19 décembre 2020

Rừng Tràm nguyên sinh đến hồi bái biệt?


Thiện Tùng

17/12/2020

 

Cây Tràm chỉ sống thích nghi với những vùng đất nước chua phèn. Ở Việt Nam chỉ có Nam bộ mới có những vùng đất nước chua phèn. Vì vậy, rừng Tràm nguyên sinh chỉ có ở đất Nam bộ.

Rừng U Minh Hạ - khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời 


 Chính vì môi trường sống của cây Tràm như thế, ta có thể khẳng định: Ngày nào Nam bộ hết đất nước chua phèn thì ngày ấy rừng Tràm nguyên sinh sẽ hết “duyên nợ” với Nam bộ.


Trong thực tế, rừng Tràm không phải rừng phòng hộ bãi biển, triền sông. Tác dụng điều hòa khí hậu, nhiều lắm nó cũng chỉ như những cây thông thường khác.

 

Về giá trị sử dụng, khi đốn còn tươi, cây Tràm làm cừ chống sạt lở bãi biển, triền sông độc nhứt vô nhị - dường như nó không có tuổi thọ. Ngoài làm cừ ra, về giá trị kinh tế, cây Tràm cũng chỉ là giống cây tầm thường như bao loại cây tầm thường khác.

 

Cho đến nay, cả Nam bộ, chỉ còn 2 khu rừng Tràm nguyên sinh, đó là rừng Tràm U Minh (Thượng&Hạ) thuộc 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau; rừng Tràm Chim ở đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp.

 

Rừng U Minh có tổng diện tích 16.339ha (U Minh Thượng 8.053ha, U Minh Hạ 8.286ha). Rừng Tràm Chim có tổng diện tích 7.313ha – lớn chưa bằng phân nửa rừng U Minh nói chung. Rừng U Minh và Tràm Chim đều được Thủ tướng Chính phủ  Việt Nam liệt vào “Khu vườn sinh thái quốc gia” và được UNESCO đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới(Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia).

 

Dầu muốn hay không, cũng phải thừa nhận Rừng U Minh và Tràm Chim đã hết thịnh đến suy.

 

 

1/ Rừng U Minh

 

- Thịnh

 

Từ cuối năm 1980 về trước, theo rao giảng:  Rừng U Minh là một khu rừng rất đặc thù và đã được xếp hạng quý hiếm độc đáo trên thế giới vì nó mang một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng đầy hoang sơ. Đây cũng là một khu rừng có sự đa dạng sinh học cao với khoảng 250 loài thực vật và hơn 20 loài bò sát, 180 loài chim…Hệ sinh thái rừng tràm U Minh là điểm đến hấp dẫn nhất đối với du khách, có 6 tháng ngập nước và 6 tháng khô hạn. Cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối, sinh trưởng trên thảm đất than bùn. Ngoài ra, nơi đây còn là thánh địa của móp, năn, sậy hay các loài dây leo đa dạng... Hành trình khám phá rừng U Minh hoang sơ tựa như một hành trình tìm về với cội nguồn văn hoá vùng đồng bằng sông Cửu Long êm ả, yên bình, tách biệt với cuộc sống ồn ào, xô bồ ngoài kia.

 

Rừng U Minh Thượng và Hạ, Cả hai đều được coi là khu sinh quyển, lá phổi xanh của Đồng bằng sông Cửu Long. Rừng U Minh là nơi sinh sống của 252 loài thực vật, 24 loài thú, 185 loài chim, nhiều loài có tên trong sách Đỏ. 

 

Rừng tràm nguyên sinh Trà Sư thuộc hệ rừng U Minh - Ảnh Ha.phannn (Rừng tràm nguyên sinh, ngoài Bèo Cám không có thục vật nào chung sống được với nó)
Rng tràm trồng Trà Sư thuộc hệ rừng U Minh- Ảnh Ha.phannn (Rừng Tràm trồng có khoảng cách,  một số thực vật khác có thể chung sống với nó)


Rừng U Minh Thượng

Rừng U Minh Hạ


- suy

Từ đầu năm 1990 về sau,  cây Tràm ở U Minh thượng và Hạ chỉ còn thưa thớt xen lẫn trong những chủng loại cây khác. Cây Tràm dường như hết thời, người ta đốn phá nó không thương tiếc.

Rừng U Minh bị sông Trẹm chia cắt thành hai vùng

        U Minh Thượng (Kiên Giang) và U Minh Hạ (Cà Mau).


Rừng tràm U Minh Hạ đang bị "bức tử".Báo Tuổi Trẻ

Chưa thống nhất xong việc đền bù giải tỏa nhưng Tổng Công ty Tín Nghĩa, Biên Hòa, Đồng Nai đã cho đốn hạ hơn 10 ha rừng Tràm  U Minh Hạ do gia đình ông Bùi Văn Thảo quản lý (báo Tuổi Tre).

 

2/ Rừng Tràm Chim

 

-Thịnh

 Thập niên cuối thế kỷ 20 là thời kỳ cực thịnh của rừng nguyên sinh Tràm Chim ở đồng Tháp Mười  thuộc tỉnh Đồng Tháp, nơi hội tụ chim muôn, nơi quyến rủ khách lữ hành nhàn du (xem ảnh dưới)                 

 

Hệ chim phong phú bậc nhất Việt Nam
Sếu đầu đỏ

                                                                                   
Cò Ốc làm tổ

 

Thả chim Già Đãy về tự nhiên

Tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim bằng thuyền máy (tắc ráng)

Dưới thời Nông trường Cờ Đỏ quản lý, khu sinh thái chưa được khách du lịch biết đến nhiều. Tuy nhiên, sau thời gian đầu tư xây dựng, nơi đây đã được “thay da đổi thịt” với nhiều dịch vụ giải trí hấp dẫn

 

- Suy

Cách nay hơn năm, nghe đồn rừng nguyên sinh Tràm Chim thịnh, mấy ông bạn trà rủ tôi cùng đi đến đó tham quan. Do sức khỏe yếu, tôi không đi được. Khi họ đi về, tôi hỏi việc thắng cảnh Tràm Chim có thích thú không, họ đều lắc đầu, nói  chấm phết gọn lỏn: “Tràm thì cằn cỗi; Chim chóc đâu chẳng thấy; Vắng như chùa Bà Đanh”.

Việc rừng Tràm hay cây Tràm thất sùng đối với tôi không phải là chuyện lạ: Năm 1986, Việt Nam chủ trương “đổi mới” kinh tế theo hướng thị trường và khuyến khích đảng viên phải biết làm giàu. Từ đó, người dân, có cả quan chức, đổ xô vào đồng Tháp Mười khai khẩn đất hoang. Nhà nước cho xáng xúc những con kinh lớn, tư nhân đào những kinh mương nhỏ dọc ngang cho rõ phèn. Đồng Tháp Mười có tổng diện tích 5.300 km2, hiện nay, ngoài chủ yếu là cây lúa, người ta trồng nhiều loại cây củ quả khác hiệu quả kinh tế hơn tràm – Tràm đến thời mạt vận do thiếu đất nước phèn chua còi cọc và do con người hất hủi. Cũng phải thôi, lỗi thời  thì “đi chỗ khác chơi”, cứ ở đó báo đời ai mà chịu được?.

Thử hỏi, ai không vui mừng khi thấy đồng Tháp Mười hết phèn, cây Tràm phải nhường chỗ cho những cây hữu ích hơn cho con người. Có điều, nỗi mừng vui chưa trọn thì, hai ông bạn: “Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi sông liền sông”, “Việt-Lào 2 nước chúng ta, tình sâu như nước Hồng Hà-Cửu Long” (Lời của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng) lại thi nhau làm nhiều đập thủy điện thượng nguồn sông Mékông, khiến cho Đồng bằng Sông Cửu Long điêu đứng vì thiếu nước ngọt phù sa và bị xâm ngập mặn!.

Các loài động vật hoang dã tụ hội về 2 rừng nguyên sinh U Minh và Tràm Chim vì yên tĩnh chớ không phải vì có cây Tràm?. Vì vậy, Tràm phải biết thân phận mình:“Khi vận thế đã hết, đừng kỳ kèo nữa, hãy vì vạn vật muôn loài, vui vẻ ra đi - giấy rách cũng phải giữ lấy lề…?” ./-