Phạm Trần
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã lên kế hoạch thanh
lọc hàng ngũ từ Hội nghị Trung ương 9 tháng 12/2018 để đem hồn phách nhập vào
khóa XIII mà không biết là mình vẫn cũ.
Chuyện này bắt đầu từ quyết định lấy phiếu tín nhiệm các chức danh ủy viên Bộ Chính trị (17 người), ủy viên Ban bí thư (14 người) , ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ( gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết) và thường trực cấp ủy các cấp.
Chuyện này bắt đầu từ quyết định lấy phiếu tín nhiệm các chức danh ủy viên Bộ Chính trị (17 người), ủy viên Ban bí thư (14 người) , ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ( gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết) và thường trực cấp ủy các cấp.
Tính chung, nếu lấy cả cấp Thường trực Huyện thì ván cờ hên xui có thể dính tới cả trăm ngàn người. Nhưng canh bạc mới, nghe qua tưởng như nhiều người sẽ mất nồi cơm lại chẳng có gì to tát cả. Bởi vì người cầm con dao phay sinh sát, ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: ”Lấy phiếu tín nhiệm không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ căn cứ vào chỗ đó mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, chuẩn xác chưa? Ở đây có tính chất răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Đương nhiên, nếu ai thấp dưới 50% là phải xử lý vì đã quy định. (VOV, Voice of Vietnam), ngày 14/11/2018)
Như vậy, thì việc lấy phiếu tín nhiệm có vờ vĩnh, mị dân không, nhất là khi đảng không dám làm qua 2 bước “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm thấp” mà lại bày ra 3 bước : “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” để giữ người cùng phe là chính.
Bằng chứng đã xẩy ra trong cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội ngày 25/10/2018 khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ bị tới 137 phiếu “tín nhiệm thấp”, cao nhất trong số 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Nhưng ông ta vẫn có 140 phiếu “tín nhiệm cao” và 194 phiếu “tín nhiệm” nên số phiếu 137 không làm cho ông cảm thấy nhục để tự ý từ chức.
Đó là lý do tại sao nhiều cử tri Hà Nội đã nói với ông Trọng rằng cuộc lấy phiếu “chưa thực sự thuyết phục, vẫn còn tình trạng nể nang”.
Nhưng ông Trọng lại có cái nhìn khác. Ông bảo cử tri: ”Nếu
chỉ 2 mức tín nhiệm thì độ rủi ro, nói thật là hơi cao quá”.
Ông nói: ”Với 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, mà anh nào tín nhiệm thấp cũng là buồn lắm rồi, chứ không phải không buồn đâu, cũng tâm trạng lắm rồi”.
Phản ảnh tình trạng đâu đâu cũng chỉ “tắm nửa người”, ông Trọng phân bua với cử tri: ”Giả sử độ một nửa phải thay thì lấy ai làm, thay kịp không? Có khi mình chỉ nghe một thông tin này thôi chưa chắc đã chính xác thì đã cho ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm.” (báo Dân Trí, ngày 24/11/2018)
Tính lo xa của ông Trọng, nếu chỉ nghe một tai thì may ra lọt nhưng hai tai phải nhét chữ miệng ông thì không chừng bị điếc luôn vì ông không muốn làm đến nơi đến chốn.
Ông nói: ”Với 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, mà anh nào tín nhiệm thấp cũng là buồn lắm rồi, chứ không phải không buồn đâu, cũng tâm trạng lắm rồi”.
Phản ảnh tình trạng đâu đâu cũng chỉ “tắm nửa người”, ông Trọng phân bua với cử tri: ”Giả sử độ một nửa phải thay thì lấy ai làm, thay kịp không? Có khi mình chỉ nghe một thông tin này thôi chưa chắc đã chính xác thì đã cho ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm.” (báo Dân Trí, ngày 24/11/2018)
Tính lo xa của ông Trọng, nếu chỉ nghe một tai thì may ra lọt nhưng hai tai phải nhét chữ miệng ông thì không chừng bị điếc luôn vì ông không muốn làm đến nơi đến chốn.
Với chủ trương lấy phiếu tín nhiệm “kiểu gì cũng giữ
được người” cho trăm họ cùng vui , từ Trung ương đến cơ sở, như đang xẩy ra ở
một số Tỉnh, Thành và các cơ sở đảng khiến mục tiêu tuyên truyền của kế hoạch
tinh giảm biên chế và làm sạch đội ngũ không đạt.
Vì vậy, khi biết dự án lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương, ba cơ chế nắm trọn quyền Đảng, Nhà nước và Quốc gia được công bố thì người dân hy vọng gì ?
Thứ nhất, dư luận thờ ơ vì tuy quan trọng nhưng lại do chính 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu cho nhau thì có khác nào họ đã mặc áo thụng vái nhau trong cuộc cờ đổi mới mà vẫn như cũ.
Vì vậy, khi biết dự án lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương, ba cơ chế nắm trọn quyền Đảng, Nhà nước và Quốc gia được công bố thì người dân hy vọng gì ?
Thứ nhất, dư luận thờ ơ vì tuy quan trọng nhưng lại do chính 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu cho nhau thì có khác nào họ đã mặc áo thụng vái nhau trong cuộc cờ đổi mới mà vẫn như cũ.
Thứ hai, việc ông
Nguyễn Phú Trọng bầy trò lấy phiếu tín nhiệm ở cấp cao nhất, sau khi được nhận
thêm chức Chủ tịch nước, nhằm mục đích gì, nếu không phải chỉ củng cố địa vị
thì cũng muốn nuôi hy vọng Điều lệ đảng sẽ được tu chính đề ông không bị ràng buộc chỉ được làm Tổng Bí
thư hai nhiệm kỳ, kết thúc vào tháng 01/2021.
Trong bối cảnh hỏa mù này, có một điều rất rõ là tuy người dân, chủ nhân của đất nước, là người làm ra tiền nuôi ông Trọng và những người ăn trên ngồi trốc trong Ban Chấp hành Trung ương đảng lại không được hỏi ý, dù là gián tiếp của cuộc lấy phiêu tín nhiệm giới lãnh đạo cao nhất, thì có phản dân chủ không ?
Chuyện vớ vẩn là như vậy nên không ai lạ khi thấy tại Trụ sở Trung ương Đảng ngày 04/11/2018, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021- 2026, do ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, đã đặt tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo thay cho mọi người.
Ông Trọng nói:” Công tác quy hoạch cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc rất hệ trọng và đây là một bước chuẩn bị nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ tới của Đảng.”
Đó là nhiệm kỳ đảng XIII, dự trù bắt đầu từ giữa tháng 01/2021, nhưng ông Trọng lại mau mắn ỡm ờ rằng: ”Quy hoạch không phải là công tác nhân sự, nhưng là cơ sở rất quan trọng cho công tác nhân sự, vì thế trong quá trình thực hiện phải công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc, nếu phát hiện những trường hợp vi phạm, hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung nhân tố mới đủ điều kiện vào quy hoạch.”
Ông nói:”Đây là vấn đề nhạy cảm, do đó phải làm hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân.”
Có vẻ như ông không muốn đích thân nhúng tay chọn người, nhưng ông lại đặt điều kiện rằng: ”Cán bộ được đưa vào quy hoạch phải có trình độ về mọi mặt, có trình độ lý luận cơ bản, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, am hiểu công tác xây dựng Đảng, có trình độ chuyên môn…tuyệt đối không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cơ hội chính trị, quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực, người thân, người quen không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp chạy quy hoạch, chạy phiếu.”
Tất cả những tiêu chuẩn của ông Trọng đang được ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thi hành rộng khắp trong đảng.
Bằng chứng tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tháng 12/2018 diễn ra chiều 03/12/2018, Ban Tổ chức Trung ương thông báo sẽ chuẩn bị 3 công tác quan trọng gồm:
Trong bối cảnh hỏa mù này, có một điều rất rõ là tuy người dân, chủ nhân của đất nước, là người làm ra tiền nuôi ông Trọng và những người ăn trên ngồi trốc trong Ban Chấp hành Trung ương đảng lại không được hỏi ý, dù là gián tiếp của cuộc lấy phiêu tín nhiệm giới lãnh đạo cao nhất, thì có phản dân chủ không ?
Chuyện vớ vẩn là như vậy nên không ai lạ khi thấy tại Trụ sở Trung ương Đảng ngày 04/11/2018, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021- 2026, do ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, đã đặt tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo thay cho mọi người.
Ông Trọng nói:” Công tác quy hoạch cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc rất hệ trọng và đây là một bước chuẩn bị nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ tới của Đảng.”
Đó là nhiệm kỳ đảng XIII, dự trù bắt đầu từ giữa tháng 01/2021, nhưng ông Trọng lại mau mắn ỡm ờ rằng: ”Quy hoạch không phải là công tác nhân sự, nhưng là cơ sở rất quan trọng cho công tác nhân sự, vì thế trong quá trình thực hiện phải công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc, nếu phát hiện những trường hợp vi phạm, hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung nhân tố mới đủ điều kiện vào quy hoạch.”
Ông nói:”Đây là vấn đề nhạy cảm, do đó phải làm hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân.”
Có vẻ như ông không muốn đích thân nhúng tay chọn người, nhưng ông lại đặt điều kiện rằng: ”Cán bộ được đưa vào quy hoạch phải có trình độ về mọi mặt, có trình độ lý luận cơ bản, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, am hiểu công tác xây dựng Đảng, có trình độ chuyên môn…tuyệt đối không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cơ hội chính trị, quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực, người thân, người quen không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp chạy quy hoạch, chạy phiếu.”
Tất cả những tiêu chuẩn của ông Trọng đang được ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thi hành rộng khắp trong đảng.
Bằng chứng tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tháng 12/2018 diễn ra chiều 03/12/2018, Ban Tổ chức Trung ương thông báo sẽ chuẩn bị 3 công tác quan trọng gồm:
(1) Đề
án Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức
danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026, và đang tổ chức
thực hiện các bước một cách dân chủ, công khai, minh bạch công tác quy hoạch
Ban Chấp hành Trung ương;
(2) Đề án Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy cấp huyện”,
(3) Đề án Quy chế làm việc (mẫu) của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; đang tiếp tục hoàn thiện trình Bộ Chính tri, Ban Bí thư 8 đề án từ nay đến tháng 1 năm 2019.
(Tài liệu đảng CSVN)
KIÊN ĐỊNH CÁI ĐÃ TAN
Song với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Văn kiện đảng XIII do ông Trọng là Trưởng ban, một lần nữa khắng định :”Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới; kiên định sự lãnh đạo của Đảng.”
(2) Đề án Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy cấp huyện”,
(3) Đề án Quy chế làm việc (mẫu) của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; đang tiếp tục hoàn thiện trình Bộ Chính tri, Ban Bí thư 8 đề án từ nay đến tháng 1 năm 2019.
(Tài liệu đảng CSVN)
KIÊN ĐỊNH CÁI ĐÃ TAN
Song với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Văn kiện đảng XIII do ông Trọng là Trưởng ban, một lần nữa khắng định :”Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới; kiên định sự lãnh đạo của Đảng.”
Ông Trọng nói như con sáo: ”Nói kiên định không phải
là bảo thủ, giáo điều, mà kiên định đi lên với sáng tạo; kiên định nhưng phải
sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định. Kiên định và sáng tạo là hai
mặt có sự thống nhất biện chứng với nhau, kiên định mà không sáng tạo sẽ rơi
vào bảo thủ, giáo điều; và ngược lại, sáng tạo mà không trên cơ sở kiên định sẽ
rơi vào chủ nghĩa xét lại, cơ hội, phiến diện, cực đoan, vô nguyên tắc. Đây là
cái tài, cái giỏi, bản lĩnh của Đảng ta, chúng ta đã xử lý tốt mối quan hệ giữa
kiên định cái gì và đổi mới cái gì.. Đây là bài học rất thành công của cách
mạng nước ta, sự vững vàng của Đảng ta”
(VOV, ngày 05/12/2018)
Ông Nguyễn Phú Trọng nói như nước chảy mà có biết rằng những điều ông nói vẫn xưa cũ và phô trương rỗng tuếch như cái xác không hồn chả ai muốn nghe.
(VOV, ngày 05/12/2018)
Ông Nguyễn Phú Trọng nói như nước chảy mà có biết rằng những điều ông nói vẫn xưa cũ và phô trương rỗng tuếch như cái xác không hồn chả ai muốn nghe.
Đó là lý do tại sao ông và cả đảng đang bấn loạn xà
ngầu với quốc nạn “tự chuyển biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng. -/-
Phạm Trần
(12/018)