04 décembre 2019

Dịch vụ - ngành kinh tế thứ ba


 Thiện Tùng
 04/12/2019
Theo xu hướng phát triển của thời đại, Dịch vụ không dừng lại ở 2 lĩnh vực Nông, Công nghiệp mà nó phát triển sang các lĩnh vực Văn hóa, Xã hội.... Dịch vụ được xem là ngành kinh tế thứ ba, tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành Nông nghiệp và Công nghiệp đều được xem là thuộc ngành Dịch vụ, như Giáo dục, Giao thông, Y tế... chẳng hạn. 
Dịch vụ là nhu cầu của xã hội, đang phát triển trên diện rộng, khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Dịch dụ dựa trên cơ sở đồng thuận giữa những đối tác trong giao dịch.


                 CHÚC MỪNG CHỊ KIM TIẾN ÔM BÌNH VỀ HƯU


Hoàng Minh Tuấn: CHIA TAY CHÍNH PHỦ, CHỊ TIẾN ĐƯỢC TẶNG HOA, TẶNG BÌNH. Sáng nay 02/12/2019, Chính phủ đã tiến hành phiên họp thường kỳ tháng 11. Trước khi bắt đầu phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ tặng hoa, chúc mừng và bày tỏ sự tri ân với nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến...
Ngành Y ở Việt Nam đang phát triển trên 2 khu vực Công – Công thứ gì cũng Công, Tư thứ gì cũng Tư.  Vì vậy, dịch vụ ở  2 lãnh vực nầy không thể giống/như nhau:
Công: Sử dụng đất công / Nhà và phương tiện công / Người công (được trà lương bằng ngân sách) - Thứ gì cũng từ của công (của Dân), thì thu phí dịch vụ phải thấp hơn khu vực ?.
: Phải mua quyền sử dụng đất / Phải dùng tiền tự có hoặc vay ngân hàng cất nhà và mua sắm phương tiện / Phải thuê và trả lương cho người làm – Thứ gì cũng , thì thu phí dịch vụ không thể thấp hơn khu vực công?.
 Bảo hiểm Y tế hiện hành là chủ trương của Chính phủ, chỉ được diễn ra ở khu vực “Quốc doanh”- nạp tiền trước theo mức quy định, sẽ được khám chữa khi có bịnh. Bảo hiểm Y tế là hình thức Dịch vụ đồng thuận giữa ngành Y tế và từng cá nhân trong xã hội. Thẻ Bảo hiểm Y tế được xem như  bản khế ước giữa ngành Y và người mua bão hiểm.
Trong thực tế, ngành Y tế Công (quốc doanh) không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo khế ước (thẻ Bảo hiểm) đã được thỏa thuận giữa 2 phía.  Nếu Ngành Y như “từ mẫu” thì phước đức cho đời quá? Đàng nầy Ngành Y như “ác mẫu” mới là điều đáng buồn, nếu không nói là đáng giận. Những biểu hiện “tiêu cực” trong ngành Y Công người ta đã nói mệt mà chưa chịu nghỉ. Hơn nữa, trong năm 2019, Bộ Y tế đã liên tiếp ban hành  2 Thông tư số 13 và 14/2019  tăng mức thu phí  dịch vụ Y tế khu vực công nhầm thu hẹp khoảng cách giữa dịch vụ Y tế Công và Tư.
Có lẽ xuát phát từ đó, gần đây, dịch vụ Y tế khu vực Công phát triển “phong phú, linh hoạt”, ngày một sâu rộng. Bài viết nầy, tôi chỉ kê những gì mình thấy và có va chạm .
Tôi thấy:
-  Bịnh viện Đa khoa ở tỉnh Tiền Giang nói riêng: Sử dụng đất công / Nhà và phương tiện công / Người công (người làm được trả lương),  thế mà họ chia thành 2 khu vực khám chữa bịnh: khu vực khám “Nghĩa vụ (trách nhiệm) và khu vực khám theo “Yêu cầu” - khu vực khám Nghĩa vụ lèo tèo, chậm chạp..., khiến người bịnh buộc lòng phải sang khu vực khám theo Yêu cầu. Vì bịnh nhân dồn sang quá đông, bác sĩ khu vực khám theo Yêu cầu có hiện tượng khám qua loa (khám lấy lễ).
-  Tâm trạng bịnh nhân: số khám khu vực Nghĩa vụ chờ lâu chán; số khám ở khu vực Yêu cầu ngoài khám qua loa còn phải tốn tiền công khám cũng chán. Lai rai nghe có một số người đã mua Bảo hiểm Y tế uể oải nói đại ý: Lỡ mua Bảo hiểm Y tế, hết hạn tôi nghỉ mua, để tiền khi có đau yếu gọi bác sĩ tư sẽ tốt và đỡ tốn hơn – tiền mua bảo hiểm+phí dịch vụ tính ra cao hơn chữa trị ở bác sĩ tư!.

Tôi va chạm

Tôi là “Người kháng chiến cũ”, thuộc thế hệ U.80, có thẻ Bảo hiểm Y tế 100% (toàn phần), có cố tật dị ứng thuốc Tây y nên ít đến bịnh viện. Tuổi già sức yếu, năm 2019 nầy tôi đến bịnh viện hơi nhiều. Trước khi nói cụ thể những gì mình va chạm, tôi xin nói để gẫm cho vui: Ai cũng vậy, chỉ tính từ cổ trở lên có 3 khoa do ngành Y phụ trách: khoa mắt / Khoa tai mũi họng / Khoa răng hàm mặt. Không như những đồ vật nếu bị hư có phụ tùng thay thế, còn con người thì không, nếu bộ phận nào đó bị hư chỉ o bế lại xài tạm. Tôi ngoài thương binh mất sức 71%, “bộ đồ lòng” rơ hết ráo, còn vướng 2 chứng bịnh mắt và tai mũi họng. Ngặt nỗi cơ thể tôi lại kỵ thuốc kháng sinh (giống như bịnh tiểu đường kỵ mỗ xẻ), đó là khó khăn cho khâu điều trị. Thông thường, diêm nhiễm thì phải dùng thuốc kháng sinh, nhưng cơ thể tôi cho kháng sinh vào thì dị ứng sưng mắt, nghẹt thở phải đi cứu cấp ngay - 10 tháng qua của năm 2019 nầy, bịnh viện phải cấp cứu cho tôi 4 lần do bị nghẹt thở vì cơ thể không chấp nhận thuốc kháng sinh.
-  Khoa mắt ở tỉnh Tiền Giang tách khỏi bịnh viện Đa khoa tỉnh. Theo quy định, dù có bảo hiểm, muốn khám chữa trị bịnh mắt khỏi tốn tiền phải xin giấy giới thiệu từ bịnh viện Đa khoa tỉnh. Bữa nọ mắt tôi ngứa, đổ ghèn..., sợ mất công không xin giấy chuyển, tôi đến khoa mắt chấp nhận chịu tiền khám hết 33.000 đồng, nhưng họ chỉ khám mà không cấp thuốc, chỉ ghi tên thuốc và bảo đến tiệm thuốc Tây An Tâm mua chai thuốc nhỏ mắt hết 65.000 đồng - coi như đứt 100.000 đồng mà chỉ có được chai thuốc nhỏ mắt thông thường. Có phải đây là cách  dịch vụ ngành Y công lánh bảo hiểm?.
-  Tôi bị đau ở cổ họng, vào khu vực khám “Nghĩa vụ”  thuộc bịnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang khám. Không được thẳng đến khoa “tai mũi họng” mà phải đến điểm tập trung chờ số thứ tự được báo trên bản điện tử - số hiện trên bản điện tử 14 còn số tôi 76. Tôi phải mất gần một buổi sáng mới được khám qua loa và cho thuốc kháng sinh. Về uống, sưng mắt, nghẹt thở, phải tự thuê xe đi cứu cấp và mỗ nội soi ở bịnh viện tuyến trên (Chợ Rẫy. Có bảo hiểm đến khám chữa bịnh khu vục “nghĩa vụ” khỏi tốn tiền nhưng mất nhiều thời gian chờ đợi ?
- Lần khác, tôi bị ngứa sần mình, sợ vào khu vực khám “Nghĩa vụ” mất thì giờ, tôi vào khu vực khám theo “Yêu cầu”. Bác sĩ hất hàm bảo phụ tá đo huyết áp tôi, sau đó, ông xem sơ sài vài chỗ tôi bị ngứa rồi ghi giấy cho tôi đi xét nghiệm máu. Khi tôi bắt đầu đi, bác sĩ hỏi:
+ “Có mang tiền theo không?”. 
+ “Có hơn trăm ngàn” – tôi trả lời.  
+ “Đâu đủ, phải 350.000 đồng” – bác sĩ nói.
+ Tôi đâu đủ tiền! Thôi bác sĩ cho thuốc gì đó tôi uống đỡ rồi hãy tính sau?- tôi nói.
Thế là mất hết nửa buổi, tốn 50.000 đồng tiền khám bịnh, mà chỉ được bác sĩ cấp cho vĩ 10 viên thuốc dị ứng, giá thị trường 5.000 đồng như tôi đã thường mua. Có phải đây là cách dịch vụ  ngành Y công lách bảo hiểm?.
- Đầu tháng 10/2019,  gia đình đưa tôi vào bịnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang cấp cứu vì nghẹt thở, có lẽ do thời tiết thay đổi, vết mỗ ở cổ tôi hành. Trong 14 ngày đầu tháng 10/2019, bịnh viện 3 lần chích và cho tôi uống kháng sinh  là 3 lần tôi bị nghẹt thở do dị ứng thuốc. Không còn cách nào khác, bịnh viện Đa khoa Tiền Giang chuyển tôi đến bịnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM với dạng cứu cấp. Điều đáng nói ở đây, người có bảo hiểm Y tế, theo lẽ thông thường, bịnh viện chuyển đi đâu thì bịnh viện phải chịu phí tổn? Đàng nầy, bịnh viện nói theo quy định mới, bắt chúng tôi phải trả 1.100.000 đồng tiền xe và phải boa cho người lái xe và y tá hộ tống mỗi người 100.000 đồng – thế là tôi phải   1.300.000 đồng cho chuyến xe cấp cứu nầy. Có phải đây là cách dịch vụ Y tế công lách bảo hiểm ?.
-  Tôi đến với dạng cấp cứu mà bịnh viện công Phạm Ngọc Thạch TP HCM, họ để tôi ngồi rồi nằm run en phát rét trên băng ca ở hành lang 6 tiếng đồng hồ (từ 16 giờ đến 20 giờ) để làm thủ tục nhập viện.
Không cần tham khảo với phía bịnh nhân (đối tác), 20 giờ đêm, bịnh viện nầy chuyển tôi đến một phòng riêng cũng trong khu vực. Về ở, căn phòng nầy, ngoài một ít tiện nghi, có 2 giường – 1 giường cho bịnh nhân, 1 giường cho người nuôi bịnh. Theo bản quyết toán chúng tôi còn lưu giữ, sau khi trừ 200.000 đồng do có bảo hiểm 100%, mỗi ngày (24 giờ) chúng tôi phải trả cho bịnh viện 2.200.000 đồng (ở 4 ngày phải trả 8.8000 đồng). Về ăn, bịnh viện cho rằng tôi ăn không được do gia đình cung cấp thức ăn không thích hợp, họ chỉ đạo cho căn-tin của bịnh viện cấp, nếu cháo một suất 67.000 đồng, nếu bánh canh mỗi suất 100.000 đồng – dầu ăn được hay không cũng phải trả tiền như thế!. 
Dường như bịnh viện PNT không mấy quan tâm  đến sức khỏe bịnh nhân mà chú tâm nhiều ở khâu Dịch vụ ?! . Bốn ngày nằm bịnh ở đây, sức lực tôi ngày càng cạn kiệt, do tôi không ăn uống được và bác sĩ điều trị cứ ép uống thuốc kháng sinh mỗi ngày 3 lần – sau mỗi lần uống thuốc là tôi bị sốt. Bác sĩ cứ bảo tôi phải ăn và uống nhiều vào. Không thể ăn uống được, tôi cứ lắc đầu và sức khỏe mỗi lúc một cạn kiện. Có lẽ bó tay trong điều trị, họ “kết tội” tôi “không chịu hợp tác”, cho xuất viện. Sau khi phải trả tổng cộng phí tổn 18 triệu cho bịnh viện, con tôi phải kè tôi ra xe để về nhà.
Trong cái rủi lại có cái may: Nhờ bịnh viện “trục xuất”, về nhà tôi cậy bác sĩ tư chích thuốc khỏe, vô nước, vô đạm ... tốn chỉ hơn 1 triệu đồng, sức khỏe tôi hồi phục dần. Công bằng mà nói, có lẽ nhờ bịnh viện PNT dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt hết vi khuẩn trong người tôi và nhờ bác sĩ tư kịp thời chích thuốc khỏe, vô nước, vô đạm tôi mới sống được tới ngày nay. Nếu tôi còn tiếp tục nằm dài hạn ở bịnh viện PNT, bác sĩ  cứ cho tôi uống thuốc kháng sinh liều cao chắc tôi phải chết theo mấy con vi khuẩn trong người tôi. Và, vì thương xót tôi, người thân của tôi phải vét hết vốn tự có để may ra đủ trả tiền cho bịnh viện và chôn cất thân xác tôi.Theo thiển nghĩ của tôi: “Đốt nhà để diệt chuột” không phải là cách trị bịnh cứu người của bác sĩ ?.  Có phải đây là cách dịch vụ Y tế công lách bảo hiểm ?.
Khi sức khỏe hồi phục, tôi viết và gởi cho trang điện tử Dân Quyền VN đăng bài “Tôi bị án oan”. Sau khi đọc bài viết nầy: Em gái tôi, bác sĩ nghỉ hưu ở Sàigòn; Cô bạn Thuận ở Úc; Thầy giáo Long ở Mỹ Tho..v.v... điện thoại hỏi thăm và đều nói đại ý: “Kệ nó anh ơi, ở đâu, ngành nghề nào cũng vậy, nói chi cho thêm mệt”?!. Thú thật, nghe câu nói hàm chứa quan điểm “bất chiến tự nhiên thành” của những người nầy tôi còn “mệt” hơn nói và viết!.

Kết

Từ lâu tôi đã tự nhủ: “Sinh, bịnh, lão, tử” là quy luật muôn thuở. Khi thấy mình thật sự rơi vào cửa tử thì vui vẻ chấp nhận nó. Đừng vì quá tham sinh, ngoài thêm khổ thân còn dễ bị người ta lợi dụng “vét cú chót” tránh sao khỏi tan gia bại sản, gây khổ, để nợ cho con cháu tội nghiệp cho chúng lắm?.   -/-