TTO - Những hình ảnh tập truyện Dế Mèn
phiêu lưu ký, bài hát trong phim Vợ chồng A Phủ và cơn mưa trắng trời Hà
Nội đã tiễn đưa Tô Hoài về với cõi viễn du của riêng ông.
Sau
hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, nhà văn Tô Hoài đã có hơn 100 tác
phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, trong đó "Dễ mèn phiêu lưu ký" là
tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài - Ảnh: Nguyễn Khánh
|
Đúng 10 giờ, tất cả mọi người tập trung trong nhà tang lễ để làm lễ truy điệu - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Bà nguyễn Thị Cúc vợ nhà văn Tô Hoài và các con gái nghẹn ngào xúc động khi đứng trước di ảnh của nhà văn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Đội thiếu niên tiền phong với khăn quàng đỏ đến tiễn biệt nhà văn "Dễ mèn phiêu lưu ký" - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Nhiều nhà văn đã có mặt tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng để tiễn biệt nhà văn Tô Hoài - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Dưới cơn mưa nặng hạt, một chiến sĩ mang một vòng hoa vào lễ viếng nhà văn Tô Hoài - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Sau khi làm lễ viếng, nhiều người nán lại tại bàn
ghi sổ tang để ghi lại những cảm xúc sau sự ra đi của nhà văn Tô Hoài -
Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Trung tướng, nhà văn Hữu Ước ngắm nhìn chân dung nhà văn Tô Hoài lần cuối - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Bức trang "Dễ mèn phiêu lưu ký" được đặt trang trong trong buổi lễ truy điệu - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Con trai nhà văn Tô Hoài xúc động trong lễ truy điệu - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Nhà văn Tô Hoài qua đời ngày 6-7-2014, hưởng thọ 95 tuổi. - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Con gái nhà văn Tô Hoài nhìn mặt cha lần cuối - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Nhà văn Tô Hoài sẽ được an táng tại nghĩa trang Thanh Tước - Ảnh: Nguyễn Khánh |
|
Bức tranh "dế mèn phiêu lưu ký" của hoạ sĩ Tạ Huy Long được rước đi trang trọng, phía sau là chiếc xe chở quan tài nhà văn Tô Hoài - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Đông đảo văn nghệ sĩ, người thân, bạn bè và nhiều độc giả nhỏ tuổi đã có mặt tại Nhà
tang lễ Bộ Quốc Phòng (số 5 Trần Thánh Tông) sáng 17-7 để thắp hương tiễn biệt con người mà họ vẫn gọi một cách mến yêu “cụ Dế Mèn”.
Các em nhỏ từ câu lạc bộ Đọc sách cùng con mang đến
những bức ảnh Tô Hoài, ảnh bìa sách Dế Mèn phiêu lưu ký bằng tiếng Việt,
tiếng Nga… Những cô bé, cậu bé đứng xúc động ở hai bên cửa nhà
tang
lễ. Những bạn đọc nhỏ ở Thư viện Hà Nội, những em học sinh ở các trường
phổ thông cũng được các thầy cô giáo đưa đến lễ tang nhà văn, người đã
viết những trang văn Dế Mèn ngộ nghĩnh hay Vợ chồng A Phủ trong sách
giáo khoa.
Nhà văn Tô Hoài,
tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra ở Thanh Oai nhưng lớn lên ở quê ngoại,
ngôi làng ven đô Cầu Giấy (Hà Nội). Người đọc sẽ gặp những thân phận
người lao động lầm lũi, những khung cảnh của ánh trăng, của Hồ Tây ở quê
ngoại trong những trang văn của Tô Hoài.
Tô Hoài nổi tiếng ngay từ tác phẩm đầu tiên: Dế Mèn phiêu lưu ký. Đến những tác phẩm cuối cùng như Cát bụi chân ai, Ba người khác vẫn cho thấy một Tô Hoài với ngòi bút bền bỉ, sắc sảo.
|
Bàn viết sổ tang bên trái nhà tang lễ lúc nào cũng đông
kín. Bạn văn, hàng xóm, độc giả đều muốn nói lời tiễn biệt với nhà văn
mình yêu quý.
Một lời từ giã, một đoạn thơ viết vội, vài dòng cảm xúc rưng rưng…kín cả mấy cuốn sổ.
“Văn Tô Hoài sinh động như chính cuộc đời. Mà cuộc đời
thì đủ các cung bậc, vui và buồn, ngọt ngào và cay đắng, cao quý và thấp
hèn, vị tha và ích kỷ… Tô Hoài trân trọng nhưng không thi vị hóa cái
đẹp, ghét cái xấu nhưng không cay nghiệt. Ông không nhìn đời bằng con
mắt của nhà tư tưởng mà bằng con mắt của người bình thường. Cho nên,
ngay cả khi viết về cái xấu, cái nhếch nhác, ông cũng độ lượng và cảm
thông như một người trong cuộc”, ông Đào Tiến Thi viết.
Nhà văn Tô Hoài được an táng tại Nghĩa trang Thanh Tước (Hà Nội).
HÀ HƯƠNG