Hàng chục ngàn người hôm qua đã xuống đường ở Caracas, thủ đô Venezuela,
đòi Maduro từ chức, theo lời kêu gọi của lãnh tụ đối lập Juan GUAIDO.
Cuộc biểu tình kéo dài trên 2 giờ, với khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, trong tiếng còi, tiếng xoong chảo inh ỏi, đã diễn ra tương đối ôn hòa trong không khí sôi sục ở Venezuela. Trong những cuộc xuống đường gần đây, đã có ít nhất 40 người thiệt mạng, 850 người bị bắt.
Cuộc biểu tình kéo dài trên 2 giờ, với khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, trong tiếng còi, tiếng xoong chảo inh ỏi, đã diễn ra tương đối ôn hòa trong không khí sôi sục ở Venezuela. Trong những cuộc xuống đường gần đây, đã có ít nhất 40 người thiệt mạng, 850 người bị bắt.
LUẬT ÂN XÁ
Juan Guaido muốn tìm mọi cách tránh một cuộc nội chiến đẫm máu, không ngớt kêu gọi quân đội đứng về phe nhân nhân, đã cho biểu quyết một đạo luật ân xá cho tất cả quân nhân, công chức từ bỏ hàng ngũ độc tài.
Tới giờ này, các tướng lãnh, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, vẫn trung thành với Maduro, nhưng cấp dưới, đã có nhiều đơn vị đào ngũ. Guaido nói với New York Times sự ủng hộ của quân đội là yếu tố quyết định, và cho hay đã có nhiều cuộc họp mật với một số viên chức cao cấp có trách nhiệm về an ninh.
Hoa Kỳ đã chính thức nhìn nhận Tổng thống Juan Guaido.
Trong một message gởi Guaido, Donald Trump viết : ‘’ cuộc tranh đấu cho tự do bắt đầu ‘’.
Hoa Kỳ đã trao tài sản của Venezuela trên nước Mỹ cho Guaido, đã phong tỏa các ngân khoản của các hãng dầu lửa Venezuela. Bộ trưởng tài chánh Mỹ Steven Snuchim tuyên bố không úp mở: mục đích của Hoa Kỳ là bóp nghẹt kinh tế để buộc Maduro phải ra đi.
Người ta đã đưa ra nhiều kịch bản để giải quyết vấn đề Venezuela, nhưng giải pháp duy nhất Hoa Kỳ chấp nhận là sự từ bỏ chính quyền của Nicolas Maduro.
Cố vấn an ninh của Trump, John Bolton, tuyên bố Mỹ sẽ không loại bỏ bất cứ biện pháp nào ( kể cả quân sự ), nếu có đàn áp ở Venezuela.
Tuy vậy, khó tưởng tượng việc Mỹ gởi quân đội tham chiến, trừ khi có đàn áp đẫm máu, trong khi Trump đã rút quân khỏi Afghanistan và Syrie.
Trên phương diện ngoại giao, Chủ nhật hay đầu tuần tới, các nước Âu Châu sẽ nhìn nhận Juan Guaido.
Cho tới nay, Liên hiệp Âu Châu vẫn không nhìn nhận Nicolas Maduro vì lý do bầu cử gian lận, trong khi tất cả đại diện của các nước Âu Châu đã tham dự lễ nhậm chức chủ tịch quốc hội của Guaido.
Tuần qua Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Portugal, Bỉ, Hoà Lan đã ra tối hậu thư đòi Maduro, trong thời hạn 8 ngày, phải chấp nhận bầu cử, nếu không, sẽ nhìn nhận Guaido. Hy Lạp, nước Âu Châu duy nhất ( với chính phủ cực tả ) còn ủng hộ Maduro, cũng đòi bầu cử lại.
TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
Hôm qua, Maduro bác bỏ yêu sách của Âu Châu, từ chối tổ chức bầu cử Tổng
Thống, chỉ chấp nhận tổ chức bầu cử lại quốc hội, là nơi … Guaido nắm đa số.
Nicolas Maduro hiện ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, với thái độ lúc nóng, lúc lạnh.
Một mặt Maduro tỏ ra cứng rắn, bằng cách ra lệnh cấm Guaido rời lãnh thổ, và phong tỏa ngân khoản cá nhân của Guaido ở ngân hàng, một mặt tuyên bố sẵn sàng thảo luận với đối lập, là chuyện trước đây không hề có.
Một mặt Maduro đả kích Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ Venezuela, mặt khác nói sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhưng than phiền là Trump không trả lời.
Ở Nam Mỹ, ngoài Bolivie, Nicaragua và Cuba, các quốc gia đều đứng về phe Guaido.
GUAIDO hiện đang dồn mọi nỗ lực vào việc thuyết phục quân đội và việc tổ chức cuộc xuống đường lớn, được coi là quyết định, ngày thứ Bẩy tới.
Guaido có ba ưu thế
Nicolas Maduro hiện ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, với thái độ lúc nóng, lúc lạnh.
Một mặt Maduro tỏ ra cứng rắn, bằng cách ra lệnh cấm Guaido rời lãnh thổ, và phong tỏa ngân khoản cá nhân của Guaido ở ngân hàng, một mặt tuyên bố sẵn sàng thảo luận với đối lập, là chuyện trước đây không hề có.
Một mặt Maduro đả kích Hoa Kỳ can thiệp vào nội bộ Venezuela, mặt khác nói sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhưng than phiền là Trump không trả lời.
Ở Nam Mỹ, ngoài Bolivie, Nicaragua và Cuba, các quốc gia đều đứng về phe Guaido.
GUAIDO hiện đang dồn mọi nỗ lực vào việc thuyết phục quân đội và việc tổ chức cuộc xuống đường lớn, được coi là quyết định, ngày thứ Bẩy tới.
Guaido có ba ưu thế
1. Được đa số dân ủng hộ .
2. Được tất cả các lực lượng đối
lập, tới nay cực kỳ chia rẽ, chấp nhận
3 . Được các nước Tây Phương hỗ trợ (
rất hiếm, việc Âu Châu và Hoa kỳ đồng thuận trên chính sách ngoại giao )
1000 TỈ DOLLARS
Các tướng lãnh, tới giờ này, vẫn đứng sau Maduro, vì họ sẽ mất hết, nếu chế
độ sụp đổ. Tuy vậy, tin Reuters cho hay một nhóm ‘’ mercenaires ‘’ ( lính đánh
thuê ) của Nga, khoảng 400 lính thiện chiến, mệnh danh là nhóm Wagner, đã được
gởi tới Caracas, để bảo vệ an ninh cho Maduro. Nhật báo Le Monde xác nhận tin
này, qua một nhân chứng đáng tin cậy. Điều đó có nghĩa là Maduro không còn hoàn
toàn tin tưởng ở các tướng lãnh.
Một dân biểu nói 80% dân ủng hộ Guaido. Điều đó có nghĩa là vẫn còn một thiểu số đứng sau Maduro. Đó là những người được chế độ ưu đãi, những người coi Maduro là kế vị của thần tượng Chavez, và những dân nghèo vẫn nhận được trợ cấp lương thực.
Trước đây, ngồi trên một biển dầu lửa, Chavez dùng tiền vung vít để củng cố quyền lực. Nhưng Venezuela không có kỹ nghệ, không sản xuất gì, không có chính sách kinh tế gì, ngoài việc bán dầu . Khi dầu lưả mất giá, Venezuela lao đầu xuống vực thẳm.
Từ 2004, chính quyền '' xã hội chủ nghĩa '' đã phung phí trên 1000 tỉ dollars tiền bán dầu lửa, trong đó có 300 tỉ dollars các nhà lãnh đạo, tướng lãnh gởi các ngân hàng ngoại quốc.
Để củng cố quyền lực, Maduro tiếp tục chính sách kiểm soát dạ dầy để kiểm soát dân. Nhưng mặc dù phải vay nợ, chính phủ dần dần không đủ khả năng cung cấp lương thực, thuốc men nữa. Ngay cả những người nghèo nhất, trước đây nhận được lương thực đều đặn, ngày nay chỉ được cấp một số lương thực tối thiểu 45 ngày một lần. Sự hoang mang đã bắt đầu gặm nhấm những người trung thành nhất với chế độ.
Một dân biểu nói 80% dân ủng hộ Guaido. Điều đó có nghĩa là vẫn còn một thiểu số đứng sau Maduro. Đó là những người được chế độ ưu đãi, những người coi Maduro là kế vị của thần tượng Chavez, và những dân nghèo vẫn nhận được trợ cấp lương thực.
Trước đây, ngồi trên một biển dầu lửa, Chavez dùng tiền vung vít để củng cố quyền lực. Nhưng Venezuela không có kỹ nghệ, không sản xuất gì, không có chính sách kinh tế gì, ngoài việc bán dầu . Khi dầu lưả mất giá, Venezuela lao đầu xuống vực thẳm.
Từ 2004, chính quyền '' xã hội chủ nghĩa '' đã phung phí trên 1000 tỉ dollars tiền bán dầu lửa, trong đó có 300 tỉ dollars các nhà lãnh đạo, tướng lãnh gởi các ngân hàng ngoại quốc.
Để củng cố quyền lực, Maduro tiếp tục chính sách kiểm soát dạ dầy để kiểm soát dân. Nhưng mặc dù phải vay nợ, chính phủ dần dần không đủ khả năng cung cấp lương thực, thuốc men nữa. Ngay cả những người nghèo nhất, trước đây nhận được lương thực đều đặn, ngày nay chỉ được cấp một số lương thực tối thiểu 45 ngày một lần. Sự hoang mang đã bắt đầu gặm nhấm những người trung thành nhất với chế độ.
MỘT QUỐC GIA PHÁ SẢN
Nhật báo Pháp Le Monde ( 29/01 ), đã phỏng vấn một số dân cư ở Venezuela.
Vài thí dụ :
Juan Carlos, một thợ điện, trước đây ủng hộ Chavez : ‘’ Cuba kiểm soát hết ở Venezuela, kể cả quân đội . Nga và Tàu nắm hết tài nguyên quốc gia. Có người nói đối lập bị Mỹ dựt dây. Thà bị giật dây bởi Hoa kỳ, còn hơn bởi Cuba.’’
Một bà hàng xóm của Juan Carlos : ‘’ Các chính trị gia đều thối nát. Maduro, ngoài thối nát, còn bất tài ‘’.
Alexandro : ‘’ Xứ này kể như tiêu tùng, phá sản, tan tành, bơ vơ. Chỉ còn trông vào Guaido, nhưng nếu thắng, sẽ phải trầy vẩy nhiều năm mới xây dựng lại được ‘’. Alexandro, trước đây là ký giả, nay kiếm ăn bằng nghề bán thuốc lá lẻ dưới gầm cầu, nói tiếp : ‘’ Vấn đề, không phải là Maduro. Vấn đề là chủ nghĩa Cộng Sản. Làm ơn cho tôi biết tên một nước, một nước duy nhất, nơi Cộng Sản đã thành công..’’
Juan Carlos, một thợ điện, trước đây ủng hộ Chavez : ‘’ Cuba kiểm soát hết ở Venezuela, kể cả quân đội . Nga và Tàu nắm hết tài nguyên quốc gia. Có người nói đối lập bị Mỹ dựt dây. Thà bị giật dây bởi Hoa kỳ, còn hơn bởi Cuba.’’
Một bà hàng xóm của Juan Carlos : ‘’ Các chính trị gia đều thối nát. Maduro, ngoài thối nát, còn bất tài ‘’.
Alexandro : ‘’ Xứ này kể như tiêu tùng, phá sản, tan tành, bơ vơ. Chỉ còn trông vào Guaido, nhưng nếu thắng, sẽ phải trầy vẩy nhiều năm mới xây dựng lại được ‘’. Alexandro, trước đây là ký giả, nay kiếm ăn bằng nghề bán thuốc lá lẻ dưới gầm cầu, nói tiếp : ‘’ Vấn đề, không phải là Maduro. Vấn đề là chủ nghĩa Cộng Sản. Làm ơn cho tôi biết tên một nước, một nước duy nhất, nơi Cộng Sản đã thành công..’’