Tác giả: Phạm Huyền
Giấy phép "cha", giấy phép "con", giấy phép
"cháu" - ba thế hệ giấy phép đang đè nặng lên doanh nghiệp.
TS. Lê Đăng Doanh : "Thực tế, giấy phép là một miếng đất màu mỡ để chỗ này, chỗ kia gây phiền hà cho doanh nghiệp, kiếm thu nhập."
Gánh nặng ba thế hệ giấy phép
Tháng 11, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp và
Luật Đầu tư sửa đổi với một danh sách hợp lý nhất các ngành nghề kinh doanh có
điều kiện. Thế nhưng, cuộc họp mới đây của Hội đồng rà soát các ngành nghề cho
thấy vẫn còn ngổn ngang rất nhiều vấn đề cần xử lý.
Ông dẫn chứng: "Ở dịch vụ việc làm, doanh nghiệp muốn kinh doanh
ngành này phải đáp ứng điều kiện có kinh nghiệm 3 năm, bộ máy nhân sự chuyên
trách phải có ít nhất 3 nhân viên có trình độ cao đẳng, rồi phải nộp tiền ký
quỹ tới 300 triệu đồng tại ngân hàng".
DN khốn khổ với các loại giấy phép (ảnh P.H) |
Trong ngành vận tải, ông Hiếu
cho hay, quy định phải có 5 đầu xe mới được kinh doanh là một cách áp đặt
phương thức kinh doanh cứng nhắc. "Nếu tôi chỉ có 4 xe taxi, nhưng tôi
không được kinh doanh thì chắc chỉ còn cách kinh doanh taxi dù. Nếu tôi có 1 xe
nhưng vẫn đảm bảo dịch vụ chất lượng thì vẫn tốt chứ", ông Hiếu lập luận.
Đặc biệt, tình trạng
"giấy của giấy", điều kiện của điều kiện vẫn tồn tại lâu nay. Sau
hàng loạt các giấy chứng nhận, chứng chỉ... , doanh nghiệp phải nộp thêm một
loại giấy là Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh này là không cần thiết,
ông Hiếu cho biết.
Chính những điều kiện không
hợp lý đó đã tạo ra gánh nặng thủ tục hành chính không cần thiết, tạo ra rào
cản gia nhập thị trường.
Chưa kể, nhiều điều kiện kinh
doanh không rõ ràng, không cụ thể, không thống nhất cách hiểu và không tiên
liệu trước. Phổ biến nhất là các kiểu điều kiện "phải phù hợp quy hoạch,
phải có đủ trang thiết bị, có phương án kinh doanh khả thi, có đủ khả năng tài
chính".
Vì không có một tiêu chuẩn,
nguyên tắc chung về tên gọi, đến nay, chính các thành viên của Hội đồng rà soát
cũng chưa chắc chắn về con số thống kê.
Ông Hiếu nói: "Sau khi
xác minh từ các bộ ngành, chúng tôi đã đếm được 398 ngành nghề kinh doanh có
điều kiện và đang dự kiến đề nghị bãi bỏ 33 ngành".
Theo nghiên cứu của chuyên
gia độc lập Lê Duy Bình ,
trong số trên, Bộ Công Thương vô địch nhất về việc ra các điều kiện gia nhập
thị trường, với 68 ngành nghề có điều kiện. Đứng thứ hai là Bộ NN-PTNT, kế đến
là Bộ GTVT, Ngân hàng Nhà nước... Đứng cuối bảng này là Bộ KH-ĐT.
Ông Bình cho biết, có tới 895
điều kiện kinh doanh cấp 1, chính là giấy phép "cha", 2.129 điều kiện
cấp 2, là giấy phép "con" và 1.745 điều kiện cấp 3, là giấy phép
"cháu".
Tuy nhiên, ông Bùi Anh Tu ấn, Phó Cục
trưởng Cục Đăng ký doanh nghiệp, Bộ KH-ĐT, lại cho rằng: "Con số trên là
cũ rồi. Chúng tôi cập nhật đã có 413 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có
thêm 12 ngành nữa đang được các bộ bổ sung, tức sẽ có tới 425 ngành".
TS. |
Cắt bỏ hay giữ lại: Đều cần thận trọng
Theo tổ rà soát, nguyên tắc
sàng lọc lớn nhất là chỉ nên giữ lại ngành nghề thực sự cần thiết phải có tiền
kiểm và hậu kiểm, như các ngành liên quan đến sứa khoẻ... Bên cạnh đó, cần
chuyển phương thức quản lý bằng điều kiện kinh doanh sang quản lý theo kết quả,
chỉ quy định tiêu chuẩn... để doanh nghiệp tự xây dựng theo và áp dụng.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy
Đông bày tỏ: "Không có nghĩa là bớt đi nhiều là thành công nhiều, bớt đi
ít thì thành công ít. Số lượng ít hay nhiều không phải là vấn đề chính mà điều
quan trọng hơn của cuộc rà soát là các quy định này phải hợp lý, giúp cho Nhà
nước kiến tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt
động".
Ông Đông cũng dẫn ra ví dụ
cho thấy, nhiều điều kiện kinh doanh đặt ra là có cơ sở.
Đơn cử như trong lĩnh vực đào
tạo, tư vấn đấu thầu, Thứ trưởng Đông kể: "Có trường hợp DNNN cổ phần hoá,
tôi phát hiện ra doanh nghiệp này có mảnh đất ở vị trí ngay cạnh hồ Trúc Bạch,
đường Trấn Vũ, nhưng năm 2009, tư vấn định giá chỉ có 45 triệu đồng/m2. Thời
điểm đó giá bất động sản đang nóng, lẽ ra, giá phải cao hơn nhiều".
Một câu chuyện khác được ông
nêu trong xây dựng: "Tư vấn đưa ra đơn giá tiền FS là cộng trừ 40%. Không
hiểu tư vấn này kiểu gì là dự phòng lớn như vậy, trong khi trên thế giới, dự
phòng tiền FS chỉ cộng trừ 10-15%, FS cộng trừ 5%".
"Rõ ràng, nếu anh không
có trình độ kiến thức thì anh tư vấn kiểu gì, nhất là trong mua sắm công, trong
xây dựng công trình, vốn Nhà nước phải sử dụng hiệu quả nhất. Nếu bỏ đi, cho
phép ai cũng có thể tư vấn được thì nguy hiểm", ông Đông nói.
TS. Lê Đăng Doanh bình luận:
"Thực tế, giấy phép là một miếng đất màu mỡ để chỗ này, chỗ kia gây phiền
hà cho doanh nghiệp, kiếm thu nhập. Ta lấy lý lẽ gì để bảo các nơi bỏ giấy phép
đi?"
"Nhóm soạn thảo phải làm
rõ các phương pháp luận, căn cứ thực tiễn cho các đề xuất sàng lọc này để
thuyết phục được Quốc hội, Chính phủ và các bộ bỏ giấy phép. Trong đó, căn cứ
lớn nhất là bảo vệ được lợi ích cộng đồng", ông Doanh kiến nghị.