳ chống Mỹ, không có gì ngăn cản khi nó lại trở thành hậu phương lớn lần nữa. Nhưng lần này, Trung cộng không chỉ cần sinh mạng người VN, mà cần tất cả!
KẾT
Trong lịch sử VN, không có chế độ chính trị nào tàn phá con người và đất nước như chế độ CSVN hiện nay. Không có một đảng phái chính trị nào có nhiều cơ hội để sửa đổi như đảng CS. Những cơ hội đó đã lần lượt bị khước từ chỉ vì sự cuồng tín giáo điều của nó.
Thế giới thay đổi hàng ngày, nhân loại văn minh tiến bộ hàng ngày, nhưng âm mưu chiếm hữu nước ta của Tàu từ ngàn xưa vẫn còn đó, ngày càng thâm độc hơn.
Để đảng CS thao túng làm đất nước khốn đốn đến tận cùng như hiện nay và còn có nguy cơ mất nước là lỗi của tất cả chúng ta, những người VN. Nhưng lỗi lớn nhất thuộc về những trí thức, nhân sĩ, trong và ngoài nước.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Trong hơn cả ngàn năm qua, chưa bao giờ đất nước ta có nhiều trí thức như hôm nay. Tổ Tiên chúng ta cũng không có nhiều kiến thức như chúng ta bây giờ, nhưng Tổ Tiên chúng ta chưa hề chịu khuất phục, chịu nhục với bất cứ kẽ nào xâm hại đến đất nước và dân tộc.
Vì đất nước, vì dân tộc, với truyền thống của cha ông, trí thức, đừng im lặng nữa, đừng thụ động nữa. Hãy hành động.