11 janvier 2016

Khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 14


Sáng nay (11/1), Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo chương trình, Hội nghị lần này sẽ bàn về các nội dung: Thảo luận, thông qua chủ trương ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII; thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XII.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, với nội dung chương trình trên đây, Hội nghị Trung ương lần này thời gian họp không dài, nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nhấn mạnh chúng ta đang bàn và quyết định những phần việc còn lại để tiếp tục chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, đất nước, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thành tốt nội dung, chương trình đã đề ra.
Theo chương trình, Hội nghị sẽ diễn ra từ 11-13/1/2016

Hội nghị Trung ương 14: Tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự


Tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII là một trong những nội dung lớn được Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xem xét, quyết định.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị Trung ương 12 và Hội nghị Trung ương 13 (khóa XI), Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định những nội dung quan trọng của công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, bao gồm việc đề cử các đồng chí mới tham gia lần đầu (cả chính thức và dự khuyết); đề cử các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI tái cử khóa XII và đề cử nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII.

Đồng thời, tại Hội nghị Trung ương 13, các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI đã viết phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi ứng cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.

Sau Hội nghị Trung ương 1
3, trên cơ sở kết quả giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương, ý kiến giới thiệu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ và thống nhất giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII bao gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi và trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII.

Tiếp thu ý kiến của Trung ương tại Hội nghị Trung ương 13, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng đã nghiên cứu, xem xét, cân nhắc và đề nghị giới thiệu thêm một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu Tờ trình của Bộ Chính trị một cách kỹ lưỡng, thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh Báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình Đại hội XII, đồng thời xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XII.

Tại Hội nghị lần này, căn cứ Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị trình Trung ương dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương cho ý kiến, thông qua để Đại hội XII của Đảng xem xét, quyết định


Đảng xem xét trường hợp ‘đặc biệt’



Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến một trường hợp 'đặc biệt' tái cử


.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến trường hợp 'đặc biệt' tái cử tại Hội nghị Trung ương 14 để 'hoàn thiện công tác nhân sự' trước Đại hội 12.
Hôm 11/1, website Chính phủ đưa tin Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 khai mạc tại Hà Nội, dự kiến kết thúc ngày 13/1.
“Hội nghị sẽ thảo luận, thông qua chủ trương ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); tiếp tục hoàn thiện công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 12 và chuẩn bị nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa 12; thông qua dự kiến danh sách Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu của Đại hội 12”, website Chính phủ tường thuật.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được website này dẫn lời cho biết: “Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng đã nghiên cứu, xem xét, cân nhắc và đề nghị giới thiệu thêm một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII."
Trong khi đó Giáo sư Carl Thayer nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm bình luận rằng ông Nguyễn Tấn Dũng, người đã ngồi ghế thủ tướng hai nhiệm kỳ và hơn 65 tuổi, là mộtứng viên nặng ký cho ghế tổng bí thư và rằng nếu ông giành chiến thắng, điều này "chưa từng có trong tiền lệ".
"Từ trước đến nay, chính trường Việt Nam chưa có trường hợp nào như Vladimir Putin, người từng làm thủ tướng rồi sau đó thành tổng thống.
Giáo sư Thayer nhận xét nếu ông Dũng trở thành Tổng Bí thư đảng thì sẽ có thương lượng gay gắt về quyền lực ở các vị trí cấp cao nhất.
"Cuộc đua chủ chốt sẽ là ghế thủ tướng tới và liệu người ngồi ghế đó có phải là đàn em của ông Dũng hay không," ông Thayer viết.