Phạm Trần
“Quân đội phải làm mạnh hơn nữa, bài bản hơn
nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa. Đối với những người lầm đường, lạc
lối thì phải kiên trì vận động, cảm hóa, giáo dục, thuyết phục. Đối với những
kẻ mượn cớ, nhân danh “góp ý” để chống đối, phá hoại thì phải kiên quyết
trừng trị theo pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng, kỷ luật của Quân đội.”
Đó là chỉ thị của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch nước đã đưa
ra tại Hội nghị Quân chính (Quân sự và Chính trị) Toàn quân năm 2020, ngày 07
tháng 12 năm 2020, tại Hà Nội.
Nhưng thái độ gay gắt của ông Trọng trước thềm Đại hội đảng XIII có ý nghĩa gì ? Nó chỉ tập trung vào tập thể Quân đội hay cà trong Dân và Cán bộ, đảng viên ?
Nếu trong Quân đội thì nguy to. Càng nguy nan hơn nếu đã lan sang lực lượng Công an vì đảng đã khẳng định Quân đội và Công an là hai lực lượng nồng cốt bảo vệ Đảng và Tổ quốc. Nếu một trong hai mà suy thoái để “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” thì đảng lâm nguy, mất chỗ tựa lưng để tồn tại.
Do đó, khi ông Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã công khai nhắc nhở Quân đội “phải làm mạnh hơn nữa, bài bản hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa” trong công tác chống những ý kiến trái chiều với đảng trong đóng góp ý kiến vào các Dự thảo Văn kiện đảng khóa XIII thì vấn đề không giản dị hay chỉ có thế thôi.
Vì Tiểu ban Văn kiện đảng do ông Trọng đứng đầu không cho biết những ai, thành phần nào trong xã hội, trong đảng và trong Quân đội đã “nhân danh “góp ý” để chống đối, phá hoại “ nên nội dung chống đối không được đưa ra ánh sáng.
Việc này cho thấy đã có tình
trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” với các Dự thảo Văn kiện XIII, đặc biệt là
Báo cáo Chính trị. Tuy không nói ra, nhưng qua các bài viết và phát biểu của
một số người Trong Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo trên các Tạp
chí Cộng sản, Tuyên giáo và Xây dựng đảng thì có 2 vấn đề nổi bật và quan trọng
nhất đã được tranh luận trong xã hội là liệu chúng có còn giá trị trong thực tế
khi không còn Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo nữa.
Đến nay, sau ngày khối Cộng sản Liên Sô và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu
tan rã từ 1989 đến 1991, tuy chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn trên giấy, nhưng trên
Thế giới chỉ còn lại 4 nước bám lấy cái phao của Chủ nghĩa thoái trào và sắt
máu này. Đó là Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba với mỗi nước theo
một phiên bản “chệch hướng khác nhau” cho phù hợp với hoàn cảnh mỗi quốc gia
với mục đích duy nhất là quyền dân phải nằm trong tay đảng, và nhà nước phải
nắm toàn diện và chỉ huy kinh tế để xiết dạ dầy dân vào mục tiêu chính
trị.
Hai vấn đế cốt lõi của đảng CSVN là:
1.- Tiếp tục kiên định xây dựng đất nước dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.- Tiếp tục theo đuổi chủ
trương làm Kinh tế Thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Ý NGHĨA GÌ ?
Đã
có nhiều Trí thức và Đảng viên tại chức và đã nghỉ hưu có uy tín trong đảng đã
chê bai hai quyết định của đảng là sai lầm và lạc hậu. Sai lầm vì Lãnh đạo Việt
Nam đã không dám từ bỏ Chủ nghĩa Mác Lênin vì Trung Cộng vẫn còn theo đuổi nó
qua tên gọi mới là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.
Báck khoa Toàn thư mở giải thích :” Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc “là
hệ tư tưởng chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên chủ nghĩa xã hội khoa học. Ý thức hệ này hỗ trợ việc tạo ra một nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa
chi phối bởi các khu vực công vì Trung Quốc đang trong giai đoạn
đầu của chủ nghĩa xã hội. Chính phủ Trung Quốc cho rằng Trung Quốc không từ
bỏ chủ nghĩa Mác nhưng đã phát triển nhiều thuật ngữ và khái
niệm của lý thuyết Mác-xít để hàm chứa hệ thống kinh tế mới. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng chủ nghĩa xã hội là tương thích với
các chính sách kinh tế. Trong tư tưởng của Cộng sản Trung Quốc hiện nay, Trung
Quốc đang trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội - một quan điểm giải thích
các chính sách kinh tế linh hoạt của chính phủ Trung Quốc để phát triển thành
một quốc gia công nghiệp hóa.
Bắt đầu từ cuối năm 1978 các
nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế
hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng
vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã
chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng
quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp,
cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành
dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước
ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh
tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn
hợp, dung hòa giữa sở hữu tư nhân và nhà nước tạo nên một thứ chủ nghĩa tư bản nhà nước mang đặc trưng của Trung Quốc.”
Vậy đảng Cộng
sản có bắt chước làm theo Trung Cộng không ?
Từ mấy chục năm qua, không
biết bao nhiêu lần Trí thức và Đảng viên có uy tín trong đảng cả tại chức hay
đã nghỉ hưu đều đồng thanh kêu gọi đảng “phải đổi mới chính trị”, từ bỏ Chủ
nghĩa giáo điều và lạc hậu Mác Lênin và phần tư tưởng Cộng sản của Hồ Chí Minh,
nhưng giữ lại “tư tưởng dân tộc” của ông Hồ để tạo bước đi mới trong xây dựng
đất nước trên nền tảng dân chủ và tự do.
Ba trong số Trí thức và công thần nổi tiếng của Chế độ là Trung tướng Trần Độ,
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa đảng VI Trần Xuân Bách và Nhà tư tưởng Hoàng
Minh Chính cũng đã khuyên đảng theo gương Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Nga Mikhail Gorbachev để chấp nhận “đa nguyên”, “đa
đảng” nhưng bị lên án và kỷ luật tồi tệ.
Để rồi, từ thời Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Linh (Khóa đảng VI) cho đến bây giờ, khóa đảng XII với ông Nguyễn
Phú Trọng, một người giáo điều và bảo thù hàng đầu, đã kéo cả đảng và nhà
nước vào con đường lạc hậu và chậm tiến, khiến đất nước và nhân dân đã nghèo
càng tụt hậu và chậm tiến hơn bao giờ hết.
TỪ CƯƠNG LĨNH ĐẾN HIẾN PHÁP
Bằng chứng tụt hậu đã ghi trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ Qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa (Bổ sung, Phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013.
Cương lĩnh viết:”Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Về Kinh tế, đảng chủ
trương:”Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh
và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là
bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng
phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh
tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình
thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng
ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị
trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế
thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Trong khi Hiến pháp tu chính năm 2013, chỉ đáng giá là một “bản sao” của
Cương lĩnh đảng vì nội dung giống nhau. Điều này chứng minh, dù nhà nước đã cải
chính, đảng đã nắm mọi quyền hành ở Việt Nam. Mọi quyết định đều trong tay
đảng. Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tuy được bầy vẽ có bầu, nhưng dân lại bỏ
phiếu cho người của đảng đưa ra thì khác gì nước đổ lá khoai ?
Hãy đọc Điều 4 Hiến pháp năm
2013 để thấy Đảng đã chiếm quyền dân như thế nào, theo đó họ viết:” Đảng
Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ
nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội.”
Trong lĩnh vực Kinh tế, Điều 51 Hiến pháp quy định:
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
CHỐNG ĐA NGUYÊN-ĐA ĐẢNG
Trong khi đảng nhiều lần tuyên bố “Việt Nam không cần và không chấp nhận chế
độ đa đảng”, nhưng ai cho phép đảng tự tung tự tác như thế ?
Tuyên giáo đảng, đội ngũ chuyên nghề tuyên truyền và đổi trắng thay đen như
cơm bữa đã cương giọng như thế này:”Từ sau năm 1975 đến nay, nền chính trị
nhất nguyên, với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng được
củng cố, phát triển toàn diện, đã một lần nữa khẳng định tính tất yếu khách
quan: Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng. Với bản lĩnh, trí tuệ, “là đạo
đức, là văn minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện
thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn
phá nặng nề bởi chiến tranh, vượt qua khủng hoảng gay gắt về kinh tế - xã hội,
trở thành một quốc gia đang phát triển hết sức năng động. Đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; dân chủ xã hội chủ nghĩa được
mở rộng; quốc phòng, an ninh được giữ vững; văn hoá, xã hội có nhiều bước phát
triển; vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng cao trong khu vực và
trên trường quốc tế.”
Sau đó, Tuyên giáo lại vênh váo:” Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đạt được những tiêu chí cao
nhất trong hoạt động chính trị của một đảng cầm quyền (dù là chế độ đa đảng hay
một đảng đều phải hướng tới vấn đề cốt tử nhất), đó là: chính trị ổn định, kinh
tế tăng trưởng, văn hoá, xã hội phát triển bền vững, an sinh xã hội được bảo
đảm. Chính thực tiễn này đã khẳng định, ở Việt Nam hiện nay không cần đa đảng
và cũng đúng với nhận định của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: “Ở Việt Nam chưa thấy
sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ”
(theo Tuyên Giáo, ngày 21/07/2018)
AI PHÁ AI ?
Mới đây, trong 3 Hội nghị với đảng Ủy Công an, Đảng
ủy Quân đội và Ngành Quân chính (quân sự-chính trị) trong Quân đội, ông Nguyễn
Phú Trọng đã liên tiếp kêu gọi toàn quân, toàn đảng phải: “Tiếp tục đấu
tranh với các quan điểm sai trái, thù địch hòng chống phá Đảng, Nhà nước,
chế độ, Quân đội ta. Đấu tranh chống các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa
cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy
thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.” (Trích
Diễn văn tại Hội nghị Quân chính Toàn quân năm 2020)
Ngoài ra ông còn cảnh giác
rằng:”Tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp,
khó đoán định, đặc biệt do tác động mạnh của đại dịch Covid-19. Cạnh tranh
chiến lược, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh
thương mại gia tăng; sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư; xung đột vũ trang xảy ra ở một số nơi trên thế giới, hoạt động
khủng bố, an ninh mạng, vấn đề trên Biển Đông và an ninh phi truyền thống
đã và đang đặt ra những thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế trong đó
có nước ta….Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh “diễn biến
hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Hướng tới năm 2021, ông Nguyễn Phú Trọng cảnh báo:” Năm
2021 là năm mở đầu cho một thập kỷ mới, cho một thời kỳ phát triển mới của đất
nước; năm diễn ra Đại hội XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2020; năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. Tình hình an ninh chính trị thế
giới, khu vực sẽ còn có những diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, thời
cơ, thuận lợi là cơ bản, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực
thù địch sẽ còn đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường chống phá Đảng, Nhà
nước, Quân đội; tình hình thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi
khí hậu; hoạt động của các loại tội phạm sẽ còn có những diễn biến bất
thường... Những vấn đề đó chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến việc thực hiện
nhiệm vụ của Quân đội.”
Cuối cùng ông ra lệnh Quân
đội phải :”Tập trung xử lý có hiệu quả một số vấn đề biển, đảo, biên
giới, nhất là các tình huống trên Biển Đông, tuyến biên giới và vùng biển Tây
Nam, các quan hệ quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Quân đội tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn;
không được để xảy ra bị động, bất ngờ….Phối hợp chặt giữa Quân đội với
Công an và các lực lượng chức năng khác để chủ động đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch.”
Sự thể ông Nguyễn Phú Trọng phải nói đi nói lại nhiều lần điều được gọi là “âm mưu và hành động” chống đảng
của “các thế lực thù địch” trong một bài Diễn văn trước Quân đội và Công
an, chỉ có thể hiểu là chuyện chống đảng không lẻ loi và đơn giản.
Nhưng khi ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Tuyên giáo đảng không dám nêu đích danh những “thế lực thù địch” là ai, ở đâu trong dân, trong đảng hay từ nước ngoài chui vào phá hoại thì chẳng lẽ chỉ có ông Trọng và ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo nhìn thấy và biết rõ tông tích những kẻ phản trắc là ai, nhưng lại giấu kín để làm con bài tẩy tại Đại hội đảng XIII chăng ?
Hay là hai ông lại chơi trò kẻ tung người hứng để hù họa đồng chí với nhau cho bõ ghét ? Nhưng nếu lại là chuyện thật trăm-phần-trăm thì qủa là “thù địch” đã đến chân rồi đấy. -/-
Phạm Trần
(12/020)