THE NEW YORK TIMES INTERNATIONAL EDITION
Friday, November, 30, 2018
Nguyên
tựa bài báo: Mind
Control in China Has a Very Long History
Tác giả bài báo:
James
Leibold
Người dịch: Lâm Du
(Ông
James Leibold là Phó giáo sư chính trị học của Đại học La Trobe, Melbourne, một
chuyên gia về các vấn đề tộc người ở Trung Quốc hiện đại.)
Ách áp bức
mà ĐCS TQ đang thực hiện bắt nguồn từ niềm tin xa xưa rằng vai trò của nhà nước
là ấn định con người ta phải vâng lời nhà nước.
Trung quốc
đã xây dựng một mạng lưới rộng lớn các trại thực tập vi hiến (nguyên văn: “a
vast network of extrajudicial internment camps”) tại khu vực phía tây Tân
Cương, nơi mà người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác bị bắt buộc
phải chối bỏ văn hóa và tôn giáo truyền thống của họ, và bị cưỡng bức phải học
tập chính trị.
Sau một thời gian dài phủ nhận sự tồn tại của các trại giam giữ kiểu này, giờ đây chính quyền Trung Cộng lại giở giọng gọi chúng là những trung tâm đào tạo lành mạnh nơi mà người ta tiến hành giáo dục luật pháp, tiếng Trung quốc phổ thông và các kỹ năng nghề nghiệp - một tuyên bố mà đã bị bóc trần như một uyển ngữ tráo trở và một nỗ lực mưu toan làm chệch hướng mọi sự chỉ trích vì những vi phạm nhân quyền thô bạo của (Trung Cộng).
Sau một thời gian dài phủ nhận sự tồn tại của các trại giam giữ kiểu này, giờ đây chính quyền Trung Cộng lại giở giọng gọi chúng là những trung tâm đào tạo lành mạnh nơi mà người ta tiến hành giáo dục luật pháp, tiếng Trung quốc phổ thông và các kỹ năng nghề nghiệp - một tuyên bố mà đã bị bóc trần như một uyển ngữ tráo trở và một nỗ lực mưu toan làm chệch hướng mọi sự chỉ trích vì những vi phạm nhân quyền thô bạo của (Trung Cộng).
Nhưng các
trại này, đặc biệt là tham vọng tái cấu trúc, tái đúc tạo con người của chúng
(nguyên văn: “especially their ambition to rewire people”), tiết lộ một logic
quen thuộc mà từ lâu đã xác định mối quan hệ của nhà nước Trung cộng với những
công dân của nó: đó là một nếp nghĩ, một não trạng, một cách tiếp cận gia trưởng
mà đã bệnh lý hóa những suy nghĩ và hành vi lệch lạc, và sau đó cố gắng biến đổi
chúng bằng cách cưỡng bức, ép buộc (nguyên văn: “a paternalistic approach that
pathologizes deviant thought and behavior, and then tries to forcefully
transform them”). Quy mô và tốc độ của chiến dịch của chính quyền Trung cộng tại
Tân Cương ngày nay có thể là chưa từng thấy, nhưng việc thực hành và phương
pháp của nó thì không.
Ngay từ
thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, nhà triết học Tuân Tử (Xunzi = 荀子), đã lập luận
rằng loài người giống như khúc gỗ cùn quằn vẹo vọ và những khiếm khuyết của
tính cách cá nhân cần phải được loại bỏ hoặc nói trắng ra là nhằm theo đuổi, nhằm
đạt tới một sự hòa hợp xã hội. Mạnh Tử (Mencius = 孟子; 372–289 BC), một nhà tư tưởng đối nghịch với Tuân Tử, về phần mình, lại tin
vào cái thiện bẩm sinh của con người (nhân chi sơ, tính bản thiện – người dịch),
nhưng ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện bản thân.
Trái ngược
hoàn toàn với chủ nghĩa tự do phương Tây, Nho giáo - và nói rộng hơn là văn hóa
chính trị Trung quốc - không gắn với các quyền cá nhân, mà gắn với sự chấp nhận
hệ thống phân chia đẳng cấp xã hội và niềm tin rằng con người là hoàn hảo.
Trong suy nghĩ của người Trung quốc, con người ta không được trời phú cho những
tố chất, những phẩm tính như nhau; con người ta khác nhau về tố chất (suzhi = 素质 = quality) hoặc phẩm tính. Ví dụ, một
người nông dân Duy Ngô Nhĩ nghèo ở miền nam Tân Cương, được xếp đặt ở vị trí dưới
cùng của bậc thang tiến hóa; còn một quan chức từ tộc người Hán vốn chiếm đa số
được xếp đặt ở vị trí hướng tới đỉnh chóp.
Nhưng các
cá nhân là những đối tượng có thể uốn nắn được, và nếu như tố chất, phẩm tính
(suzhi = 素质 = quality) phần nào mang tính chất bẩm
sinh, thì đó cũng là sản phẩm của môi trường vật lý và dưỡng dục nào đó. Điều
này cũng giống như việc một môi trường lệch lạc có thể làm hư hỏng con người,
còn một môi trường đúng đắn có thể phục hồi, biến cải được một con người. Do
đó, điều quan trọng là phải tuân theo sự hướng dẫn của những người được coi là
sở hữu các tố chất, phẩm tính cao hơn, ưu việt hơn - những người mà Khổng Tử gọi
là quân tử (nguyên văn: “superior persons” = 君子) và những
người cộng sản ngày nay gọi là cán bộ lãnh đạo (nguyên văn: “leading cadres” = 领 导干部).
Vì vậy,
ngay cả một người nông dân Duy Ngô Nhĩ thấp kém cũng có thể cải thiện những tố
chất, phẩm tính (bẩm sinh) của mình - thông qua giáo dục, đào tạo, thể dục thể
thao hoặc, và, có lẽ, cả di cư nữa. Và đó là trách nhiệm đạo đức của một chính
quyền khai sáng và nhân từ khi tích cực giúp đỡ các thần dân (subjects) của
mình nhằm cải thiện hoặc, như học giả Trung Quốc Delia Lin đã nêu rõ, để định
hình lại, cấu trúc lại những người mà khởi thủy là những người đầy khiếm khuyết
thành những công dân phát triển toàn diện, có năng lực và có trách nhiệm”.
Trong bảy thập kỷ cầm quyền của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc (C.C.P.) đã
không ngừng cố gắng uốn nắn, đúc tạo lại (tẩy não) những con người như các sinh
viên bất trị, cứng đầu cứng cổ, các đối thủ chính trị, gái mại dâm và nông dân.
Trong suốt
nhiều thế kỷ của đế chế Trung Hoa, gia đình là lò ấp của trật tự xã hội, với việc
người cha dẫn hướng cho các con trai và người chồng dẫn hướng cho người vợ tuân
thủ một tập hợp cứng nhắc các nghi thức. Nếu gia đình hòa thuận thì cả cộng đồng
cũng có thể hòa thuận như vậy. Mặt khác, bất kỳ một hành vi sai trái nào cũng
có thể bị trừng phạt bằng đánh đập, bằng tước bỏ các quyền tự do (bắt làm nô lệ),
bằng lưu đày hoặc tử hình bằng cách thắt cổ, chém đầu hoặc tùng xẻo.
Ngày nay,
logic biến đổi của cảm hóa (nguyên văn: “ganhua = 感 化) - the
reformation of vile character traits through examples of moral superiority”) –
biến cải các đặc điểm xấu bằng cách thông qua các ví dụ về sự ưu trội đạo đức –
là nền tảng của hệ thống giáo dục của Trung Quốc, của cơ sở lý luận của các trại
lao cải (gợi nhớ các gulag của Nga-xô – người dịch) và thậm chí còn là nền tảng
của Mặt trận Thống nhất, một thiết chế đầy uy quyền ảnh hưởng ngầm của ĐCSTQ mà
các con chíp ngủ đông (hay là các điệp viên nằm vùng – người dịch) của nó đang
cố gắng dụ khị hoặc gây áp lực, ảnh hưởng đối với các thành viên không đảng
phái và những người Trung Quốc sống ở nước ngoài (nguyên văn: “whose agents try
to court or co-opt nonparty members and Chinese living overseas” - còn ở VN thì
gọi là “khúc ruột ngàn dặm”! – người dịch).
Ví dụ,
khi mới vào tù, các tù nhân thường bị biệt giam, cô lập và sau đó dần dần được
tái hòa nhập vào các nhóm. Một cách chậm và chắc, họ bị ép buộc phải vâng lời
các nhân viên quản giáo, những “đại bàng, đại ca” - buồng trưởng buồng giam và
những tù nhân đã “cải tạo tiến bộ”. Các chiến thuật khác nhau được triển khai
nhắm tới mục đích đó, bao gồm cả những phần thưởng (như: thêm thức ăn, được ngủ
yên giấc hoặc được tiếp xúc với mọi người) và cả những hình phạt (như: bị tước
các quyền, bị tra tấn, bị tẩy chay, cô lập). Những trải nghiệm xấu hổ, tội lỗi,
hối hận và thú nhận được cho là mang lại sự cải tà quy chính và đổi mới tâm hồn
cho tù nhân. Quá trình này là một quá trình mang tính phá hoại có định hướng
(nguyên văn: “This process is intentionally destructive”). Đó là, như nhà triết
học đương đại Đỗ Duy Minh (Tu Weiming = 杜 维 明, sinh 1940 – người dịch) đã giải thích, một hành trình cần thiết
của “những nỗi đớn đau và những vật vã trăn trở” (nguyên văn: “a necessary
journey of pain and suffering”) nhằm cải thiện, hoàn thiện con người.
Về mặt lý
thuyết, sự khắc nghiệt của quá trình này cần phải được tích hợp, dung hòa với những
mong muốn tự nguyện hoàn thiện bản thân và bằng cách thể hiện sự đồng cảm đối với
những người phải chịu đựng những thất bại, những thiệt thòi. Nhưng các viên chức
mẫn cán của C.C.P., trong khi theo đuổi một thứ chủ nghĩa độc đoán, duy ý chí,
đã loại bỏ các yếu tố xoa dịu, an ủi, vỗ về. Những nỗ lực cải biến con người của
họ chủ yếu dựa vào sự cưỡng buộc hơn là dựa vào sự thuyết phục về mặt đạo đức
và những phương pháp thường là tàn nhẫn của họ đã giết chết hàng chục triệu
công dân Trung Quốc trong những năm qua.
Phần lớn
những người bị C.C.P. cố gắng cải tạo đã phải chịu đựng những “sự trừng phạt
hành chính” (nguyên văn: “administrative sanction = 行 政 处 罚”) chứ
không phải là một quá trình tố tụng hình sự và họ bị đưa vào các trại nơi mà họ
đã phải trải qua một quá trình cải tạo giáo dục thông qua lao động (nguyên văn:
“re-education through labor = laojiao = 劳 教 = lao giáo). Hệ thống lao giáo này chính thức bị bãi bỏ vào năm
2013 sau khi nó bị chỉ trích là vi phạm nhân quyền, nhưng việc học tập cải tạo
(lao giáo) thì cho đến ngày hôm nay vẫn tiếp tục - và không chỉ ở Tân Cương -
dưới vỏ bọc mỹ miều là đào tạo hoặc bồi dưỡng đạo đức và pháp lý bắt buộc. Cả
những người bình thường và những người nổi tiếng đều có thể phải chịu một sự học
tập cải tạo như vậy, thường là trái với ý nguyện của họ và không hề có được một
sự trợ giúp pháp lý nào.
Năm 2014,
nam diễn viên Hoàng Hải Ba (Huang Haibo =黄 海 波; sinh
1975) đã trải qua sáu tháng “tạm giam và giáo dục”, sau khi anh gạ gẫm một gái
điếm. Trong năm nay (2018), nữ diễn viên ngôi sao Phạm Băng Băng (Fan
Bingbing = 范 冰 冰; sinh
1981) đã biến mất trong vài tháng - sau đó công khai thú nhận rằng cô đã phạm tội
gian lận thuế và ca ngợi C.C.P.
Đó cũng
là những nỗ lực nhắm tới các thành phần cơ sở (nguyên văn: “a grass-roots
effort”). Nhân danh “sự hồi sinh nông thôn”, các quan chức của C.C.P. ở tỉnh Hắc
Long Giang (miền đông bắc TQ) đang kêu gọi một sự “tiêu chuẩn hóa tư tưởng và
hành vi của nông dân”. Chương trình này chỉ là một phần trong kế hoạch hành động
quốc gia kéo dài ba năm của Ủy ban trung ương C.C.P nhằm nâng cao ý thức hệ và
tố chất đạo đức (moral suzhi ) của người nông dân Trung quốc nhằm làm
mới cũng như cải biến, sửa đổi tính cách, não trạng vốn đơn giản và trung thực,
hồn hậu của họ (nguyên văn: “to refresh and revise their simple and honest
character”).
Khi đem
thực hành áp dụng ở Tân Cương, Tây Tạng hoặc các vùng biên giới khác, cảm hóa (nguyên
văn: “ganhua =感 化”), theo lời nhà nhân chủng học Stevan Harrell, dường như là
tương đương với một “dự án khai hóa văn minh” (nguyên văn: “to amount to a
civilizing project”) nhằm tạo ra một quần xã dân chúng đồng nhất dưới danh xưng
một “quốc gia, dân tộc Trung quốc duy nhất” (nguyên văn: “of a single “Chinese
nation” = 中 华 民 族”). Nhưng trên thực tế nó còn là một cái gì đó nhiều hơn thế.
Ngay từ những năm 1960, nhà tâm thần học Robert Jay Lifton đã gọi việc kiểm
soát tư tưởng mang đặc sắc Trung Quốc - với niềm tin giáo điều của mình vào
chân lý tuyệt đối và một sự bắt buộc cải sửa những gì không thể cải sửa được -
là một “chế độ toàn trị về tư tưởng” (nguyên văn: “ideological totalism”).
Như
Lifton đã nhận xét, chủ nghĩa toàn trị tư tưởng ở Trung Quốc không phải là một
quá trình liên tục, mà là một hiện tượng mang tính chu kỳ. Nó gợi ra một sự pha
trộn các cảm xúc. Một số thần dân (subjects) thì tuân thủ, một số người khác
thì tránh né, rút lui; một số người khác nữa thì thậm chí có thể nhiệt tình lúc
ban đầu. Nhưng theo thời gian, bản chất ngột ngạt của sự đàn áp cũng có xu hướng
gây ra sự phẫn nộ và sự phản kháng, và, đến lượt mình, chúng có thể mang lại những
phương pháp kiểm soát thậm chí còn nặng tính đàn áp hơn.
Dưới thời
cai trị của Mao, các chiến dịch cải tạo khác nhau đã tạm thời ngừng nghỉ khi mà
cả những người bị giam giữ và cả những người canh giữ họ đều bị đói khát và kiệt
quệ. Một làn sóng đàn áp sẽ giảm đi nhưng rồi một làn sóng đàn áp khác sẽ xuất
hiện, với những mục tiêu khác: Những người bị gọi là hữu khuynh được trả tự do
vào năm 1959 theo lệnh của Mao đã bị gán cho cái nhãn là phản cách mạng và, chỉ
vài năm sau đó, trong Cách mạng Văn hóa, lại bị truy bức.
Bắt đầu từ
những năm 1980, chương trình nghị sự cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình đã
giúp đưa xã hội Trung Quốc trở lại khuôn khổ bình thường và thực dụng hơn - ít
nhất là cho đến khi xảy ra cuộc đàn áp Thiên An Môn. Nhưng giờ đây, Tổng Chủ Tập
Cận Bình dường như, một lần nữa, lại tăng cường đàn áp, chống lại các sắc dân
thiểu số, các trí thức, các luật sư, các tín đồ Thiên chúa giáo, các nhà hoạt động
công đoàn, thậm chí cả những sinh viên Maoist.
Tuy
nhiên, chủ nghĩa toàn trị tư tưởng dường như cũng chứa đựng những mầm mống hủy
diệt chính nó (một thứ vi-rút tự hoại, tự diễn biến, tự chuyển hóa – người dịch).
Cái giá phải trả thật là tốn kém. Nó khuyến khích sự lạm quyền của các quan chức
đảng địa phương, những người gặt hái những phần thưởng vì đã và đang duy trì sự
ổn định. Những hành vi lạm dụng này đã và đang sói mòn, băng hoại cả nền pháp
trị lẫn niềm tin xã hội.
Theo thời
gian, chủ nghĩa toàn trị tư tưởng có nguy cơ ăn mòn tính chính danh của nhà nước
(Trung Cộng). Và “một khi công chúng bắt đầu mất niềm tin vào chính quyền và
không còn đồng nhất bản thân mình với nhà nước nữa”, thì, như học giả người
Trung Quốc Yu Jianrong đã viết, “bắt đầu sự hoảng loạn và một sự hỗn loạn xã hội
hoàn toàn cũng bắt đầu bùng phát”.
Chính sự
bất an chí tử của chế độ - sự lo sợ về một cuộc nổi loạn và cuối cùng là sự ly
khai, phân chia Trung quốc (nguyên văn: “and eventually China’s dismemberment”,
như cái thời Xuân Thu Chiến Quốc, rồi thời Tam quốc – người dịch) – cái mà khiến
nó càng ngày càng nhòm ngó, soi mói sâu hơn vào đời sống riêng tư của công dân,
sẽ chỉ khiến cho người dân xa lánh nó. Sự đàn áp những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân
Cương chỉ là một biểu hiện cực đoan của những mục đích độc ác - và không bền vững
– của C.C.P., đó là theo đuổi một sự kiểm soát toàn diện (nói theo ngôn ngữ VN
là “đem bục công an đặt giữa trái tim người”, câu thơ này vốn là của nhà thơ Lê
Đạt, 1929 – 2008, một tên tuổi trong vụ Nhân văn – Giai phẩm, nhưng nay thì đã
thành một câu cửa miệng dân gian, ít người biết được xuất
xứ chính xác của nó – người dịch).
THE END