18 mai 2014

Giữa hỗn loạn, những nền tảng xung đột vẫn y nguyên

Theo Xin Lỗi ông của  


Sau khi hầu hết dư luận tập trung vào các cuộc biểu tình hỗn loạn đã nhấn chìm một số lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, gây nên những căng thẳng và thiệt hại về người, thì nguyên nhân cấu trúc của xung đột vẫn chưa đổi và sẽ còn tồn tại cho đến khi lãnh đạo hai nước và hai đảng phát triển trí tưởng tượng hòng cứu nguy lãnh thổ bằng một cuộc chiến ngu xuẩn nữa. Nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp hơn thế từ hai nhà nước, “xã hội chủ nghĩa“ này.



Hôm qua, Bắc Kinh có thể thấy nhẹ nhõm khi Hà Nội tự ghi bàn bằng cách tự chuốc lấy hậu quả và sai lầm trong việc khuyến khích công chúng thể hiện chủ nghĩa yêu nước. Và sẽ phải mất hàng tháng để sửa chữa điều này. Những ai tìm hiểu về cuộc xung đột đều nhận ra Trung Quốc khiếu nại hoành tráng ra sao. Phép thử cho Hà Nội (sẽ phải một lần nữa ngồi xuống cho bài kiểm tra về quản lý quan hệ công chúng) là tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn trong trường hợp này.
Sáng hôm qua, tôi xuất hiện trong chương trình tọa đàm của đài CNBC châu Á. Đường dẫn hyper-linked clip này chia sẻ hầu hết những gì tôi phát biểu.
Không ít người đang khẩn thiết yêu cầu nhà nước Việt Nam thúc đẩy những nỗ lực để truyền tải thông điệp của họ tới nhân dân Việt Nam cũng như thế giới. Điều này rõ ràng cần được thực hiện chu đáo hơn và theo tôi, cần phải có những lãnh đạo cấp cao thành thạo tiếng Anh đủ để thực thi nhiệm vụ này.
Hôm kia, các quan chức Việt Nam đã gửi tin nhắn khẩn thiết yêu cầu người dân thể hiện tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ những khu vực lãnh hải „thiêng liêng“ và kêu gọi họ thực hiện điều đó đúng luật pháp và theo cách không để kẻ xấu lợi dụng.
Trong khi những gì „quá ít, quá muộn“ chắc có vẻ bị hiểu sai lệch, thì đây là nỗ lực đầu tiên trong rất nhiều nỗ lực tiếp theo mà Hà Nội phải thực hiện để (1) liệt kê những thiệt hại và (2) kêu gọi sự chú ý của thế giới một lần nữa vào xung đột chính, để xung đột đó không đơn giản biến mất.
Ở điểm (1), như đã chia sẻ trước, một tổ chức xã hội dân sự đã sớm gợi ý thực thi những bước sau:
Thăm hỏi những công ty thiệt hại nhiều nhất do những kẻ bạo loạn gần đây gây ra và gửi tới lời xin lỗi (chính thức, nếu cần thiết); Đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài rằng chính phủ Việt Nam sẽ giúp đỡ ngay lập tức và hỗ trợ họ phục hồi sản xuất nhanh nhất có thể cũng như đảm bảo rằng những vụ việc đáng tiếc như vừa qua sẽ không xảy ra nữa.
Tổ chức thăm hỏi công nhân Việt Nam để giải thích về hậu quả những gì đã xảy ra và và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công nhân và quản lý; trong khi đó, hướng dẫn chính quyền địa phương nêu ra những nhu cầu của công nhân và giới chủ hiện nay và thực hiện những việc tiếp theo.
Đây là một kiến nghị đầy tham vọng nhưng đó là một việc cần phải làm khẩn trương. Và tôi biết nhà nước đang có những nỗ lực như vậy. Chỉ hỷ vọng những nỗ lực đó là thực sự hiệu quả. Chúng ta đã chứng kiến nhà nước Việt Nam đảm đương tốt một số lĩnh vực (chẳng hạn như di tản khỏi các thảm họa); nhưng đây là lĩnh vực quan trọng và khẩn thiết nhất.
Cuối cùng, tôi xin bổ sung: sáng nay là tôi rất vui lòng gặp Ngài Felix Chung đáng kính, thành viên của Hội đồng Lập pháp Hongkong, đại diện cho ngành may mặc. Ông nói với tôi rằng, hôm nay, ông sẽ tới Lãnh sự quán Việt Nam tại Hongkong để thảo luận và cam kết. Tôi nói với ông, tôi sẽ rất vui được tiếp kiến ở Việt Nam hoặc giúp đỡ bằng mọi cách. Được đào tạo trong lĩnh vực phát triển quốc tế đối sánh, tôi chưa bao giờ ngưỡng mộ ngành công nghiệp quần áo, nhưng có thể nói rằng, ngành công nghiệp quần áo cần Việt Nam cũng như Việt Nam cần đến ngành công nghiệp này.
Đối với điểm (2), nghĩa là một bức tranh lớn hơn, tôi được biết rằng, một nhóm làm việc từ Bắc Kinh sẽ viếng thăm Hà Nội trong vài ngày tới. Hy vọng, họ sẽ đưa ra những đề xuất mang tính xây dựng chứ không đơn giản là đe dọa. Hy vọng, những đề xuất chủ quyền chung sớm được nghiên cứu. Nếu không, về lâu dài, chúng ta sẽ phải gánh chịu những tổn thất, đau đớn không nói nên lời trong khu vực. Tôi chưa bao giờ trực tiếp phải trải qua chiến tranh và cũng không thích điều đó. Tôi hy vọng người khác cũng thế và cùng hành động để giữ những nhà lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh trên bàn đàm phán.
Cuối cùng, xin thưa thế giới nói chung, cũng như những ai đang sống trên những quốc gia châu Á nói riêng, rằng: phần lớn người Việt Nam rất buồn vì những gì đã xảy ra. Như một độc giả Việt Nam đã chia sẻ rằng trong một thư gửi bằng tiếng Anh:
Tới những người bạn quốc tế của tôi,
Trong những ngày qua, trong quá trình phản đối bạo lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền của họ đối với chủ quyền Việt Nam, những cuộc biểu tình của công nhân ở các nhà máy Việt Nam đã đi quá xa. Trong khi biểu hiện yêu nước được khuyến khích trong một vài lĩnh vực, thì bạo loạn lại xảy ra, tự phát và không có kế hoạch, và đó không phải là kết quả của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Điều đó có thể xẩy ra khi công nhân làm việc dưới điều kiện khắc nghiệt và không thể đặt lòng tin vào công đoàn của họ. Những người công nhân nổi loạn làm việc cho Apple ở Trung Quốc là một ví dụ.
Sự sục sôi của đám đông có thể dấy lên từ mục đích ôn hòa ban đầu. Vấn đề là, dưới khẩu hiệu của chủ nghĩa dân tộc, những phá phách không được kiểm soát đó đã phá hủy những nhà máy quốc tế ở Việt Nam, không chỉ của Trung Quóc mà cả Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cả người Trung Quốc và Việt Nam đều bị thương. Rất nhiều người bạn Việt Nam và cả tôi đều rất buồn. Chúng tôi chỉ muốn thực lòng xin lỗi vì sự cố tồi tệ này. Chúng tôi rất mong sự thông cảm của các bạn. Đặc biệt xin gửi lời xin lỗi tới những người dân Trung Quốc đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Biểu đạt rất chân thành !
JL