Trang Thiên Long dịch/Defend the defenders
Phóng
viên Không biên giới chúc mừng Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN),
một tổ chức như vậy ra đời lần đầu tiên ở VN. Ra mắt vào ngày 4/7 tại
thành phố Hồ Chí Minh, hội đã quy tụ một lượng lớn chưa từng có gồm các
nhà báo để thúc đẩy dòng chảy tự do thông tin và độc lập khỏi áp đặt
chính trị.
Nhiều nhà báo nổi tiếng là thành viên của IJAVN. Chủ tịch hội, ông Phạm Chí Dũng, và một trong những Phó chủ tịch, Lê Ngọc Thanh,
là hai người đã được Phóng viên Không biên giới vinh danh “Anh hùng
thông tin.” Số lượng hội viên đã tăng từ 42 vào ngày 4/ 7 lên 64 vào
ngày hôm nay.
Mục tiêu của IJAVN là:
- Phản ánh trung thực và sâu sắc những vấn đề nóng bỏng của xã hội và đất nước.
- Phản biện đối với những chính sách bất hợp lý của nhà nước liên quan đến quản lý xã hội và tự do báo chí.
- Tổ chức trao đổi, đối thoại với các cấp chính quyền về tự do báo chí và quản lý xã hội khi có điều kiện
- Hỗ trợ về tinh thần và vật chất, hoạt động tương thân tương ái giữa các hội viên.
-
Lên tiếng và có hành động cần thiết để bảo vệ những người làm báo vì
tiến bộ xã hội, nhưng bị sách nhiễu, bắt bớ, tù đày, khủng bố…
- Thu hút và đào tạo cây viết trẻ nhằm đóng góp cho nền báo chí chuyên nghiệp Việt Nam trong tương lai.
-
Thu hút và tạo môi trường sinh hoạt cho các nhà báo và cộng tác viên báo
chí, không phân biệt báo nhà nước hay truyền thông xã hội.
Có
trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, IJAVN lên kế hoạch tổ chức hội thảo,
hợp tác với các tổ chức NGO và khởi động một trang tin tức trực tuyến để
các nhà báo độc lập và những người khác đóng góp.
“Sự ra đời hội này là một tin tuyệt vời cho tự do thông tin ở Việt Nam”
Benjamin Ismail, người đứng đầu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của
Phóng viên Không Biên giới nói. « IJAVN sẽ hoạt động như một lá chắn bổ
sung cho những người cung cấp tin tức độc lập và rõ ràng sẽ khuyến khích
dòng chảy thông tin một cách tự do, khỏi bất kỳ sự kiểm soát của nhà
nước. Họ có thể hy vọng vào sự hỗ trợ vô điều kiện của chúng tôi.”
Ông Dũng, chủ tịch của IJAVN cho biết: “Chúng
tôi đang tìm kiếm hỗ trợ quốc tế và hy vọng sẽ nhận được hỗ trợ cụ thể
từ Phóng viên Không Biên giới, Ủy ban bảo vệ Ký giả và Văn bút quốc tế."
Hỏi về 35 nhà báo và blogger đang bị giam giữ tại Việt Nam, Phạm Chí Dũng nói với RSF : “Chúng tôi rất thất vọng vì Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất đã
bị tuyên y án ở phiên tòa phúc thẩm tháng trước. Chúng tôi sẽ gửi kiến
nghị lên chính phủ kêu gọi thả họ ngay lập tức và chúng tôi cũng sẽ
thúc giục các tổ chức NGO quốc tế gây áp lực lên chính quyền Việt Nam."
Ông Dũng nói thêm: “Chúng
tôi cũng sẽ thu hút sự chú ý của phương tiện truyền thông về Anh Ba
Sàm, cùng với Điếu Cày và Tạ Phong Tần, những người đã bị giam giữ vì
lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do.“
IJAVN
dự định đưa tin trên khắp đất nước. Ông Dũng có ba Phó Chủ tịch trợ
giúp, trú ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Lạt. Lê Ngọc Thanh sẽ
phối hợp hoạt động ở phía nam, Nguyễn Tường Thụy ở phía bắc và Bùi Minh Quốc ở miền trung.
IJAVN
nói sẽ hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bao gồm tự do thông tin và ra
quyết định bằng sự đồng thuận hoặc đa số phiếu, và rằng họ sẽ hoạt động
phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị.
Việt Nam được xếp hạng thứ 174 trên 180 quốc gia vào năm 2014 trong Chỉ số tự do báo chí của Phóng viên Không Biên giới.