Huawei, một cái tên không xa lạ với
cư dân công nghệ thông tin Việt nam bởi thị trường Việt nam là "con chuột
bạch" để Huawei thí nghiệm rồi vươn tầm ra ngoài thế giới.
Sơ bộ về lịch sử hình thành của
Huawei. Huawei được thành lập năm 1987 với tư cách là một nhà phân phối tổng
đài điện thoại. Người sáng lập là Nhiệm Chính Phi, cha đẻ của Mạnh Vãn Chu. Nhiệm
Chính Phi là cựu quân nhân của quân đội Trung cộng - PLA. Theo công bố của
Nathaniel Ahrens thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ - CSIS vào tháng 02/2013 thì Nhiệm
Chính Phi từng làm lãnh đạo ở một bộ phận nghiên cứu của PLA sau đó chuyển sang
lĩnh vực dầu khí nhà nước năm 1983, cuối năm 1987 khi Phi tròn 43 tuổi thì
thành lập Huawei.
Huewei thành lập năm 1987 với vốn
đăng ký 20.000 NDT, tương đương 5.000 USD cùng thời điểm. Tuy nhiên theo các
thông tin khác thì Huawei được một ngân hàng nhà nước bơm một khoản vốn lên tới
8,5 triệu USD. Lúc này, Trung cộng phải nhập 100% nguồn thiết bị viễn thông quốc
tế, chủ yếu từ các hãng Alcatel, Motorola, Nokia, Nortel và Ericsson và Huawei
là một nhà phân phối tổng đài viễn thông cũng như một số loại thiết bị khác được
nhập khẩu từ Hồng Kông.
Năm 1993, Huawei tung ra thị trường sản
phẩm chính đầu tay do Huawei sản xuất đó là tổng đài điều khiển C&C08, sản
phẩm này đã gây tiếng vang giúp Huawei chiếm vị trí hàng đầu ở Trung cộng. Tuy
nhiên dù được trợ lực từ nhà nước, đặc biệt từ PLA nhưng lúc này Huawei không đủ
tuổi để đấu lại với các anh cả quốc tế. Để dần trở thành đối trọng và tiến tới
đánh bậc các ông lớn tư bản tư nhân ra khỏi thị trường viễn thông của Đại lục.
Nhậm Chính Phi đã vận dụng sách lược của Mao Trạch Đông là "lấy nông thôn
bao vây thành thị", rải quân khắp các vùng nông thôn, nơi mà các ông lớn
tư bản lơ là để chiếm trọn thị phần. Mỗi nhân viên của Huawei đều phải nằm lòng
khẩu quyết của Nhậm Chính Phi là "Huawei phải có tinh thần chó
sói".
Với tôn chỉ "tinh thần chó
sói", Huawei bất chấp chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thường, luôn gài
bẫy đối tác bằng hối lộ, tham nhũng, nhan sắc, tình dục,... với mục đích bất chấp
thủ đoạn.
Năm 1994, Nhậm Chính Phi được diện kiến
tổng bí thư - chủ tịch nước Giang Trạch Dân. Tại buổi diện kiến này, Nhậm Chính
Phi bẩm với Giang Trạch Dân rằng "một quốc gia không có những thiết bị tổng
đài do mình sản xuất sẽ giống như không có quân đội riêng". Giang Trạch
Dân đã ủng hộ Nhiệm Chính Phi để sau đó Trung cộng chấm dứt nhập khẩu thiết bị
viễn thông mà chỉ xài hàng nội địa. Nhà cầm quyền Trung cộng đặc biệt là PLA
luôn hô vang "Huawei vô địch". Và nhờ Huawei mà công cuộc "giết
người cướp nội tạng" của Giang Trạch Dân nhắm vào Pháp Luân Công được triển
khai rất hiệu quả. Đến năm 1998, Huawei lại được Ngân hàng Xây dựng Trung cộng
bơm thêm 3,9 tỷ NDT. Năm 1999 Huawei được Ngân hàng công thương Trung cộng và
Ngân hàng Trung cộng bơm thêm 3,5 tỷ NDT. Năm 2004 Ngân hàng phát triển
Trung cộng bơm cho Huawei 10 tỷ USD, Ngân hàng xuất nhập khẩu bơm 600 triệu
USD. Những năm liền kề sau đó, Huawei được bơm lên 30 tỷ USD.
Trở lại mối lương duyên của Huawei với
Việt nam. Năm 1999, thương hiệu Huawei lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt
Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thị trường thiết bị viễn thông Việt Nam chủ
yếu là đối tác của Ericsson, Alcatel, Nokia, Siemens, Motorola... nên Huawei
chưa có tiếng nói gì. Để có mặt và đánh bật các thương hiệu tư bản ra khỏi Việt
nam, Huawei dùng chiến thuận "bôi mật bẫy ruồi" bằng cách thông qua
các dự án "quà tặng dùng thử", kết hợp với chiến lược "lấy nông
thôn bao vây thành thị". Các tổng đài "quà tặng" đã mọc lên tại
Đồng Tháp, Cần Thơ,... vào năm 2001 để sử dụng cho các mạng cố định. Khi
"ruồi đã nghiện mật", Huawei chuyển từ "quà tặng 100%" sang
hình thức "tặng năm mươi - bán năm chục", tui chỉ tặng cho anh các tổng
đài phục vụ tối đa 1.000 số, nếu muốn có 2.000 số thì phải bỏ tiền ra mua
thêm.
Với tôn chỉ "tinh thần chó
sói", Huawei bất chấp chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thường, luôn gài
bẫy đối tác bằng hối lộ, tham nhũng, nhan sắc, tình dục,... với mục đích bất chấp
thủ đoạn. Huawei dễ dàng thâu tóm thị phần viễn thông của Việt nam bởi quan chức
Việt nam thấy tiền là mắt sáng rỡ, thấy gái đẹp như mèo đói thấy mỡ cộng với
thánh chỉ của thiên triều. Vì vậy, theo báo cáo của Hiệp hội an toàn thông tin
Việt nam - VNISA, trong năm 2009 đã có hơn 5 triệu thiết bị như USB, modem,
router của Huawei và ZTE đã được bán ra ở Việt nam. Đến tháng 4/2013 có tới 6
trên 7 hãng viễn thông ở Việt nam sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE.
Kinh khủng hơn là có tới hơn 30.000 trạm BTS - Thu phát sóng của các nhà mạng
Việt nam sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE.
Như lời Nhậm Chính Phi đã nói với
Giang Trạch Dân "một quốc gia không có những thiết bị tổng đài do mình sản
xuất sẽ giống như không có quân đội riêng". Việt nam chẳng những không tự
sản xuất tổng đài mà gần như toàn bộ hạ tầng viễn thông bị lệ thuộc vào Huawei,
ZTE. Có nghĩa Việt nam "không có quân đội riêng mà đang dùng quân đội
Trung cộng" như câu nói của Nhậm Chính Phi. Chắc chắn mạng viễn thông Việt
nam sẽ bị Trung cộng giám sát, nghe lén, theo dõi, đánh sập bất kỳ lúc
nào.
Điều đáng nói là cộng sản Việt nam
luôn tỏ ra quan tâm đến an ninh mạng, ra hẳn hoi Bộ Luật An ninh mạng nhưng lại
đi ngược lại xu thế thời đại, bỏ qua cảnh báo của các nước tiến bộ đó là áp bức
các nhà mạng lớn bằng Luật an ninh mạng nhưng lại sử dụng hạ tầng viễn thông của
Huawei, ZTE, hai tên trùm trộm cắp thông tin vì chip gián điệp đã bị thế giới tẩy
chay, cấm cửa. Vậy Luật an ninh mạng có cần thiết và khả thi không ? Chắc chắn
là không ngoại trừ Việt nam phải loại hết thiết bị của Huawei, ZTE ra khỏi hạ tầng
viễn thông. Muốn làm được điều này khi và chỉ khi Mỹ, Nhật,... viện trợ, nhưng
để họ viện trợ thì phải dẹp ngay cái Luật an ninh mạng quái quỷ kia./.
Tran Hung.