Ở Việt Nam, bảo thủ, chủ quan đã và đang trở thành căn bịnh mãn tính. Bảo thủ, chủ quan là chứng tật xấu của những con người tự cao, tự mãn, luôn xem mình hơn thiên hạ, ra mặt dạy đời. Bảo thủ, chủ quan biểu hiện ở nhiều lĩnh vực, bài nầy người viết chỉ nói ỏ khía cạnh nhỏ là phát âm sai.
Sau
1975, Việt Nam thống nhứt đất nước theo kiểu áp đặt tất cả những gì vốn có ở
miền Bắc lên miền Nam, kể cả lấy phát âm tiếng Việt giọng Hà Nội làm chuẩn cho
cả nước.
Chính
từ đó, ở miền Nam liên tiếp nổ ra những cuộc hội thảo với tính chất “xé rào”
mang sắc thái “chống Bắc kỳ hóa”.
Năm
1980, tại hội trường Ba Đình, Tùng tôi bạo miệng phát biểu thật như đùa về phát
âm: “miền Bắc đầu tổ quốc phát âm sai chữ đầu; miền Trung
giữa tổ quốc phát âm sai chự giữa; miền Nam cuối tổ quốc phát âm sai chữ chót”.
Để góp phần chuẩn hóa Tiếng Việt, nơi nào sai nấy sửa, không bảo thủ,
không áp đặt”.
Với
vẻ không hài lòng, ông Tố Hữu, trưởng Ban Tuyên Huấn TW, đề nghị Tùng tôi lý giải
về những gì tôi vừa nói.
Lê Tư Lành – bút danh Tố Hữu |
Đúng
là “thần khẩu hại xác phàm”, tôi phải cố dẫn giải để chứng minh mới mong
tồn tại:
-
Miền Bắc đầu Tổ quốc phát âm sai chữ đầu:
không phát được TR và S : trăn trở phát
chăn chở ; sự
thật phát xự thật, đó là chưa nói đôi khi lẫn
lộn L và N
(nờ trên nờ dưới).
Thử
cảm nhận “hương vị” câu nói: “Phong chào đấu chanh
chính chị”
-
Miền Trung giữa Tổ quốc phát âm sai chữ giữa:
Cây sậy nói cây sợi;
quê cha nói
quê choa; cái
cửa nói
cái cựa .v.v...
Chuyên
thật như đùa: Ông thầy miền Trung dạy học trò: “môn là cựa”. Học
trò nói môn là cựa. Thầy tức quá thét lớn môn là cựa. Học trò lập
lại: môn là cựa. Thầy bực quá nói: cựa ông cựa cha mầy cứ cựa cựa
mãi! - Môn là Cửa nhưng thầy đâu nói
được tiếng Cửa, cứ cùng trò Cựa mãi
như thế!.
-
Miền Nam cuối Tổ quốc phát âm sai chữ chót: cục đất
cụt chân;
run rẫy, rung
rinh… cũng phát như nhau dễ nhầm lẫn?
Không
ngờ với những “phát súng” mang tính chất “chống càn” ấy giúp tôi rút lui an
toàn.
Cho
đến giờ nầy, ở miền Bắc giữ từ dân đến quan, kể cả những người có học hàm
học vị, đều khư khư giữ cách phát âm “truyền thống”. Ở miền Trung cố điều
chỉnh, nhưng lại rơi vào tình trạng nói tiếng Việt không dấu nghe lơ lớ rất khó
hiểu. Ở Miền Nam, nhứt là lớp trẻ, đang cố gắng khắc phục nhược điểm (xem/nghe
đài truyền hình các địa phương MN sẽ rõ). Dường như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
thị Kim Ngân đang cố chuẩn hóa cách phát âm tiềng Việt cho mình? – Bà nói chậm,
chuẩn.
Qua
theo dõi, được biết, những năm tháng gần đây, người dân miền Nam không mấy
thích giọng và cách phát âm miền Bắc, bởi: Cán bộ luôn tỏ ra là người liêm
chính, vạn sự thông, dạy đời, nói và làm không đi đôi..v.v… Còn phát thanh
viên, phóng viên, tường thuật viên… phát âm thiếu tính thuyết phục, cứ trân mình,
nín mũi, ém giọng nổ la-phan, khiến người nghe phải suy đoán, cố lắm hiểu được
khoảng 2/3 nội dung là cùng . Chính từ đó, những buổi phát thanh thời sự của
các đài VTV rất ít người xem. Có lẽ vì vậy, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Thành ủy thành Hồ nói với dân Thủ Thiêm: “Tuy
tôi nói giọng Bắc nhưng tôi là dân Nam bộ, nói là làm đấy”.
Cán
bộ đảng viên tham những lan tràn, phát âm tiếng Việt tùy tiện không chuẩn mực…
Thế mà Tổng Chủ Trọng luôn kêu gọi chống “tự diễn biến” “tự chuyển hóa”, vô
hình trung, Ông cố duy trì nguyên trạng tham nhũng và phát âm… sai? - không
khéo, người ta sẽ liệt Ông vào hạng “chúa bảo thủ-chủ quan”.
10/12/2018
T.T
"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt!!!"
Tố
Hữu |
Mấy tuần qua, dư luận xã hội phê phán về việc xây khu
tưởng niệm Tố Hữu. Tiện đây, Thiện Tùng giới thiệu bài thơ của nhà thơ Huỳnh
Quang Nam viết về nhà thơ Tố Hữu (thời ông Hữu ngồi vào ghế phó Chủ tịch Hội
đồng Bộ trường). Bài thơ có tựa đề “Đoạn cuối đời nhà
thơ quê tôi”:
Quê
tôi có một nhà thơ
Một
nhà thơ nổi tiếng
Anh
đã đi khắp nơi
Đã
sống qua thời gian khổ
Phẩm
chất tuyệt vời
Thơ
anh ai cũng thuộc
Anh
là tấm gương cho chúng tôi soi
Phần
cuối đời anh về lại quê hương
Chúng
tôi vui mừng, đón anh như người ruột thịt
Ai
cũng tưởng anh đem lại cho đời
Những
tác phẩm hay, những kinh nghiệm sống
Nhưng
anh bận đi tìm chỗ đứng
Tìm
chỗ ngồi cho danh vị một nhà thơ
Và
tóc anh mỗi ngày bạc thêm ra
Không
phải vì những câu thơ tuyệt tác
Mà
vì lo toan hưởng thụ cuối đời
Nhà
thơ đáng kính của quê tôi
Phần
cuối đời anh toại nguyện
Nhưng
chúng tôi đã mất anh rồi
Mất
anh vĩnh viễn
Bỡi
chỗ anh ngồi quá xa lạ với chúng tôi.
Huỳnh
Quang Nam
(Đăng bởi Báo Văn Nghệ TW 26/04/1986)