Nguyễn Đình Cống
Chương 4- NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ VÀ CÁC BƯỚC
NGOẶT
THẾ GIỚI DO DỊCH HẠCH GÂY RA
Vào khoảng năm 1346, bệnh dịch hạch giết chết khoảng nửa số dân ở
những nơi nó tràn qua, từ vùng Địa Trung hải, đến Bắc Phi, Pháp và Anh. Thế
nhưng thảm họa dịch hạch cũng đã có một tác động biến đổi về mặt xã hội, kinh
tế, và chính trị lên Âu châu trung cổ.
Vào thế kỷ thứ 14, châu Âu đã có một trật tự phong kiến Các nông
dân, bởi vì địa vị “nô lệ” của họ, đã được gọi là các nông nô, bị gắn liền với
đất, không có khả năng di chuyển đi nơi khác. Ðó đã là một hệ thống mang tính
chiếm đoạt hết sức cao, với của cải chảy từ nhiều nông dân lên phía trên cho ít
chúa đất.
Sự khan hiếm lao động nghiêm trọng do dịch hạch gây ra đã làm rung
chuyển nền tảng của trật tự phong kiến. Nó đã khuyến khích các nông dân đòi
thay đổi. Nông dân đã đòi giảm nhiều loại tiền phạt và việc làm không được trả
công. Họ đã nhận được cái họ muốn,
Các nông dân đã bắt đầu giải phóng mình khỏi lao dịch bắt buộc và
nhiều nghĩa vụ với các chúa đất của họ. Chính phủ đã thử chấm dứt việc này và,
vào năm 1351, đã thông qua Ðạo luật [về Những người] Lao động (Statute of
Laborers). Nỗ lực của nhà nước Anh để ngăn những sự thay đổi đã không có hiệu
lực. Dịch vụ lao động phong kiến teo dần đi, một thị trường lao động dung hợp
đã bắt đầu nổi lên ở nước Anh, và tiền công tăng lên.
Các tác động trở nên đặc biệt rõ sau năm 1500, khi Tây
Âu bắt đầu cần đến những hàng hóa nông nghiệp được sản xuất ở Ðông Âu như lúa
mỳ, lúa mạch và gia súc. Khi nhu cầu của Tây Âu tăng, các chúa đất Ðông Âu đã
siết chặt thêm sự kiểm soát của họ đối với lực lượng lao động để mở rộng cung.
Nó đã được gọi là Chế độ Nông nô Thứ hai, khác biệt và hà khắc hơn dạng gốc của
nó ở đầu Thời Trung Cổ. Các nông nô phải chịu các quy định này đã chiếm 90 phần
trăm dân số nông thôn thời đó.
Tai họa dịch hạch là một thí dụ sinh động về bước ngoặt
[critical juncture], một sự kiện lớn hay sự hợp lưu của những yếu tố phá vỡ sự
cân bằng kinh tế hay chính trị hiện tồn trong xã hội. Một bước ngoặt là một con
dao hai lưỡi mà có thể gây ra một sự rẽ đột ngột trong quỹ đạo của một quốc
gia. Một mặt nó có thể mở đường cho sự phá vỡ chu trình của những thể chế chiếm
đoạt và cho phép những thể chế dung hợp hơn nổi lên, như ở nước Anh. Hoặc nó có
thể tăng cường sự nổi lên của những thể chếchiếm đoạt, như trường hợp của Chế
độ Nông nô Thứ hai ở Ðông Âu.
Việc hiểu lịch sử và các bước ngoặt định hình thế nào
con đường của các thể chế kinh tế và chính trị cho phép chúng ta có một lý
thuyết đầy đủ hơn về nguồn gốc của những sự khác biệt về sự nghèo khó và thịnh
vượng. Ngoài ra, nó cho phép chúng ta giải thích tình hình hiện nay và vì sao
một số quốc gia chuyển đổi sang các thể chế kinh tế và chính trị dung hợp trong
khi các quốc gia khác lại không.
TẠO RA CÁC THỂ CHẾ DUNG HỢP
Nước Anh đã là độc
nhất giữa các quốc gia khi nó có sự đột phá sang tăng trưởng kinh tế bền vững
trong thế kỷ mười bảy. Những thay đổi kinh tế lớn đã theo sau một cuộc cách mạng
chính trị mà đã mang lại một tập khác biệt của các thể chế kinh tế và chính trị,
mang tính dung hợp hơn rất nhiều so với các thể chế của xã hội trước. Cách
mạng Vinh quang (1688) đã hạn chế quyền lực của nhà vua và hành pháp, và đã
chuyển quyền lực cho Quốc hội để quyết định về các thể chế kinh tế. Ðồng thời
nó đã mở hệ thống chính trị cho phần bao quát tiêu biểu của xã hội, những người
đã có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách nhà nước hoạt động. Cách mạng Vinh quang
đã là nền tảng cho việc tạo ra một xã hội đa nguyên, và nó đã được xây dựng
trên và làm tăng tốc một quá trình tập trung hóa chính trị. Nó đã tạo ra tập
hợp đầu tiên của các thể chế chính trị dung hợp của thế giới. Những tiến bộ
công nghệ, khát vọng của các doanh nghiệp để mở rộng và đầu tư, và việc sử dụng
hữu hiệu các kỹ năng và tài năng tất cả đã trở nên có thể bởi các thể chế kinh
tế dung hợp mà nước Anh đã phát triển.
Nước Anh đã phát triển các thể chế chính trị dung hợp này bởi vì
hai yếu tố. Thứ nhất đã là các thể chế chính trị, kể cả một nhà nước được tập
trung hóa, mà đã cho phép nó tiến hành bước triệt để tiếp theo với sự ập tới
của Cách mạng Vinh quang. Quan trọng hơn là yếu tố thứ hai. Các sự kiện dẫn tới
Cách mạng Vinh quang đã rèn đúc một liên minh rộng và hùng mạnh có khả năng đặt
các ràng buộc lâu bền lên quyền lực của chế độ quân chủ và hành pháp, mà đã
buộc phải mở cho các đòi hỏi của liên minh này. Việc này đặt nền móng cho các
thể chế chính trị đa nguyên, mà rồi đã cho phép phát triển các thể chế kinh tế
mà sẽ làm nòng cốt cho Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất.
NHỮNG KHÁC BIỆT NHỎ MÀ
QUAN TRỌNG
Bất bình đẳng thế giới đã tăng đột ngột đầy kịch tính với Cách mạng Công nghiệp Anh. Các
thể chế chính trị Anh đã trên con đường của chúng đến chủ nghĩa đa nguyên lớn
hơn rất nhiều vào năm 1688, so với các thể chế ở Pháp và Tây Ban Nha. Các con đường phân kỳ của các xã hội Anh, Pháp, và Tây Ban Nha
trong thế kỷ mười bảy minh họa tầm quan trọng của sự tác động qua lại của những
sự khác biệt nhỏ về thể chế và các bước ngoặt [critical junctures.
Trong thời gian bước ngoặt, một sự kiện
lớn hay sự hợp lưu của các yếu tố phá vỡ sự cân bằng hiện tồn của quyền lực
chính trị hay kinh tế trong một quốc gia. Những cái này có thể ảnh hưởng đến chỉ
một quốc gia duy nhất, thí dụ như cái chết của Mao Trạch Ðông năm 1976. Tuy vậy,
thường các bước ngoặt ảnh hưởng đến toàn bộ một tập các xã hội, theo cách mà,
thí dụ, sự thuộc địa hóa và sau đó là sự phi thuộc địa hóa đã ảnh hưởng đến phần lớn địa cầu.
Khi một bước ngoặt xảy ra,
những thay đổi nhỏ mà quan trọng là những khác biệt thể chế ban đầu mà chúng khởi
động những sự đáp lại rất khác nhau. Ðấy là lý do vì sao những khác biệt thể chế
tương đối nhỏ ở Anh, Pháp, và Tây Ban Nha đã dẫn đến những con đường phát triển
khác nhau một cách cơ bản.
Nhưng đâu là nơi đầu tiên mà những khác biệt nhỏ về
thể chế này xuất hiện và khởi động quá trình phân kỳ? Vì sao Ðông Âu đã có các
thể chế chính trị và kinh tế khác với Tây Âu trong thế kỷ mười bốn? Vì sao sự
cân bằng quyền lực giữa Quốc vương và Quốc hội ở Anh lại khác Pháp và Tây Ban
Nha? Như chúng ta sẽ thấy trong chương tiếp theo, ngay cả các xã hội ít phức
tạp hơn xã hội hiện đại của chúng ta rất nhiều cũng tạo ra các thể chế chính
trị và kinh tế mà có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của các thành viên
của nó.
Các hình mẫu phân kỳ phong phú về phát triển kinh tế
xung quanh thế giới phụ thuộc vào sự tác động qua lại của các bước ngoặt và sự
trôi dạt thể chế. Cái Chết Ðen và sự mở rộng thương mại thế giới sau 1600 đã là
hai bước ngoặt lớn cho các cường quốc Âu châu và đã tương tác với các thể chế
ban đầu khác nhau để tạo ra một sự phân kỳ lớn.
CON ĐƯỜNG TÙY THUỘC CỦA LỊCH SỬ
Những kết quả của các sự
kiện trong các bước ngoặt được định hình bởi sức nặng của lịch sử. Năm 1588 chẳng
ai đã có thể thấy trước các hệ quả của chiến thắng may mắn của Anh đánh bại hạm
đội hùng hậu của Tây Ban Nha. Chắc không ai
hiểu được rằng việc này sẽ gây ra một bước ngoặt dẫn đến một cách mạng
chính trị lớn một thế kỷ sau.
Các bước ngoặt cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn
theo hướng các thể chế chiếm đoạt hơn là theo hướng xa khỏi chúng. Cộng hòa
Venice, như chúng ta sẽ thấy ở chương 6, đã tiến hành những bước dài quan trọng theo hướng
các thể chế chính trị và kinh tế dung hợp trong thời trung cổ. Nhưng trong khi
các thể chế như vậy dần dần trở nên mạnh hơn ở nước Anh sau Cách mạng Vinh
quang năm 1688, thì ở Venice cuối cùng chúng đã biến mình thành các thể chế
chiếm đoạt dưới sự kiểm soát của một elite hẹp mà đã độc quyền hóa cả các cơ
hội kinh tế lẫn quyền lực chính trị.
HIỂU ĐỊA HÌNH ĐỊA THẾ
Sự nổi lên của một nền kinh tế thị trường dựa trên các
thể chế dung hợp và sự tăng trưởng kinh tế bền vững ở nước Anh thế kỷ mười tám
đã truyền đi các gợn sóng lăn tăn quanh thế giới. Một số phần của thế giới đã
phát triển các thể chế rất gần các thể chế ở nước Anh. Tây Âu, trải qua nhiều
quá trình lịch sử như nhau, đã có các thể chế giống của Anh vào thời Cách mạng
Công nghiệp. Phần còn lại của thế giới đã đi theo các quỹ đạo thể chế khác
nhau.
Châu Phi là phần của thế giới với các thể chế ít có
khả năng nhất để tận dụng các cơ hội do Cách mạng Công nghiệp tạo ra. Ở phần
lớn châu Phi các khoản lợi nhuận đáng kể là từ bán nô lệ
Tiến trình phát triển thể
chế mà Nhật Bản đã vạch ra trong thế kỷ thứ mười chín lần nữa lại minh họa sự
tương tác giữa các bước ngoặt và những khác biệt nhỏ do trôi dạt thể chế gây
ra.
Chúng ta đã thấy, rằng các lý thuyết đựa vào địa lý,
văn hóa, và sự dốt nát đều không hữu ích cho việc giải thích địa hình địa thế
[tình hình] xung quanh chúng ta,
rằng
quá trình phân kỳ kinh tế đã bắt đầu với Cách mạng Công nghiệp ở nước Anh trong
các thế kỷ thứ mười tám và mười chín, rồi sau đó lan ra Tây Âu; sự phân kỳ dai
dẳng giữa các phần khác nhau của châu Mỹ; sự nghèo khó của châu Phi và Trung
Ðông; sự phân kỳ giữa Ðông và Tây Âu; và những sự chuyển đổi từ đình trệ sang
tăng trưởng và đôi khi sự chấm dứt đột ngột của những cú thúc tăng trưởng.
Chúng ta sẽ thấy bằng cách nào và vì sao các bước quyết định theo
hướng các thể chế chính trị dung hợp đã được đưa ra trong Cách mạng Vinh quang
ở nước Anh. Chúng ta sẽ xem cụ thể hơn các vấn đề sau đây:
·
Các thể chế bao gồm nổi lên thế
nào từ sự tác động qua lại của bước ngoặt được tạo ra bởi thương mại Ðại Tây
Dương và bản chất của các thể chế Anh tồn tại trước đó.
·
Bằng cách nào các thể chế này tồn
tại dai dẳng và trở nên được củng cố để đặt nền móng cho Cách mạng Công nghiệp,
một phần nhờ vòng thiện, và một phần nhờ những diễn biến may mắn của sự tùy
thuộc ngẫu nhiên.
·
Có bao nhiêu chế độ ngự trị trên
các thể chế chuyên chế và khai thác đã chống lại một cách kiên định sự truyền
bá các công nghệ mới được Cách mạng Công nghiệp mở ra.
·
Bản thân những người Âu châu đã
dập tắt khả năng tăng trưởng kinh tế như thế nào ở nhiều phần của thế giới mà
họ đã chinh phục.
·
Bằng cách nào vòng luẩn quẩn và
quy luật sắt của chính thể đầu sỏ đã tạo ra một xu hướng mạnh mẽ cho các thể
chế khai thác tồn tại dai dẳng, và như thế các vùng đất nơi Cách mạng Công
nghiệp ban đầu đã không lan tới vẫn tương đối nghèo.
·
Vì sao Cách mạng Công nghiệp và
các công nghệ mới khác đã không lan ra hay không chắc sẽ lan đến các nơi xung
quanh thế giới ngày nay những nơi mà một mức độ tối thiểu của sự tập trung của
nhà nước đã không đạt được.
Việc thảo luận của chúng ta sẽ cũng chứng tỏ rằng các vùng nhất
định mà đã tìm được cách để biến đổi các thể chế theo hướng bao gồm hơn, như
Pháp, Nhật Bản, hay đã cản việc thiết lập các thể chế khai thác, như Hoa Kỳ
hoặc Autralia, đã dễ tiếp thu hơn sự lan tỏa của Cách mạng Công nghiệp và đã đi
trước các nước còn lại. Như ở nước Anh, đấy đã không luôn luôn là một quá trình
suôn sẻ, và dọc đường, nhiều thách thức đối với các thể chế bao gồm đã được
khắc phục, đôi khi bởi vì động học của vòng thiện, đôi khi nhờ con đường tùy
thuộc ngẫu nhiên của lịch sử.
Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ thảo luận về sự thất bại của các quốc
gia ngày nay bị ảnh hưởng nặng nề ra sao bởi lịch sử thể chế của họ, và bao
nhiêu lời khuyên chính sách được thông báo bởi các giả thuyết không đúng và có
thể làm cho lạc lối, và bằng cách nào các quốc gia vẫn có khả năng túm lấy các
bước ngoặt và phá vỡ các khuôn đúc, các vòng kim cô để cải cách các thể chế của
họ và bắt đầu bước lên con đường đến sự thịnh vượng lớn hơn.
Chương 5.“TÔI
ÐÃ THẤY TƯƠNG LAI, VÀ NÓ HOẠT ÐỘNG
TÔI ĐÃ THẤY TƯƠNG LAI
Những khác biệt thể chế đóng một vai trò cốt yếu trong giải thích
sự tăng trưởng suốt các thời đại. Nhưng nếu hầu hết các xã hội trong lịch sử
đều dựa vào các thể chế chính trị và kinh tế chiếm đoạt , thì điều này có ngụ ý
rằng tăng trưởng chẳng bao giờ xảy ra? Hiển nhiên không. Các thể chế chiếm đoạt
phải tạo ra của cải sao cho nó có thể được chiếm được.
Nhưng sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt khác
về bản chất với sự tăng trưởng do các thể chế dung hợp sinh ra. Quan trọng
nhất, nó sẽ không là sự tăng trưởng bền vững mà đòi hỏi sự thay đổi công nghệ,
mà đúng hơn là sự tăng trưởng dựa trên các công nghệ hiện tồn. Quỹ đạo kinh tế
của Liên Xô cung cấp một minh họa sinh động.
Năm 1922 CP Hoa Kỳ đã cử một phái đoàn do nhà ngoại
giao trẻ, William Bullitt, dẫn đầu và một trí thức và nhà báo kỳ cựu Lincoln
Steffens đi Moscow để gặp Lenin và cố hiểu ý định của những người Bolshevik.
Steffens đã ở Nga vào thời cách mạng.. Phái đoàn trở về với những nét phác họa
của một đề nghị từ Lenin về chấp nhận gì cho hòa bình với Liên Xô mới được tạo
ra. Steffens đã hết sức ngạc nhiên trước cái ông thấy, như tiềm năng to lớn của chế độ Soviet.
Stffens cho rằng “Nước Nga Soviet,” là một chính phủ
cách mạng với một kế hoạch tiến hóa. Ông nói rằng “Tôi đã thấy tương lai, và nó hoạt động.”
Ngay cho đến đầu các năm 1980, nhiều người phương Tây
vẫn thấy tương lai ở Liên Xô, và họ tiếp tục tin rằng nó hoạt động. Theo một
nghĩa nó đã, hay chí ít nó đã hoạt động một thời gian. Lenin chết năm 1924, và
vào năm 1927 Joseph Stalin đã củng cố sự kìm kẹp của mình trên cả nước. Ông đã
thanh trừng các địch thủ của mình và phát động một đợt vận động để nhanh
chóng công nghiệp hóa đất nước.
Cả ngành công
nghiệp mới được tạo ra lẫn các nông trang tập thể đã không hiệu quả về mặt kinh
tế theo nghĩa rằng chúng tận dụng tốt nhất các nguồn lực mà Liên Xô có. Thế
nhưng Liên Xô đã tăng trưởng nhanh. Lý do cho việc này là không khó hiểu. Đó là
sự chuyển đổi lao động nông nghiệp thô sơ sang lao động công nghiệp.
Mãi đến cuối 1977, một sách giáo khoa hàng đầu của một
nhà kinh tế học Anh đã cho rằng các nền kinh tế kiểu Soviet là ưu việt hơn các
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt tăng trưởng , tạo việc làm đầy đủ và ổn
định giá cả và thậm chí về mặt tạo ra những người con người với động cơ thúc
đẩy vị tha. Chủ nghĩa tư bản già nua tồi tàn đã làm tốt hơn chỉ ở việc cung cấp
quyền tự do chính trị.
Mặc dù các
chính sách của Stalin và các lãnh đạo Soviet kế tiếp đã có thể tạo ra tăng
trưởng kinh tế nhanh, họ đã không thể làm thế theo cách bền vững. Vào các năm
1970, tăng trưởng kinh tế hầu như đã bị ngừng. Bài học quan trọng nhất là, các
thể chế khai thác không thể tạo ra sự thay đổi công nghệ bền vững vì hai lý do:
sự thiếu các khuyến khích và sự chống đối của elite.
LIÊN XÔ đã có khả năng tạo ra sự tăng trưởng nhanh
ngay cả dưới các thể chế chiếm đoạt bởi vì những người Bolshevik đã xây dựng
một nhà nước tập trung hùng mạnh và sử dụng nó để phân bổ các nguồn lực sang
công nghiệp. Nhưng như trong mọi trường hợp của tăng trưởng dưới các thể
chếchiếm đoạt, kinh nghiệm này đã không dành vai nổi bật cho sự thay đổi công
nghệ và đã không bền vững. Sự tăng trưởng đầu tiên chậm lại, rồi sau đó hoàn
toàn xẹp xuống. Mặc dù chóng tàn, kiểu tăng trưởng này vẫn minh họa các thể chế
khai thác có thể kích thích hoạt động kinh tế ra sao.
. Trong phần còn lại của chương này, chúng ta đầu tiên
sẽ thảo luận bản chất của những đổi mới thể chế mà thiết lập mức độ nào đó của
sự tập trung hóa nhà nước và cho phép sự tăng trưởng dưới các thể chếchiếm
đoạt. Sau đó chúng ta sẽ chứng tỏ các ý tưởng này sẽ giúp chúng ta thế nào để
hiểu Cách mạng Ðồ đá Mới, sự chuyển đổi hết sức quan trọng sang nông nghiệp, mà
làm nòng cốt cho nhiều khía cạnh của nền văn minh hiện tại của chúng ta. Chúng
ta sẽ kết thúc bằng việc minh họa, với các thí dụ của các thành-quốc Maya, sự
tăng trưởng dưới các thể chế khai thác bị hạn chế ra sao không chỉ bởi vì sự
thiếu tiến bộ công nghệ, mà cũng bởi vì nó cũng khuyến khích sự ẩu đả từ các
nhóm tranh đua muốn nắm sự kiểm soát nhà nước và sự khai thác mà nó tạo ra.
TRÊN BỜ SÔNG KASAI
Kasai là một
trong những nhánh lớn của sông Congo. Nó là ranh giới giữa Lele nghèo và
Bushong giàu. Hai bộ tộc có chung nguồn gốc và các ngôn ngữ họ hàng. Ngoài ra,
nhiều thứ mà họ xây hay tạo ra là giống nhau về kiểu cách, bao gồm nhà, quần
áo, và đồ thủ công.
Có những khác nhau về kỹ thuật canh tác, về số mùa vụ
trong năm, về các giống cây trồng về kỹ thuật và công cụ đánh bắt, Cũng đã có
những khác biệt nổi bật về luật và trật tự.
Cái gì nằm đằng sau những khác biệt này. Hiển nhiên
không phải là địa lý đã khiến những người Lele sử dụng công nghệ săn bắn và
nông nghiệp thấp. Ðã chắc chắn không phải là sự vô minh, sự không biết, bởi vì
họ đã biết các công cụ người Bushong sử dụng. Một sự giải thích khả dĩ khác có
thể là văn hóa; liệu đã có thể chăng rằng những người Lele có một văn hóa không
khuyến khích họ đầu tư vào lưới săn và nhà chắc chắn hơn và được xây cất tốt
hơn? Nhưng điều này có vẻ cũng chẳng đúng. Những người Lele đã rất quan tâm đến
mua súng,
Lý do cho những khác biệt giữa hai bộ tộc này nằm ở
các thể chế khác nhau. Khoảng năm 1620 một cuộc cách mạng chính trị do Shyaam
khởi xướng, với những người Bushong ở trung tâm. Những sự khác biệt đã nổi lên
như những hệ quả của cách mà Shyaam đã tổ chức lại xã hội. Ông đã xây dựng một
nhà nước và thể chế chính trị. Ðã chẳng ai bỏ phiếu bầu ông, và chính sách đã
được quy định từ trên đỉnh, không phải bởi sự tham gia của nhân dân. Cuộc cách
mạng này dẫn đến sự tập trung hóa nhà nước, luật và trật tự, đến lượt nó đã dẫn
đến một cuộc cách mạng kinh tế. Mối quan hệ giữa cách mạng chính trị và cách
mạng kinh tế đã đơn giản.
Vì sao những người Bushong, chứ không phải những người
Lele, đã có một cuộc cách mạng chính trị. Chẳng phải những người Lele đã có thể
có Shyaam riêng của họ? Những người Lele đã có thể có một cuộc cách mạng như
vậy, nhưng họ đã không làm. Có lẽ đấy là các lý do mà chúng ta không hiểu bởi
vì sự hiểu biết hạn chế của chúng ta ngày nay về xã hội của họ. Có khả năng
nhất là bởi vì bản chất tùy thuộc ngẫu nhiên của lịch sử. Cùng sự tùy thuộc
ngẫu nhiên có lẽ đã có hiệu lực khi một số xã hội ở Trung Ðông mười hai ngàn
năm trước đã bắt đầu một tập thậm chí cấp tiến hơn của những đổi mới thể chế
dẫn đến các xã hội định cư và sau đó đến thuần hóa các thực vật và động vật,
như chúng ta thảo luận tiếp đây.
MÙA HÈ DÀI
Khoảng 15.000 năm trước công nguyên (TCN), Thời kỳ
Băng hà chấm dứt vì khí hậu trái đất nóng lên. Nhà khảo cổ học Brian Fagan gọi
nó là mùa hè dài. Sự ấm lên của khí hậu đã là một bước ngoặt khổng lồ mà đã tạo
thành nền cho Cách mạng đồ Ðá mới, nơi các xã hội người đã chuyển sang lối sống
định cư, canh tác, và chăn thả. Việc này và phần còn lại của lịch sử con người
đã tiến hành trong Mùa hè Dài này.
Bằng chứng sớm nhất về canh tác, chăn thả và thuần hóa thực vật và
động vật đến từ Trung Ðông, Vì sao các làng canh tác đầu tiên đã xảy ra ở đây
chứ không phải nơi khác? Sự nổi lên của các elite chính trị
rất có thể đã tạo ra sự chuyển đổi đầu tiên sang cuộc sống định cư và sau đó
sang canh tác. Sau khi các xã hội đã trở thành xã hội định cư và bắt đầu canh
tác, họ bắt đầu phát triển hệ thống thứ bậc chính trị, tôn giáo, và các thể chế
phức tạp hơn một cách đáng kể.
Chắc chắn việc chuyển sang canh tác đã dẫn đến năng suất nông
nghiệp lớn hơn và đã cho phép sự bành trướng đáng kể của dân số. Khi khí hậu ấm lên, một số xã hội, như những người
Natufian, đã phát triển các yếu tố của các thể chế được tập trung hóa và hệ
thống thứ bậc, mặc dù các yếu tố này đã ở quy mô rất nhỏ so với quy mô của các
nhà nước-quốc gia hiện đại.
Sự tăng trưởng ban đầu của những người Natufian đã
không trở thành bền vững vì cùng lý do mà sự tăng trưởng Soviet đã xẹp xuống.
Mặc dù hết sức đáng kể, thậm chí mang tính cách mạng trong thời của nó, đấy đã
là sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt. Ðối với xã hội Natufian cũng đã
chắc là, loại tăng trưởng này đã gây ra các xung đột sâu sắc về ai sẽ kiểm soát
các thể chế và sự chiếm đoạt mà chúng
cho phép. Ðối với mỗi elite được hưởng lợi từ sự chiếm đoạt, có một vài người
sẽ thích thay thế anh ta. Ðôi khi sự đấu đá nội bộ sẽ thay một elite bằng một
elite khác. Ðôi khi nó phá hủy toàn bộ xã hội khai thác, và tháo xích cho một
quá trình sụp đổ nhà nước và xã hội, như nền văn minh hùng vĩ của các
thành-quốc Maya được xây dựng hơn một ngàn năm trước đã trải qua.
SỰ CHIẾM ĐOẠT KHÔNG ỔN ĐỊNH
Sự canh tác đã nổi lên một cách độc lập ở nhiều nơi
quanh thế giới. Ở nơi bây giờ là Mexico, các xã hội đã hình thành mà thiết lập
các nhà nước và các khu định cư, và đã chuyển sang nông nghiệp. Như với những
người Natufian ở Trung Ðông, họ cũng đã đạt mức độ nào đó của sự tăng trưởng
kinh tế.
Các thành phố Maya đầu tiên bắt đầu phát triển vào
khoảng năm 500 TCN, đã chưa bao giờ thống nhất thành một đế chế, Những người
Maya đã phát triển một hệ thống chữ viết và có ít nhất mười lăm ngàn câu khắc
còn lại mô tả nhiều khía cạnh của đời sống elite, văn hóa, và tôn giáo.
Những chữ khắc ghi niên đại này cho chúng ta bức tranh rõ ràng về sự mở rộng
của các thành phố Maya và sự co lại của chúng sau đó từ cuối thế kỷ thứ tám.
Cách, mà theo đó Maya Thời Ðại Cổ Ðiển
đã dựa vào việc tạo ra các thể chế chính trị chiếm đoạt, là rất giống tình hình
của người Bushong, Các thể chế chính trị mới đã dẫn đến một sự tăng đáng kể về
thịnh vượng kinh tế, mà phần lớn của nó sau đó được khai thác bởi elite mới
Ðã không có sự phá hủy sáng tạo. Nhưng đã có các hình
thức phá hủy khác, vì sự giàu có mà các thể chế chiếm đoạt đã tạo ra cho
elite Maya đã dẫn đến chiến tranh liên miên, Thành phố bị bỏ rơi ngay sau đó.
Khắp khu vực Maya câu chuyện đều giống nhau; các thể chế chính trị mà đã tạo ra
bối cảnh cho sự mở rộng buôn bán, nông nghiệp, và dân số đã biến mất. Các triều
đình hoàng gia đã không hoạt động, các công trình và các đền đài đã không được
tạo ra, và các cung điện bị bỏ trống. Như các thể chế chính trị và xã hội đã
làm sáng tỏ, sự đảo ngược quá trình tập trung hóa nhà nước, nền kinh tế đã co
lại và dân số giảm xuống.
Mặc dù các thể chế chiếm đoạt, mà những người Maya tạo
ra, đã làm ra của cải đủ để cho thành phố thịnh vượng và elite trở nên giàu có
và tạo ra nghệ thuật và các công trình kỷ niệm tuyệt vời, hệ thống đã không ổn
định. Các thể chế chiếm đoạt mà trên đó elite hẹp này cai trị đã tạo ra sự bất
bình đẳng sâu rộng, và như thế tạo ra tiềm năng cho sự đấu đá nội bộ giữa những
người có thể hưởng lợi từ của cải được khai thác từ nhân dân. Sự xung đột này
cuối cùng đã dẫn đến sự phá hủy nền văn minh Maya.
HỎNG CÁI GÌ?
Các thể chế khai thác là rất phổ biến trong lịch sử
bởi vì chúng có một logic mạnh mẽ: chúng có thể tạo ra sự thịnh vượng hạn chế
nào đó trong khi đồng thời phân phối nó vào tay của một giới elite nhỏ. Ðể cho
sự tăng trưởng này xảy ra, phải có sự tập trung hóa chính trị.. Tại Liên Xô,
các thể chế chiếm đoạt đã có Ðảng Cộng Sản phân bổ lại các nguồn lực từ nông
nghiệp sang công nghiệp và sắp đặt loại nào đó của các khuyến khích cho các nhà
quản lý và công nhân.
Tuy vậy, sự tăng trưởng được tạo ra bởi các thể chế
chiếm đoạt về bản chất là rất khác với sự tăng trưởng được tạo ra dưới các thể
chế dung hợp Quan trọng nhất, nó không bền vững. Kinh nghiệm Soviet cho một minh
họa sống động về giới hạn này. Sự tăng trưởng Soviet, dẫu nhanh đến đâu, đã
nhất thiết là tương đối ngắn ngủi, và nó đã hụt hơi vào các năm 1970.
Mặc dù bị hạn chế một cách cố hữu, tăng trưởng dưới
các thể chế chiếm đoạt tuy vậy có thể tỏ ra ngoạn mục khi nó trong chuyển động.
Nhiều người đã bị kinh sợ bởi sự tăng trưởng Soviet trong các năm 1920, 30, 40,
50, 60, và thậm chí mãi đến các năm 1970, theo cùng cách mà chúng ta bị mê hoặc
bởi nhịp độ chóng mặt của sự tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện nay. Nhưng
như chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong chương 15, Trung Quốc dưới sự cai trị của Ðảng Cộng Sản là một
thí dụ khác về xã hội trải qua sự tăng trưởng dưới các thể chế chiếm đoạt và
một cách tương tự không chắc sẽ tạo ra sự tăng trưởng bền vững trừ phi nó trải
qua một sự biến đổi chính trị cơ bản theo hướng các thể chế chính trị dung hợp
( còn tiếp)