06 décembre 2020

III.- BỜ BIỂN BẮC BỘ BỊ SẠT LỞ NGHIÊM TRỌNG


Thiện Tùng   

5/12/2020

 

Lưu ý:

 - Việt Nam có 28 tỉnh/thành giáp biển. Khi thông tin tôi bắt đầu từ tỉnh Kiên Giang (số 1) thì  kết thúc phải là tỉnh Quảng Ninh (số 28).

- Hai bản đồ chõi nhau: Bản đồ Bắc bộ đẩy Thanh Hóa vào Trung bộ và ngược lại – không biết đâu mà rờ!.

 

Bắc bộ                                            Trung bộ


28/ Quảng Ninh

Có phải lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh giởn mặt “tử thần”?

Bờ biển Quảng Ninh có bải lài lý tưởng, bình thường sóng chỉ chồm lên tuyến rác (màu đen) cách bên ngoài tuyến cây rất xa.  

Đoạn kè tại bãi biển Đầu Rồng vẫn đang được tiếp tục thi công với cọc sắt được thiết kế cao hơn mặt đường khoảng 1m

Thế mà, ngày 24/08/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định 3278/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư Dự án xây dựng kè chống sạt lở bãi biển xã Cái Chiên, huyện Hải Hà. Chủ đầu tư là UBND huyện Hải Hà, tổng mức đầu tư gần 80 tỷ đồng được lấy từ ngân sách.

Theo thiết kế được duyệt, tổng đoạn kè bãi biển dài 1.800m, chia làm 2 đoạn.Đoạn 1 dài 300m xây dựng tại bãi cát Cái Chiên (đoạn cửa đồn Biên phòng). Đoạn 2 dài 1500m xây dựng tại bãi cát Đầu Rồng.

Một quyết định gây nhiều tranh cãi: 

Xây kè chắn sóng cần tính giải pháp phù hợp

Thái Bình - Văn Hoàng | 16/09/2020, 08:40

 

Dự án xây dựng kè chống sạt lở bãi biển Cái Chiên, huyện Hải Hà nhằm ngăn chặn tình trạng biển xâm thực, xói mòn dọc bờ biển, tuy nhiên khi triển khai đã tạo ra một số “vướng mắc” cần sớm có giải pháp tháo gỡ.

 

Sóng biển bắt đầu tấn công gây sạt lở nghiêm trọng

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Viết Ninh, Bí thư chi bộ thôn Cái Chiên, nhà nằm ngay sát với bờ kè cho biết: "Những năm trước đây, khách ra tắm tại bãi rất đông vì bãi biển thoải mái, sóng êm, nhưng kể từ khi có bờ kè thì lượng khách ra rất ít, không còn thích thú. Từ trước đến nay ông chưa từng thấy sóng đánh gây sạt lở nghiêm trọng, nếu có chỉ là ít rồi sau đó lại được bồi đắp tự nhiên. Trái lại, từ khi có bờ kè, mùa mưa bão, sóng xô vào bờ gặp bức tường bê tông cao gây áp lực lớn khiến nước bắn lên cao cả hơn chục mét. Ngoài ra, với độ cao của bờ kè khi thủy triều xuống nước cạn như hiện nay thì người dân và khách du lịch đi trên bờ bao không an toàn bởi không có lan can”.

 

Ông Phạm Văn Tài, thôn Cái Chiên nhà cũng nằm sát bờ kè cho biết: "Dự án có ý nghĩa tốt, nhưng chưa thực sự hợp lý. Từ ngày có bờ kè thì xuất hiện sóng cao, trận bão số 3 vừa rồi, nước bắn vào tới đường (cách kè khoảng 20m). Không những thế việc xây dựng bờ kè còn tạo ra cảnh quan xấu, mất hết vẻ đẹp của bãi tắm. Năm nay khách ra, dù đặt phòng nghỉ rồi nhưng thấy có kè đều bỏ đi vì họ cho rằng phản cảm, bờ kè thì cao không có đường xuống biển. Khi thủy triều dâng lên cao sóng dồn vào giật ra không ai có thể tắm”.

 

 Sống dựa vào du lịch, bà Lương Thị Khả năm nay 60 tuổi cho biết: “Năm nay khách đến đặt phòng đều chê rồi bỏ đi bởi bãi không còn vẻ đẹp tự nhiên. Không những thế, trước đây sóng rất êm, nhưng  khi có bờ kè nhiều hôm sóng rất to khiến đất đá trên bờ trôi xuống gây đục nên khách trả phòng dù mất thêm tiền”.

 

Bà Khả cho biết thêm: Gia đình tôi phải đi vay ngân hàng để xây dựng các phòng nghỉ phục vụ du khách. Nhưng năm nay, phần vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, phần vì khách không còn thiện cảm với cảnh quan, do có bờ kè, nên các phòng nghỉ của gia đình và hàng xóm xung quanh đều rơi vào tình trạng đóng cửa, không có người đến”.

 

Việc xây dựng bờ kè đã phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế từ du lịch. Người dân nơi đây còn cho biết: “Khi xây dựng, chủ đầu tư là UBND huyện Hải Hà không hề lấy ý kiến nhân dân. Thậm chí, theo thiết kế, phía sau bờ kè được đắp đất thành một con đường nhưng do gặp sóng lớn và nước mưa gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở nghiêm trọng”.

 

-------

 

27/ TP Hải Phòng

Báo Thanh Niên.Net chỉ nhận xét ngắn gọn:

“Ở miền Bắc, khi có giômg bão, khu vực Cát Hải (Hải Phòng) và Hải Hậu (Nam Định) sóng biển tấn công dữ dội nhất, gây sạt lở nghiêm trọng nhứt.

Bờ biển Cát Hải- Hải Phòng

Bờ biển Hải Hậu – Nam Định

--------

 

26/ Thái Bình

Ngày 27/10/2020, UBND tỉnh Thái Bình ra văn bản số 110/KH-UBND với tiêu đề   “Phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. 

Hơn 338 tỷ đồng xây kè bờ hữu sông Thái Bình- báo Xây Dựng

 Theo số liệu của Hạt kiểm lâm huyện Tiền Hải (thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình), trong phạm vi sạt lở trên có khoảng gần 300m chiều dài rừng đặc dụng (cây phi lao) bị sạt lở sâu vào bờ khoảng gần 3 mét, cuốn đi toàn bộ đất và cây rừng. Đây là khu vực mà năm 2014, UBND tỉnh Thái Bình công nhận là rừng đặc dụng, do vậy cơ quan chức năng và UBND huyện Tiền Hải đang khẩn trương tìm biện pháp khắc phục, bảo vệ.

Triều cường gây sạt lở nghiêm trọng tại cồn Vành – Báo Thái Bình

Theo Ban quản lý cồn Vành (Nam Phú, Tiền Hải) từ khoảng 16 giờ ngày 25/7, nước biển dâng bất thường tràn qua mặt cồn Vành, sóng to đã đánh gãy ngang những cây phi lao có chiều cao trên 8m.

 Sóng cùng triều cường dâng cao trong thời gian hơn 6 tiếng đồng hồ khiến khoảng gần 1km bờ biển bị sạt lở, cá biệt có điểm sạt lở sâu vào phía đất liền  từ 2 đến 3m phá hỏng một số công trình phụ của cửa hàng kinh doanh ăn uống và bờ kè do các hộ dân tự xây dựng để giữ đất. 

 ----------

 

25/ Nam Định

 

“Sạt lở nghiêm trọng bờ kè khu du lịch sinh thái ven biển Nam Định”

Văn Đạt/TTXVN 17:55' - 19/03/2019

 

 Bờ kè khu du lịch sinh thái Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định bị sạt, sụt nghiêm trọng, có chiều hướng lan rộng.

Một điểm sạt lở trên bờ kè khu du lịch sinh thái Rạng Đông (Nghĩa Hưng, Nam Định) - Ảnh Văn Đạt/ TTXVN


 Toàn bộ tuyến kè này đang đứng trước nguy cơ bị sóng biển kéo sập nếu các cơ quan chức năng địa phương không sớm đưa ra giải pháp khắc phục.

 

 Đây là một trong những hạng mục thuộc dự án kè lấn biển, hạ tầng kinh tế biển nằm ngoài đê biển huyện Nghĩa Hưng do UBND huyện Nghĩa Hưng làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai từ năm 2012 - 2014 với tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng (nguồn kinh phí Trung ương).

 

Theo phóng viên An Lãng: Ông Vũ Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu cho hay, sau khi sự cố xảy ra, UBND huyện đã báo cáo lên UBND tỉnh Nam Định, đồng thời huy động nhân lực, máy móc xử lý điểm sạt lở trên, bằng cách xếp các rọ thép đựng đá hộc phủ lên trên các vị trí bị sạt, sụt, liên kết các rọ thép lại với nhau bằng dây thép buộc chặt để hạn chế sạt, sụt lan rộng.

Bờ kè bãi biển Thịnh Long đang bị sạt, sụt rất nghiêm trọng. Ảnh: Đức Vượng


Nam Định: Bờ kè tiền tỷ tiếp tục trôi xuống biển

Mai Chiến - Thứ Bảy 12/09/2020 

 

Mời xem một số ảnh do phóng viên Mai Chiến ghi nhận, đăng trên báo Nông Nghiệp:

 


Thời điểm tháng 4/2019, khu vực này mới chỉ xuất hiện 2 vị trí sạt lở, sụt lún. Vị trí số 1: K0+60 - K0+100 và vị trí số 2: K0+210 - K0+290. Trong ảnh là vị trí sạt lở số 2, chụp ngày 13/4/2019.

 


Tuy nhiên, đến nay đã gần một năm rưỡi trôi qua, sự cố trên vẫn chưa được khắc phục. Mái bờ kè liên tiếp bị sụt lún nghiêm trọng, tan hoang như một đại công trường ngổn ngang. Kéo dài gần 1km.



Qua quan sát, toàn bộ mái kè bị sóng đánh sập đổ, nằm trải dài dưới nền cát; đường bê tông dày khoảng 20cm, rộng gần 5m bị gãy thành nhiều khúc, có đoạn lún sâu dưới 1m so với nền đất cũ.

 


Mố kè bê tông và làn đường đi bộ được lát bằng gạch block lục lăng bị phá vỡ, dẫn đến hở hàm ếch rộng hơn 1m.

 


Đường ống bê tông thoát nước được ghép bằng các cống bi bị phá tan, rời rạc nhiều đoạn.

 


Tình trạng sạt lở, sụt lún đã ăn sâu, rộng vào tận rừng phi lao phòng hộ. Ở khu vực này, đã có hàng chục cây bàng bị bật gốc, chết héo khô.



Theo người dân sinh sống gần đây, tình trạng bờ kè tiền tỷ liên tiếp bị sụt lún nghiêm trọng diễn ra từ tháng đầu 2/2020 trở về đây.


Mặc dù, tình trạng sụt lún bờ kè diễn ra mỗi ngày một nghiêm trọng, nhưng chính quyền sở tại lại không đặt biển cảnh cáo nguy hiểm ở khu vực nói trên.




Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là một trong những hạng mục thuộc dự án kè lấn biển, hạ tầng kinh tế biển nằm ngoài đê biển huyện Nghĩa Hưng do UBND huyện Nghĩa Hưng làm chủ đầu tư.

MAI CHIẾN

  -----

 

24/ Ninh Bình

 

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài làm đất đồi sạt lở xuống nhiều gia đình ở thành phố Tạm Điệp (Ninh Bình). Những vết nứt tiếp tục kéo dài, rộng và sâu trên đỉnh đồi đang là mối nguy hiểm khiến 30 hộ dân luôn sống trong hoang mang bị đất núi vùi lấp.

 

Hàng trăm khối đất đá đổ ụp xuống 30 hộ dân- Ảnh báo Dân Trí


---------

 

23/ Thanh Hóa:

 

Thanh Hóa đồng thời bị sạt lở bờ biển và đất chùi:

 

 - “Bờ biển Thanh Hóa bị sạt lỡ nghiêm trọng do sóng biển”

Kiều Chữ / Báo Môi Trường

 


 Theo ngành chức năng cho biết, tuyến bờ biển khu vực xã Quảng Nham  dài hơn 4,2 km, tiếp giáp với cửa sông Yên , do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bờ biển bị xâm thực. Tình trạng sạt lở bờ biển diễn ra nghiêm trọng, có đoạn biển đã xâm thực từ 15 đến 20m. Nhiều đoạn, điểm sạt lở đã tiến sát khu dân cư, chỉ cách móng nhà và các công trình của người dân hơn chục mét.

Đoạn đê, kè bị sạt đang được sửa chữa. Ảnh Tô Thế


Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá vừa phê duyệt dự án xử lý khẩn cấp đê hữu sông Mã gần 200m, đoạn qua phường Hàm Rồng (TP. Thanh Hoá) với nguồn vốn hơn 34 tỷ đồng từ ngân sách dự phòng địa phương.

 

Đoạn kè gần chân cầu Hàm Rồng, hiện nhà thầu đang tập trung giải phóng mặt bằng, tập kết phương tiện máy móc, vật liệu để thi công. Ảnh: Tô Thế


Theo đánh giá của chủ đầu tư dự án, do nền địa chất ở khu vực này khá phức tạp nên sẽ khó khăn trong việc gia cố lòng sông và ép cọc khoan nhồi.

 

Nền đường hành lang giao thông trên đỉnh kè sạt sâu gần 2m. Ảnh: Tô Thế

Tuyến bờ biển khu vực xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đang bị sạt lở nghiêm trọng, biển xâm thực sát nơi người dân sinh sống.
 

-  Thanh Hóa: “Mưa lớn đất chùi  gây thiệt hại nghiêm trọng” 

Quan Tâm / báo Đời Sống 

 

Mưa lớn khiến cho nhiều tuyến QL và tỉnh lộ tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở nặng, ngập sâu trong nước, chia cắt nhiều thôn bản cũng như giao thông đi lại bị ách tắc.

Mưa lớn, đất đá sạt lở xuống đường khiến QL15C

                  bị chia cắt huyện Mường Lát với miền xuôi


Tại  tuyến đường QL15 đoạn chạy qua làng Cha, xã Thiết Ống và làng Chệch, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước bị ngập sâu trong nước hơn 1m, tại tuyến đường QL15C đoạn chạy qua các xã Pù Nhi, Nhi Sơn, Tén Tằn, Trung Lý… bị sạt lở, đất đá tràn xuống đường khiến giao thông ở huyện Mường Lát bị chia cắt.

Sạt lở đất  khiến 1 ngôi nhà dân bị hư hỏng


Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Mường Lát, QL15C từ xã Trung Lý đi thị trấn Mường Lát có 10 điểm bị sạt lở đất đá khiến giao thông bị ách tắc.


Tại huyện Quan Sơn, nước sông Lò và sông Luồng dâng cao nên địa phương đã phải di dời 30 hộ dân. Ngoài ra tại xã Trung Tiến, Sơn Điện xuất hiện nhiều điểm có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến QL217 đoạn chạy qua địa bàn huyện.


Sáng 17/8, tại huyện Lang Chánh, nước lũ đổ từ Lào về khiến nước sông, suối chảy qua địa bàn làm ngập nhiều tuyến đường như QL15 đoạn chạy qua thị trấn Lang Chánh, tỉnh lộ 530B đoạn chạy qua xã Tân Phúc, nhiều địa phương bị chia cắt, còn tuyến đường 530B từ thị trấn đi xã Yên Khương cũng bị sạt lở.

 

Tại huyện Quan Hóa, chính quyền địa phương đã phải sơ tán gần 30 hộ dân nằm ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn. Ngoài ra, có 3 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 100m.


Còn huyện Mường Lát,  do đất đá lở rơi trúng người khiến chị Lương Thị Phiếu (SN 1989, trú bản Na Chừa, xã Mường Chanh) tử vong tại chỗ.


 

 Lời kết

 

-  Thế là tôi đã  cố gắng sưu tầm, tổng hợp tin, ảnh về sạt lở ven biển của toàn bộ 28 tỉnh/thành tiếp giáp biển để đọc giả tham khảo.

 

 -  Giặc Phương Bắc, giặc Pháp trước kia họ “chiếm” đất nước Việt Nam để trục lợi. Bằng mọi giá, chúng ta đấu tranh giành lại đất nước Việt Nam còn nguyên ven hình hài. Còn “giặc biển” ngày nay, hàng ngày/giờ, nó “cướp” đất của chúng ta bằng cách gậm nhấm từng phần mang ra biển cả. Nếu chúng ta không có giải pháp thích hợp ngăn ngừa, nó sẽ xóa hình hài Việt Nam không hề thương tiếc, không thể kiện tụng gì nó được?.  -/-