Cầu Nhật Tân
Sáng 31/5/2014, tại Hội nghị đối thoại
Quốc phòng an ninh châu Á (Shangri La 2014), tướng Phùng Quang Thanh có
bài phát biểu bày tỏ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề
Biển Đông. Được biết, bài phát biểu này đã được Bộ Chính trị duyệt đi
duyệt lại, cân nhắc từng câu chữ trước khi nhét vào tay cho tướng Thanh
mang đi đọc tại Hội nghị trên.
Bài phát biểu được cho là có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ và Nhật Bản rơi vào thế việt vị hoàn toàn.
Trong bài phát biểu, tướng Thanh nói:
“Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc (vẫn dùng từ
bạn của ngành Tuyên giáo) về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt
đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề TRANH CHẤP chủ quyền trên Biển Đông nên đôi
khi cũng có những VA CHẠM gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
Trước đó ông ví chuyện Trung Quốc xâm
phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như mâu thuẫn nội bộ gia đình và cần
giải quyết song phương: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần
giải quyết SONG PHƯƠNG… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia
đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng
giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va
chạm là điều khó tránh khỏi”.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Shinzo Abe
(Nhật Bản) có bài phát biểu rất mạnh mẽ lên án Trung Quốc, bảo vệ Việt
Nam và Phillippines. Ông nói: “Nhật bản sẽ hỗ trợ tối đa mọi nỗ lực của
các quốc gia Đông Nam Á nhằm bảo vệ an ninh trên biển và trên không…
Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam và Phillippines trong bảo vệ lãnh hải”. Đồng
thời ông chỉ thẳng ra rằng Trung Quốc là thế lực gây mất ổn định khu
vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck
Hagel, mở đầu bài phát biểu cáo buộc ngay Trung Quốc: “Trong những tháng
gần đây, Trung Quốc đã ĐƠN PHƯƠNG tiến hành xâm chiếm lãnh hải trên
Biển Đông, làm mất ổn định khu vực”. Cuối bài phát biểu, ông ủng hộ Nhật
Bản giữ vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong khu vực như phát biểu của
Thủ tướng Shinzo Abe trước đó.
Thượng nghị sỹ Ben Cardin (Hoa Kỳ)
trong bài phát biểu cũng lên án hành động ĐƠN PHƯƠNG của Bắc Kinh dùng
giàn khoan xâm phạm vùng biển ngoài khơi Việt Nam. Đáp lại, bà Phó Oánh
(đoàn Trung Quốc) tức tối nói: “Hà Nội và Bắc Kinh sẽ tự giải quyết
TRANH CHẤP này trên cơ sở song phương. Đây là vấn đề giữa Việt Nam và
Trung Quốc, tôi cho rằng ông Ben đừng tự nhảy vào giải quyết vấn đề này
hộ chúng tôi (Việt Nam – TQ)”.
Trong cuộc gặp đoàn Hoa Kỳ và Trung
Quốc tại Hội nghị, tướng Vương Quán Trung (Phó Tổng tham mưu trưởng quân
đội TQ) cũng chỉ trích ông Chuck Hagel về quan điểm của Hoa Kỳ và cho
rằng đây là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và VN.
Như vậy, quan điểm của Phùng Quang
Thanh và Phó Oánh, Vương Quán Trung rất tương đồng: đây là vấn đề nội bộ
gia đình Việt Nam – Trung Quốc. Phó Oánh dùng từ “tranh chấp” chỉ việc
Trung Quốc đưa giàn khoan vào xâm phạm vùng biển Việt Nam, cố tình lờ đi
đây là hành động xâm lược ĐƠN PHƯƠNG. Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng
Chuck Hagel và Thượng nghị sỹ Ben Cardin luôn dùng từ ĐƠN PHƯƠNG để lên
án hành động xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Tướng Thanh lại
dùng từ “tranh chấp”, “va chạm” để chỉ hành động Trung Quốc đơn phương
xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, rất gần với từ ngữ trong luận
điệu của Phó Oánh, Vương Quán Trung. Riêng từ “va chạm” mà tướng Thanh
dùng khiến làm giảm hẳn tính chất phi pháp, nghiêm trọng trong hành động
mang tính đơn phương mà Trung Quốc tiến hành xâm chiếm chủ quyền biển
của Việt Nam, đe dọa an ninh khu vực và quốc tế. Ngoài ra việc tướng
Thanh ví đây là chuyện gia đình khiến nhiều nhà quan sát bên ngoài phải
‘nhíu mày” bởi hành động Trung Quốc đơn phương xâm phạm chủ quyền của
Việt Nam còn vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh và tự do hàng hải
chung của các nước nên không thể coi là chuyện “nội bộ gia đình”.
Như vậy, quan điểm về giải quyết vấn đề
Biển Đông hiện nay mà Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
bày tỏ tại hội nghị Shangri La 2014 khá gần với quan điểm của Trung
Quốc, không biết vô tình hay cố ý, đã đưa Nhật Bản cùng Hoa Kỳ vào thế
việt vị hoàn toàn.
Song, tướng Thanh lại tự mâu thuẫn:
Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn,
bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát
triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới.
Sau đó, ông liệt ra hàng loạt các cơ chế đa phương cần có để giải quyết.
Hiện, dư luận đang xôn xao việc chỉ đạo
“xuống giọng” tại Hội nghị Shangri La và việc trì hoãn chuyến thăm Hoa
Kỳ của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hẳn phải có một thông điệp gì đó mà
Hà Nội muốn chuyển tới Bắc Kinh cũng như thế giới.