Theo VOA
Ông
Nguyễn Phú Trọng nói: Việt Nam chủ trương đấu tranh ‘toàn diện’ với
tinh thần ‘bình tĩnh’, ‘kiềm chế’, ‘không để xảy ra xung đột’ và ‘không
để nội bộ rối ren'
Ông
Nguyễn Phú Trọng nói: Việt Nam chủ trương đấu tranh ‘toàn diện’ với
tinh thần ‘bình tĩnh’, ‘kiềm chế’, ‘không để xảy ra xung đột’ và ‘không
để nội bộ rối ren'
Các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đồng loạt lên tiếng xác quyết
cam kết bảo vệ chủ quyền và thúc giục quốc gia chuẩn bị cho mọi tình
huống xấu nhất có thể xảy ra trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển
Đông.
Truyền thông nhà nước trích phát biểu của Tổng bí thư đảng cộng sản
Việt Nam hôm 1/7 nói rằng Việt Nam chủ trương đấu tranh ‘toàn diện’ với
tinh thần ‘bình tĩnh’, ‘kiềm chế’, ‘không để xảy ra xung đột’ và ‘không
để nội bộ rối ren.’
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh dù không mong muốn chiến tranh nhưng Việt Nam cũng phải chuẩn bị tất cả mọi phản ứng cho mọi tình huống, kể cả chiến tranh.
Ông Trọng khẳng định vấn đề Biển Đông là rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ông nói Việt Nam không thể chọn nước láng giềng ‘ăn đời ở kiếp’ với mình nên phải tìm cách để sinh sống hòa bình-hữu nghị trên tinh thần giữ được độc lập chủ quyền, nhưng ông thừa nhận rằng đây là việc khó.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các ban ngành chuẩn bị những giải pháp ứng phó với các tình huống kinh tế khó khăn giữa lúc tranh chấp Biển Đông liên quan đến giàn khoan Trung Quốc đang leo thang.
Ông Dũng nói giàn khoan Hải Dương 981 đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và cảnh báo tình hình sẽ xấu hơn nếu căng thẳng giàn khoan không lắng dịu.
Các tình huống xấu ở đây bao gồm khả năng Trung Quốc sẽ ngưng các hoạt động xuất-nhập khẩu tại các đường biên giới với Việt Nam hoặc tệ hơn là rút các nhà thầu đang thi công các dự án ở Việt Nam về nước. Đây cũng chính là quan ngại mà giới phân tích lâu nay đưa ra khi nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, tờ Tuổi Trẻ thuật lời Thủ tướng Dũng nói chính sách của Việt Nam là phát triển thành một nền kinh tế độc lập, hợp tác bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới, không lệ thuộc vào một nền kinh tế đơn lẻ nào.
Theo tường thuật của Vietnamnet, ông Dũng nói Việt Nam mong muốn hợp tác kinh tế bình thường với Trung Quốc nhưng sẽ có biện pháp chủ động nếu Bắc Kinh không hợp tác.
Cũng hôm thứ ba, Chủ tịch Trương Tấn Sang tuyên bố Việt Nam sẽ không quỳ lụy nước láng giềng phương Bắc dưới bất cứ tình huống nào. Phát biểu của ông Sang do báo Thanh Niên trích thuật được đưa ra trong cuộc giao lưu trực tuyến với lực lượng thực thi luật pháp trên biển.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển duy trì áp lực đối với giàn khoan Trung Quốc, tiếp tục tuyên truyền để thuyết phục Bắc Kinh rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Hôm 1/7 đánh dấu lần đầu tiên các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đồng loạt đưa ra những phát biểu công khai, mạnh mẽ ‘đối đầu’ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Đây có phải là tín hiệu chứng tỏ sự quyết tâm của giới lãnh đạo Việt
Nam và liệu sẽ tác động thế nào đối với Trung Quốc? Nhà quan sát-Tiến sĩ
kinh tế Phạm Chí Dũng từ Hà Nội nhận định:
“Tôi cho đây là tín hiệu đáng quan tâm về sự thất vọng của Việt Nam sau chuyến đi của ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội không đạt được một thỏa thuận như mong muốn. Điều này nhắc lại rằng những đề nghị của Bộ Chính trị và cá nhân ông Trọng khi làm việc với Bắc Kinh dường như không mang lại những gì họ mong muốn, cuối cùng đành phải trở về với nhân dân, thuận theo xu hướng của thời đại. Nói ngắn gọn phải chuẩn bị ‘chiến tranh’.”
Một thái độ ‘đối đầu’ với Trung Quốc sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều thiệt hại trong mọi mặt từ kinh tế tới quân sự. Tuy nhiên, Tiến sĩ Dũng cho rằng:
“Tất cả những hệ quả sinh ra cho tới giờ này chính do nhà nước Việt Nam gây ra và phải gánh chịu. Họ không còn cách nào khác là phải đối đầu để khắc phục những hậu quả do họ gây ra. Còn đối đầu như thế nào để mang lại ưu thế cho Việt Nam? Đó là câu hỏi mà chính nhà nước Việt Nam, chứ không phải người dân Việt Nam, phải trả lời vì họ đã tự làm suy yếu chính họ.”
Nhà kinh tế-chính trị học chuyên về Việt Nam, giáo sư Jonathan London thuộc Khoa nghiên cứu Châu Á và Quốc tế trường đại học Hong Kong, nhận định các phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam là một thông điệp hai chiều.
Tiến sĩ Jonathan London:
“Giới lãnh đạo muốn thể hiện sự thống nhất của lãnh đạo nhà nước Việt Nam đối với vấn đề trên biển, cụ thể là Trung Quốc xâm lược. Thứ hai, đây cũng là một cách để họ gửi thông điệp tới Bắc Kinh thể hiện sự quyết tâm. Chưa rõ liệu các phát biểu của họ có bao hàm nguy cơ tình hình trên biển có thể xấu đi hay không, nhưng ít nhất qua đó chúng ta có thể thấy lãnh đạo Việt Nam đang cố gắng thể hiện một mặt trận thống nhất dù mặt trận đó thật sự hay không thì chưa rõ.”
Liệu những tuyên bố mạnh mẽ lần này của các nhân vật hàng đầu trong bộ máy cầm quyền Việt Nam sẽ kéo theo những hành động cụ thể, chủ động hơn từ Hà Nội trong vấn đề bảo vệ chủ quyền?
Giáo sư London dự đoán:
“Tôi nghĩ chiến lược của Việt Nam là vẫn còn chờ đợi xem sao vì hình như sự phát triển của những tranh chấp trên biển, những vấn đề đối với Trung Quốc, chủ yếu xuất phát từ động thái của phía Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. Chiến lược trước nay của Việt Nam vẫn là chờ đợi và dần nâng cao áp lực quốc tế.”
Theo Tiến sĩ London, để đối phó với những khó khăn một khi ‘đối đầu’ với Trung Quốc, Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp pháp lý quốc tế; tham gia cùng với Philippines trong vụ kiện bản đồ ‘đường lưỡi bò’; sớm giải quyết tranh chấp với các nước khác trong khu vực để mạnh hơn trong việc đối phó với Trung Quốc; và cải cách thể chế sâu rộng.
Ông London nói những cải cách về nhân quyền và chính trị sẽ giúp Việt Nam thu phục sự ủng hộ của quốc tế và mang lại vị trí tốt hơn rất nhiều cho Việt Nam trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh dù không mong muốn chiến tranh nhưng Việt Nam cũng phải chuẩn bị tất cả mọi phản ứng cho mọi tình huống, kể cả chiến tranh.
Ông Trọng khẳng định vấn đề Biển Đông là rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ông nói Việt Nam không thể chọn nước láng giềng ‘ăn đời ở kiếp’ với mình nên phải tìm cách để sinh sống hòa bình-hữu nghị trên tinh thần giữ được độc lập chủ quyền, nhưng ông thừa nhận rằng đây là việc khó.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các ban ngành chuẩn bị những giải pháp ứng phó với các tình huống kinh tế khó khăn giữa lúc tranh chấp Biển Đông liên quan đến giàn khoan Trung Quốc đang leo thang.
Ông Dũng nói giàn khoan Hải Dương 981 đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và cảnh báo tình hình sẽ xấu hơn nếu căng thẳng giàn khoan không lắng dịu.
Các tình huống xấu ở đây bao gồm khả năng Trung Quốc sẽ ngưng các hoạt động xuất-nhập khẩu tại các đường biên giới với Việt Nam hoặc tệ hơn là rút các nhà thầu đang thi công các dự án ở Việt Nam về nước. Đây cũng chính là quan ngại mà giới phân tích lâu nay đưa ra khi nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, tờ Tuổi Trẻ thuật lời Thủ tướng Dũng nói chính sách của Việt Nam là phát triển thành một nền kinh tế độc lập, hợp tác bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới, không lệ thuộc vào một nền kinh tế đơn lẻ nào.
Theo tường thuật của Vietnamnet, ông Dũng nói Việt Nam mong muốn hợp tác kinh tế bình thường với Trung Quốc nhưng sẽ có biện pháp chủ động nếu Bắc Kinh không hợp tác.
Cũng hôm thứ ba, Chủ tịch Trương Tấn Sang tuyên bố Việt Nam sẽ không quỳ lụy nước láng giềng phương Bắc dưới bất cứ tình huống nào. Phát biểu của ông Sang do báo Thanh Niên trích thuật được đưa ra trong cuộc giao lưu trực tuyến với lực lượng thực thi luật pháp trên biển.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển duy trì áp lực đối với giàn khoan Trung Quốc, tiếp tục tuyên truyền để thuyết phục Bắc Kinh rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Hôm 1/7 đánh dấu lần đầu tiên các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đồng loạt đưa ra những phát biểu công khai, mạnh mẽ ‘đối đầu’ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Lãnh đạo VN kêu gọi chuẩn bị mọi tình huống cho tranh chấp Biển Đông
“Tôi cho đây là tín hiệu đáng quan tâm về sự thất vọng của Việt Nam sau chuyến đi của ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội không đạt được một thỏa thuận như mong muốn. Điều này nhắc lại rằng những đề nghị của Bộ Chính trị và cá nhân ông Trọng khi làm việc với Bắc Kinh dường như không mang lại những gì họ mong muốn, cuối cùng đành phải trở về với nhân dân, thuận theo xu hướng của thời đại. Nói ngắn gọn phải chuẩn bị ‘chiến tranh’.”
Một thái độ ‘đối đầu’ với Trung Quốc sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều thiệt hại trong mọi mặt từ kinh tế tới quân sự. Tuy nhiên, Tiến sĩ Dũng cho rằng:
“Tất cả những hệ quả sinh ra cho tới giờ này chính do nhà nước Việt Nam gây ra và phải gánh chịu. Họ không còn cách nào khác là phải đối đầu để khắc phục những hậu quả do họ gây ra. Còn đối đầu như thế nào để mang lại ưu thế cho Việt Nam? Đó là câu hỏi mà chính nhà nước Việt Nam, chứ không phải người dân Việt Nam, phải trả lời vì họ đã tự làm suy yếu chính họ.”
Nhà kinh tế-chính trị học chuyên về Việt Nam, giáo sư Jonathan London thuộc Khoa nghiên cứu Châu Á và Quốc tế trường đại học Hong Kong, nhận định các phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam là một thông điệp hai chiều.
Tiến sĩ Jonathan London:
“Giới lãnh đạo muốn thể hiện sự thống nhất của lãnh đạo nhà nước Việt Nam đối với vấn đề trên biển, cụ thể là Trung Quốc xâm lược. Thứ hai, đây cũng là một cách để họ gửi thông điệp tới Bắc Kinh thể hiện sự quyết tâm. Chưa rõ liệu các phát biểu của họ có bao hàm nguy cơ tình hình trên biển có thể xấu đi hay không, nhưng ít nhất qua đó chúng ta có thể thấy lãnh đạo Việt Nam đang cố gắng thể hiện một mặt trận thống nhất dù mặt trận đó thật sự hay không thì chưa rõ.”
Liệu những tuyên bố mạnh mẽ lần này của các nhân vật hàng đầu trong bộ máy cầm quyền Việt Nam sẽ kéo theo những hành động cụ thể, chủ động hơn từ Hà Nội trong vấn đề bảo vệ chủ quyền?
Giáo sư London dự đoán:
“Tôi nghĩ chiến lược của Việt Nam là vẫn còn chờ đợi xem sao vì hình như sự phát triển của những tranh chấp trên biển, những vấn đề đối với Trung Quốc, chủ yếu xuất phát từ động thái của phía Trung Quốc chứ không phải Việt Nam. Chiến lược trước nay của Việt Nam vẫn là chờ đợi và dần nâng cao áp lực quốc tế.”
Theo Tiến sĩ London, để đối phó với những khó khăn một khi ‘đối đầu’ với Trung Quốc, Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp pháp lý quốc tế; tham gia cùng với Philippines trong vụ kiện bản đồ ‘đường lưỡi bò’; sớm giải quyết tranh chấp với các nước khác trong khu vực để mạnh hơn trong việc đối phó với Trung Quốc; và cải cách thể chế sâu rộng.
Ông London nói những cải cách về nhân quyền và chính trị sẽ giúp Việt Nam thu phục sự ủng hộ của quốc tế và mang lại vị trí tốt hơn rất nhiều cho Việt Nam trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ.