Đôi lời: Bài viết này được gửi tới trang Ba Sàm nhưng có nhiều thông tin rất khó kiểm chứng. Xin được đăng lại đây để mọi người cùng đọc và kiểm chứng các thông tin nêu trong bài.
Lời người gửi: Kính gửi admin bài viết của Đỗ Duy Hùng. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã mua một số cơ quan truyền thông để đăng bài ca ngợi, lấp liếm, che đậy tình trạng đang rất xấu của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Dùng truyền thông để “tô hồng” nhằm tham vọng chính trị khi ông Nguyễn Văn Bình đang tìm mọi cách để leo lên ghế Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế tài chính, thậm chí vào Bộ Chính trị với nấc thang quyền lực lớn hơn bất chấp nền kinh tế đang đứng bên bờ vực khủng hoảng và hệ thống ngân hàng đang vỡ nợ hàng loạt! Admin hãy đang tải cho nhân dân được biết !
Đỗ Duy Hùng
25-1-2016
Cuối năm 2015, hàng loạt ngân hàng lớn nhỏ “đua nhau” công bố mức nợ xấu đã được đưa về dưới 3% mà trước đó năm 2012 tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là 17%. Nhìn vào những con số, dư luận rất vui mừng cho ngành ngân hàng và sức mạnh toàn nền kinh tế. Nhưng sự thật có đúng như thế?
Thực tế thì nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng vẫn tăng mạnh khủng khiếp (khoảng 220.000 tỷ đồng). Hiện chỉ tính riêng tổng nợ xấu của 5 ngân hàng thương mại lớn vào khoảng 42.520 tỷ đồng, tăng 7,15% so với đầu năm 2015.
Cụ thể, nợ xấu của BIDV tăng tới 32,3% trên 11.925 tỷ đồng so với đầu năm 2015. Nợ có khả năng mất vốn tăng 72,4% khoảng 5.631 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khoảng 541.688 tỷ đồng, tăng gần 23,4% so với đầu năm 2015.
Hiện nợ xấu của Vietcombank là 7.141 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn lến tới 4.938 tỷ đồng, tăng 38,3% so với đầu năm 2015. Dư nợ cho vay của Vietinbank khoảng 499.582 tỷđồng tăng 13,6% so với đầu năm 2015.
Nợ xấu của VPBank tăng 58%, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 203% lên 1.563 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khoảng 107.044 tỷ đồng, tăng 36,6% so với đầu năm 2015.
Vậy những số liệu tỷ lệ nợ xấu “đẹp như mơ” vừa được các ngân hàng công bố từ đâu mà ra khi thực tế ngành ngân hàng đang vỡ nợ gây ra những cơn sóng thần phá tan toàn bộ nền kinh tế?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đang làm gì?
Các chuyên gia và nhân dân đang rất hoang mang về tình trạng nợ xấu ngân hàng ở mức độ đặc biệt nguy hiểm, khi nợ xấu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Thậm chí ĐBQH Trần Du Lịch còn ví von nợ xấu ngân hàng giống như “cục máu đông” của nền kinh tế, nếu không giải quyết được có thế gây “đột tử”. Trước áp lực dư luận và yêu cầu của Chính phủ phải đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào cuối năm 2015, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã “ép” các ngân hàng bán nợ cho VAMC. Đồng thời, tăng mạnh tổng dư nợ cho vay. Thực chất đây chỉ là thủ đoạn gian dối, lấp liếm trên sổ sách, thực tế số nợ xấu vẫn tồn tại, thậm chí tăng cao khi các ngân hàng “tô hồng” tỷ lệ nợ.
Được biết, đến giữa năm 2015, các ngân hàng đã bán lại cho VAMC 158.000 tỷ đồng nợ xấu. Sau khi “làm sạch sổ sách” bằng cách chuyến nợ cho VAMC, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố đã đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Thế nhưng, ngay sau đó Tổng giám đốc VAMC lại cho biết, số nợ xấu được mua về giải quyết được rất nhỏ. Làm lộ ra việc bán nợ cho VAMC chỉ là động tác “chuyển nợ xấu từ túi nọ sang túi kia”. Còn cái cục nợ kia thì không biết đến bao giờ mới giải quyết.
Về hoạt động của VAMC, ta có thể hiểu: Giả sử bạn cho người hàng xóm vay 1000 tỷ đồng, quá hạn mà người này vẫn không trả được nợ, thế là thành nợ xấu. Bạn phải nhờ dịch vụ đòi nợ thuê (ở đây là VAMC) với chi phí đến 500 tỷ đồng, còn hơn không đòi được đồng nào. Tuy nhiên, công ty đòi nợ thuê này lại hoạt động “chẳng giống ai” khi mua nợ bằng mệnh giá (tức là mua đúng 1000 tỷ), nhưng không trả bằng tiền mặt mà trả bằng tờ giấy nhận nợ (trái phiếu). Sau đó bạn phải đem tờ trái phiếu này đưa cho NHNN như một dạng cầm cố, lúc đó NHNN mới đưa lại một số tiền (gọi là tái cấp vốn) nhưng không bằng mệnh giá trái phiếu mà nhỏ hơn (chỉ còn 400 tỷ).
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình dùng “chiêu thức” tái cấp vốn, lại phải tung ra thị trường một lượng tiền lớn, gây lạm phát cho nền kinh tế. Thậm chí ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình còn phạm sai lầm nghiêm trọng khi cho các ngân hàng (có nợ xấu bán cho VAMC) được tiếp tục vay vốn của TCTD. Với trường hợp ông hàng xóm yếu kém trên, lẽ ra phải liệt vào dạng đặc biệt, bắt chịu một phần trách nhiệm nay lại cho ông ta vay tiếp, thế là nợ xấu lại đẻ ra nợ xấu tiếp.
Theo các chuyên gia thì việc mua bán nợ xấu với VAMC chả khác nào “trò trẻ con” bởi không phải cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa. Vì sau 5 năm nếu VAMC không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng thương mại phải lấy lại món nợ đó và “ôm” số nợ này.Điều này đã dẫn đến tình trạng các ngân hàng “ém” nợ xấu xuống dưới tỷ lệ 3% để đánh lừa dư luận vì đằng nào sau 5 năm nếu không xử lý hết họ vẫn phải “ôm” lại những món nợ này.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF từng cảnh báo các ngân hàng trung ương không nên đảm nhiệm những công việc lẽ ra thuộc bên các ngân hàng thương mại vì làm thế sẽ gây áp lực lên lạm phát, đi ngược lại vai trò chủ yếu của một ngân hàng trung ương. Thế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thống đốc Nguyễn Văn Bình lãnh đạo lại có kiểu xử lý nợ “trái ngang” như thế.
Để lấp liếm tình trạng vỡ nợ của ngành ngân hàng thua lỗ, ông Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã cố giữ không cho ngân hàng nào ở Việt Nam bị phá sản với lý do ngụy biện là nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Nhưng thực chất NHNN đã bở rơi “quyền lợi của người gửi tiền” khi mua ba ngân hàng với giá 0 đồng và tiến hành sáp nhập hàng loạt các ngân hàng vào với nhau.
Thế thì, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình lấy tiền ở đâu để mua lại, giải cứu, tái cấp vốn cho các NHTM yếu kém ? lấy tiền đâu để nộp ngân sách nhà nước hàng năm khi “mớ” nợ xấu khổng lồ đó đang chuẩn bị vỡ toạc ra?. Đó chính là tiền gửi của người dân!
TS. Nguyễn Tú Anh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ho rằng, cách xử lý nợ xấu như hiện nay không đúng bản chất, mà chỉ đặt nợ xấu sang một bên, đặc biệt là hiện tại cả người gửi tiền và người vay tiền đều đang phải gánh nợ xấu của ngân hàng.
Chi phí để khắc phục nợ xấu này vẫn phải đè vào ngân hàng. Và chi phí này thì cả người gửi tiền và người vay tiền đều phải gánh chịu. Vì thực tế, người đi vay phải chịu mức lãi suất cao hơn, và lãi suất tiền gửi thấp.
Với số tiền bỏ ra rất lớn để cứu các ngân hàng yếu kém rõ ràng là gánh nặng làm trì trệ sự phát triển kinh tế của đất nước, vì mất đi một nguồn lực rất lớn không đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hệ quả là vô cùng lớn, nhưng tại sao Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vẫn cố “cứu” những ngân hàng yếu kém? Bởi vì lợi ích nhóm! Chính “sự chống lưng” của ông Nguyễn Văn Bình này mới có những cú làm ăn, mua bán vô tội vạ của lãnh đạo ngành ngân hàng (trên tiền gửi của người dân) dẫn tới hàng loạt vụ án lớn gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng đã xảy ra thời gian vừa qua, để lại hệ quả vô cùng lớn cho nền kinh tế đất nước.
Được biết, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã mua một số cơ quan truyền thông để đăng bài ca ngợi, lấp liếm, che đậy tình trạng đang rất xấu của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Dùng truyền thông để “tô hồng” nhằm tham vọng chính trị khi ông Nguyễn Văn Bình đang tìm mọi cách để leo lên ghế Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế tài chính, thậm chí vào Bộ Chính trị với nấc thang quyền lực lớn hơn bất chấp nền kinh tế đang đứng bên bờ vực khủng hoảng và hệ thống ngân hàng đang vỡ nợ hàng loạt!
___
Mời xem lại: Hai thành viên HĐQT Ngân hàng BIDV và 4 trưởng phó phòng các bộ phận MHB bị bắt(GKĐH12/ BS).
Nguồn : ABS