Nguồn: Theo Chuyển hóa Việt Nam
"Điển hình Tập đoàn Đại Hàn Samsung đã
đầu tư vào Bắc ninh 2 tỷ USD, xuất cảng từ Việt Nam trong năm 2013 lượng hàng
Smartphone tri giá 24 tỷ USD nhưng đồng thời nhập cảng các phụ kiện trị giá 21
tỷ USD từ các xi nghiệp cũa mình ở Trung Hoa. Đi ều này cho thấy Việt Nam chỉ kiếm được chút
ít qua việc lắp ráp và bao bì. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp FDI còn sử dụng
phương thức chuyển giá (transfer pricing ) để khai lỗ khỏi phải trả thuế."
VN không sản xuất nổi võ diện thoại cho Samsung ở Bắc Ninh. Nền công nghiệp phụ trội bị chính quyền lơi là trong khi đó lẽ ra nó phải là nền tảng cho bước đi lên công nghiệp hóa ở một nước còn lạc hậu như Việt Nam.
Tư nhân là cột trụ cho nền công nghiệp phụ trội vì không đòi hỏi nhiều vốn. Tuy nhiên Ngân hàng do chính phủ kiểm soát không làm được sức bật để phát triển nền công nghiệp phụ trội.
Phải chăng vì nơi đó không phải là mãnh đất màu mỡ cho quan chức tham nhũng?
Phải chăng cũng vì các lãnh đạo cao cấp chỉ có mộng lấp biển dời sao để đánh bóng cá nhân mà quyên câu nói của cha ông: "có thực mới vực được đạo" nên hậu quả là thời gian càng đi tới, đất nước càng đi lùi?
Dân Quyền
08/10/2014
(Diễn Đàn Việt Nam 21) – Kể từ ngày 30/4/1975 toàn bộ đất nước
đặt dưới sự thống trị của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), nên sự thăng trầm của
nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào giới lãnh đạo và các chính sách của Đảng
này. Trong 39 năm qua, Đảng đã khai thác tối đa các nguồn lực cũng như thay đổi
liên tục các mô hình kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa ra
khỏi tình trạng kém mở mang. Quốc gia đang đứng trước những vấn nạn: Lợi tức
bình quân đầu người còn quá thấp so với các quốc gia láng giềng. Tốc độ tăng
trưởng và phát triển dưới tiềm năng của nền kinh tế, xuất khẩu lệ thuộc Trung Hoa , Nợ công, nợ xấu
ngân hàng, nợ doanh nghiệp quốc doanh và nợ nước ngoài tăng nhanh, số doanh
nghiệp phá sản tăng cao, tham ô, lãng phí tràn lan, tài nguyên bị khai thác cạn
kiệt, môi trường sống bị ô nhiễm, bất công xã hội ngày càng trầm trọng, yêu cầu
dân chủ hóa canh tân đất nước mỗi lúc bức thiết.
Sau sự thảm bại nặng trong
giai đoạn 1976 -1980. Từ năm 1982, Đảng thay đổi sách lược, tập trung phát
triển nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất
hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp nặng, phân cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản
xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình
được khuyến khích. Nhờ điều chỉnh chính sách, GDP bình quân 1981-1985 tăng
6,4%/ năm. Lạm phát đầu những năm 80 là 50%, đến 1985 lên 587,2%.
Thời kỳ 1986-2000 gọi là thời
kỳ "Đổi mới" kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo mô hình phát triển của Trung Hoa. Giai đoạn
1986-1990, Việt Nam
tập trung triển khai ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường
được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch
toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa
nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị
trường hóa. Song Đảng vẫn chủ trương kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối
các thành phần kinh tế khác. Đến năm 1990, GDP bình quân đầu người đạt mức 98
USD. Việc đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới (Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO, WB, IMF, ADB, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, ASEAN) đã làm nền kinh tế khởi
sắc. GDP bình quân đầu người đạt mức 396 USD năm 2000. Tăng trưởng (GDP) bình
quân mỗi năm ở thời kỳ 1991-2005 đã tăng lên 7 %, tuy nhiên phân hóa xã hội và
tham nhũng cũng gia tăng. Lợi tức bình quân đầu người vào năm 2010 sau 35 năm
kết thúc chiến tranh lên được 1061 USD.
Từ 2007 Việt Nam lại rơi vào
cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị: Mức tăng trưởng kinh tế GDP suy giảm từ
8,5%( 2007) xuống 5% (2012), lạm phát trên 20% (2011), nợ công vào năm 2011 lên
trên 128,7 tỷ USD (107% GDP) trong đó nợ nước ngoài bằng 38,9% GDP, số doanh
nghiệp phá sản tăng cao, chỉ trong vòng ba năm từ 2010 đã có trên 230.000 doanh
nghiệp tư phải phá sản. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ba lần
phá giá đồng tiền VND và đầu năm 2011, VND lại bị phá giá thêm 9,3%.
Theo những số liệu chính thức
được công bố, năm 2010 Việt Nam có GDP là 101 tỳ USD và GDP đầu người là 1061
USD, 2011 là 119 tỳ USD và GPP đầu người là 1300 USD, 2012 là 122 tỷ USD và GDP
đầu người là 1600 USD. Độ tăng trưởng GDP cho năm 2013 ước tính là 5,42%, mức
tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với trước đây (trên 8%) và cũng thấp hơn mức
tăng trưởng của Lào (7,9% năm 2012) và Cambodia (7,2% năm 2012). Năm 2013 GDP
của Việt Nam
đạt mức 171 tỷ USD và GDP đầu người đạt 1.960 USD nhưng thua xa Nam Hàn (23.838
USD) Trung Hoa
(6.807 USD) và các nước láng giềng.
Sau gần ba thập kỷ kể từ năm
1986-2013 áp dụng mô hình phát triển kinh tế của Trung Hoa , ĐCSVN tự cho rằng
kinh tế Việt Nam
là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Nhưng Hoa K ỳ, Liên minh Âu châu (EU) và
Nhật Bản vẫn chưa nhìn nhận kinh tề Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) xem Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở
trình độ thấp, chất lượng tăng trưởng còn kém, nhất là về hiệu quả đầu tư, năng
xuất lao động. Tới nay, Việt Nam mới chỉ tạo ra được một nền kinh tế gia công,
lắp ráp là một nền kinh tế chỉ bán đi được những thứ đất nước tự có: lao động
rẻ, tài nguyên, đất đai, môi trường, vị trí địa lý…chứ chưa bán được các sản
phẩm có chất lượng cao do chính quốc gia tự sản xuất.
Nền kinh tế Việt Nam phụ thuôc
cao vào xuất cảng và đầu tư nước ngoài FDI. Khu vực FDI từ nhiều năm đã trở
thành một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Khu vực FDI đã chiếm
khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% GDP, gần 2/3 kim nghạch xuất khẩu,
gần ¼ tổng lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Năm 2013 kim nghạch xuất
khẩu đạt 132 tỷ USD (doanh nghiệp nước ngoài FDI đạt 81 tỷ trong khi doanh
nghiệp trong nước chỉ đạt 51 tỷ). Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đầu tư
vào lãnh vực thâm dụng lao động, tận dụng lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam,
vào các nghành khai thác tài nguyên, chế biến khoáng sản, tận dụng giá năng
lượng rẻ, điều kiện ít ràng buộc về ô nhiễm môi sinh. Tuy khu vực doanh nghiệp
FDI hoạt động mạnh, nhưng Việt Nam
không hưởng lợi nhiều từ khu vực này cho sự phát triển đất nước. Điển hình Tập
đoàn Đại Hàn Samsung đã đầu tư vào Bắc ninh 2 tỷ USD, xuất cảng từ Việt Nam
trong năm 2013 lượng hàng Smartphone tri giá 24 tỷ USD nhưng đồng thời nhập
cảng các phụ kiện trị giá 21 tỷ USD từ các xi nghiệp cũa mình ở Trung Hoa. Đi ều này cho
thấy Việt Nam
chỉ kiếm được chút ít qua việc lắp ráp và bao bì. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp
FDI còn sử dụng phương thức chuyển giá (transfer pricing ) để khai lỗ khỏi phải
trả thuế.
Tại diễn đàn Phát triển Châu Á
(ADF) tổ chức ngày 19/9/2014 ở Hà Nội, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) đánh giá Việt Nam đến năm 2020 chưa trở thành nước „Cơ bản công
nghiệp hóa theo hướng hiện đại“ và sẽ cần 40 năm nữa mới vượt ngưỡng thu nhập
trung bình. Theo ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thu nhập trung bình có
nghĩa là lợi tức bình quân đầu người ở trong khoảng 7.000 USD đến 12.000 USD
một năm vì Việt Nam hiện chỉ đạt GDP đầu người khoảng 1.900 USD ở năm 2013. So
với láng giềng Việt Nam tụt hậu khá xa, cụ thể năm 2013 Malaysia có GDP đầu
người 10.514 USD, Thái Lan 5.779 USD. Những láng giềng này cũng đang nằm trong
mức thu nhập trung bình, nhưng theo OECD Malaysia sẽ là quốc gia Đông Nam Á
tiến lên nước thu nhập cao vào năm 2020, Thái Lan vào năm 2031. Trung Qu ốc, nền kinh tế lớn thứ
nhì thế giới có GDP đầu người 6.807 USD và có khả năng thoát ngưỡng thu nhập
trung bình vào năm 2026.
Tổng sản lượng nội địa (GPP) các quốc gia thuộc hiệp hội Đông nam Á (ASEAN) ước tính vào năm 2019. Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) |
Từ
năm 2007 nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn, trong đó nổi bật
là núi nợ công bao gồm nợ nhà nước vì ngân sách bội chi, nợ xấu ngân hàng, nợ
doanh nghiệp, nợ bất động sản và nợ nước ngoài.
Tổng
nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 là 128,9 tỷ USD bằng 106% GDP
(121,7 tỷ USD) đã vượt xa tỷ lệ an toàn 65% GDP theo khuyến cáo của các định
chế tài chính quốc tế. Theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) của
tạp chí The Economist công bố ngày 20.08.2014 nợ nhà nước Việt Nam đã lên tới
83 tỷ USD tăng thêm 3 tỷ USD trong vòng 5 tháng, nếu tính thêm 150 tỷ nợ xấu
ngân hàng và nợ trong lãnh vực doanh nghiệp nhà nước và bất động sản thì tổng
số nợ công đã lên mức 233 tỷ USD.
Nợ
xấu tăng có nguyên nhân từ sự yếu kém của các tổ chức tín dụng (Việt Nam hiện
có 43 ngân hàng thương mại). Chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích tăng
trưởng không kiểm soát được dẫn đến đầu tư công tràn lan, bất chấp nhu cầu thật
của phát triển kinh tế – xã hội.
Tình
trạng thiếu cơ chế giám sát, quản lý không minh bạch đã dung dưỡng cho căn bệnh
lãng phí, quan liêu, tham nhũng hoành hành, khiến nguồn vốn lớn bỏ ra không thu
hồi được, làm gánh nặng nợ xấu tăng lên. Một đặc điểm của chính sách kinh tế
Việt Nam là lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo và chính sách khiếm hụt ngân
sách để thúc đẩy tăng trưởng. Doanh nghiệp nhà nước được cấp tín dụng khá dễ
dãi từ hệ thống các ngân hàng thương mại nên nhiều doanh nghiệp nhà nước vay
mượn xả láng và sử dụng đồng vốn một cách vô trách nhiệm.
Nợ
xấu ở Việt Nam còn gắn chặt với kinh doanh bất động sản. Nhìn thấy lợi nhuận
khổng lồ trong bất động sản, lợi dụng chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhà nước,
hoạt động kinh doanh bất động sản phát triển tự phát. Các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp lớn đua nhau vay tiền đổ vào các dự án đô thị, các khu
công nghiệp. Cơn sốt bất động sản cũng kéo người dân đổ xô vào vay tiền ngân
hàng để đầu tư. Giá bất động sản bị thổi phồng quá giá trị thực và quá mãi lực
của người dân. Bong bóng bất động sản vỡ. Hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh
khiến cho nợ xấu của khu vực này tăng cao.
Từ
nhiều năm, các chuyên gia kinh tế đã nhiều lần cảnh báo nợ công sẽ còn lên cao
nữa nếu đảng và nhà nước vẫn tiếp tục chính sách tăng trưởng GDP dựa vào bơm
tín dụng. Tổng số dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng lên trên 2,8 triệu tỷ
đồng, tương đương 135 tỷ USD. Nên một chương trình tái cơ cấu đâu tư công, tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại hay tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được
đưa ra thảo luận rất nhiều, nhưng gặp nhiều chống đối của các phe nhóm lợi ích,
nên trên thực tế không triển khai được.
Vì
giải quyết nợ công là chuyện “vá trời lấp biển” nên nhà nước chỉ thực hiện
những biện pháp vá víu như thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức
tín dụng (VAMC) để mua lại nợ xấu hoặc tìm mọi cách mượn tiền (phát hành trái
phiếu, vay nước ngoài..) để trả nợ. Nợ công tăng nhanh đe dọa sự ổn định của
nền kinh tế và là gánh nặng trả nợ cho ngân sách nhà nước. Nợ công đã trở thành
vấn nạn có thể dẫn Việt Nam đến chỗ vỡ nợ.
Kinh tế phụ thuộc Trung cộng
Tính
chung cả năm 2013 kim nghạch nhập khẩu ước đạt 131,3 tỷ USD chủ yếu là nhập
nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu, trong đó nhập khẩu lớn nhất
là từ Trung Hoa.
Quan
hệ giữa Việt-Trung căng thẳng vì sự tranh chấp mỏ dầu ở Tây thái bình dương.
Trung hoa đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào đặc khu kinh tế Việt Nam ở biển đông
gây ra nhiều cuộc biểu tình ở Việt Nam vào tháng 5.2014. Các công ty kỹ nghệ
của Trung hoa đã trở thành đích chống đối. Các xưởng sản xuất Đài loan, Nam Hàn
và Tân gia ba cũng bị vạ lây. Các vụ đập phá khoảng 800 xí nghiệp trong hai
ngày 13 và 14.05.2014 làm hàng ngàn chuyên gia Trung hoa phải di tản vể nước.
Biến cố này đã đặt Việt Nam trước những lo ngại về bất ổn kinh tế và chính trị
có thể xảy ra vượt khỏi sự suy tính của đảng.
Từ
tháng năm 2014, các giàn cần cẩu xoay ở Hà Nội ngưng hoạt động. Trung hoa xây
đường tốc hành dài 16,5 cây số trong Hà nội để giải tỏa vấn đề giao thông cho
thủ đô có 6,5 triệu dân. Dự trù sẽ khởi động vào cuối năm 2014, bị hoãn vô thời
hạn. Vì các xí nghiệp Trung hoa bị đập phá, nên các công trình xây cất ở Hà nội
cũng bị đình chỉ. Các dự án giá trị hàng tỉ của Trung hoa cũng ngưng thực hiện.
Từ
nhiều năm, thiếu hụt cán cân thương mại trên chục tỷ USD là căn bệnh thường
niên của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với Trung hoa. Năm 2013 Việt Nam nhập
siêu gần 24 tỷ USD. Trung hoa cung cấp phần lớn phụ liệu, cho các công ty nước
ngoài hoạt động ở Việt Nam dùng lắp ráp và tái xuất cảng sản phẩm. Thành quả
kinh tế và khà năng cạnh tranh của môi trường sản xuất việt nam có được là nhờ
nhập cảng rẻ từ Trung Hoa.
Nay căng thẳng bang giao khiến Hà nội phải nghỉ đến phương
hướng giao thương khác. Nếu không có sự chuẩn bị tìm kiếm thay thế các đối tác
thương mại, GDP có thể giảm tới 10% một khi Trung Hoa cấm vận kinh tế đối
với Việt Nam.
Tham ô, lãng phí tràn lan, bất công xả
hội và thất nghiệp gia tăng
Tham
nhũng hiện nay đã trở thành quốc nạn. Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là
tệ tham nhũng và lãng phí ngày càng có xu hướng tăng lên ở mọi cấp lãnh đạo
trong đảng, chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước. Lạm dụng chức quyền, nhận
hối lộ trở nên phổ biến lan rộng trong tất cả các lãnh vực từ hành chính, công
an đến hải quan, từ tài nguyên môi trường đến xây dựng, thuế, ngân hàng, y tế,
giáo dục cho đến cả thanh tra, kiểm sát, tòa án,… Một số vụ án tham nhũng gây
chấn động và nhiều bất bình trong nhân dân: Vụ EPCO-Minh Phụng, Vụ Dự án PMU
18, Vụ Tham Nhũng PCI, Vụ Đề án 112, Vụ công ty Mỹ Nexus Technologies hối lộ,
Vụ chia chác đất công ở Hải Phòng, Vụ Vinashin, Vụ Vinalines… Tháng 8.2014 báo
chí quốc tế loan tin một vụ tham nhũng hàng triệu đô la ảnh hưởng đến quốc thể
của một số quốc gia ở Á châu. 17 quan chức cao cấp ở Úc, Việt Nam, Mã Lai và
Nam Dương đã nhận rất nhiều tiền hối lộ. Trong số đó có tên những người lãnh
đạo nhà nước Việt Nam. Những nhân vật này đã được doanh nghiệp in tiền tệ „Note
Printing Australia and Securency” (NPAS) thuộc Ngân hàng dự trữ Úc đút lót
trong thời gian từ 2001 đến 2011.
Mặc
dù Việt Nam gần 10 năm thực thi Luật phòng chống tham nhũng, nhưng năm 2013 vẫn
bị Tổ chức Minh Bạch Quốc tế (Transparency international) xếp hạng thứ 116 trên
177 quốc gia về tham nhũng trong khu vực công.
Tại
Việt Nam, phân biệt giầu nghèo ngày càng tăng nhanh chóng. Các cán bộ đảng viên
cộng sản, đặc biệt những cán bộ cao cấp, hết sức giàu có nhờ tham nhũng và lạm
dụng của công sống sung sướng xa xỉ, trong khi đại đa số dân chúng sống nghèo
khổ. Ngân quỹ quốc gia hiện nay đang phải nuôi một hệ thống cai trị quan liêu
ăn bám bao gồm hệ thống đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc.
Để
trấn an dư luận và xoa dịu sự bất bình ở dân chúng, đảng cho thực hiện một cuộc
kê khai tài sản. Cán bộ, công chức từ phó phòng trở lên kể cả đảng viên, sĩ
quan từ cấp phó tiểu đoàn trưởng, các giới chức điều hành và thành viên Hội
đồng quản trị của doanh nghiệp nhà nước cũng bị bắt buộc kê khai tới 9 khoản về
tài sản, bao gồm bất động sản, quyền sử dụng đất cho tới xe cộ từ xe gắn máy, ô
tô cho tới tàu thuyền, máy bay, tiền mặt kể cả ngoại tệ, vàng bạc, kim cương
tất cả đều phải thành thực khai báo. Các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài
sản, mỗi năm phải bổ sung về tổng thu nhập năm trước và cập nhật phần tài sản
tăng thêm. Theo báo cáo kết quả của Thanh tra Chính phủ về việc phòng, chống
tham nhũng, trong năm 2013, có tổng số 944.425 người đã kê khai tài sản thu
nhập, nhưng chỉ có 5 người bị liệt vào dạng phải xác minh lại và chỉ có một
người bị kỷ luật vì kê khai không trung thực. Dư luận đánh giá viêc kê khai tài
sản chỉ là một hài kịch.
Tỷ
lệ thất nghiệp mỗi lúc gia tăng vì các doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt
động. Trong ba từ năm 2010 đã có trên 230.000 doanh nghiệp chính thức khai giải
thể. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, lưc lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
ước tính đến 01.01.2014 là 53,65 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
15-24 năm 2013 ước tính 6,36%, trong đó khu vực thành thị là 11,11%. Hàng triệu
thanh niên tốt nghiệp đại học phải nhận những việc đơn giản không tương xứng
trong lãnh vực lao động phi chính thức. Lãnh vực này chiếm khoảng 25% trên tổng
số lực lượng lao đông cả nước. Đây là khu vực thất nghiệp tiềm ẩn. Nhìn chung
tình trạng thiếu viêc làm có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn.
Theo ngành kinh tế, thu nhập bình quân tháng của lao động nhóm ngành “nông-lâm
nghiệp và thủy sản” vẫn thấp nhất: 3 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm ngành
“công nghiệp-xây dựng” là 4,3 triệu đồng và nhóm ngành “dịch vụ” là 5,2 triệu
đồng. Theo nghề thì thu nhập bình quân tháng của nhóm “lãnh đạo” là cao nhất
(7,7 triệu đồng); tiếp đến là nhóm “chuyên môn kỹ thuật bậc cao” (6,5 triệu
đồng); thấp nhất là nhóm “lao động giản đơn” (3 triệu đồng).
Dân chúng bất mãn – Lòng tin của đảng
viên suy giảm
Tại
Việt Nam không có thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến để có thể xác định mức độ
bất mãn của người dân về đường lối cai trị của ĐCSVN. Nhưng công luận trong và
ngoài nước vẫn có thể thẩm định qua những thông tin về các hành động đối kháng
chế độ biểu hiện dưới mọi hình thức – Các cuộc biểu tình chống Trung Hoa bành trướng, chống
tham quan cướp đất, ruộng của nông dân và chống đàn áp tôn giáo đã diễn ra liên
tục ở thành thị và nông thôn. – Các cuộc hội thảo chính trị về tự do, dân chủ,
công lý, nhân quyền và xã hội dân sự được nhiều trí thức, nhân sĩ và các cưu
đàng viên cộng sản khởi xướng tham gia – Các tuyên ngôn đòi cải cách chính trị-kinh
tế và sự thành hình các hội đoàn độc lập ngày càng được quần chúng hỗ trợ. Đặc
biệt phong trào đấu tranh trực diện qua Internet. Hệ thống trực tuyến đã có ở
Việt Nam từ năm 1997. Ba doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các
đường dây nhập mạng: Công ty VNTP (Bộ viễn thông), FPT (Bộ khoa học) và Viettel
( Bộ quốc phòng). Cảnh sát Việt Nam mới đây lắp một hệ thống kiểm soát hiện đại
FinFisher của công ty Anh Gamma International. Dù bị kiểm soát, làng báo
mạng vẫn có thể sử dụng internet để đăng tải thông tin, phản biện phục vụ cho
công luận. Số người dùng mạng Internet từ 10 triệu (2010) đã tăng lên 24 triệu
(2014). Chính quyền đã gia tăng nhiều biện pháp trù đập, bắt bớ các Blogger,
nhưng đã không dập tắt được những đốm lửa đòi tự do, công lý và chuyển hóa chế
độ độc đảng. Không chỉ dân chúng, mà nhiều đảng viên ngày càng mất niềm tin vào
khả năng giải quyết những khó khăn kinh tế – chính trị của đảng và chính quyền.
Trong đảng đã có sự chia rẽ vì lập trường và quyền lợi trên các vấn đề đối
ngoại thân Tây phương hay Trung
Hoa , hoặc gia nhập hiệp định thương mại xuyên thái bình dương
(TPP). Về nội chính, các phe nhóm bảo thủ, cải cách và lợi ich tranh cãi, đổ
lỗi cho nhau về thảm trạng đất nước hiện nay. Bộ chính trị với 16 thành viên và
ban chấp hành trung ương với 175 ủy viên đã bất tín nhiệm vai trò chống tham
nhũng của chính quyền và lấy lại trách nhiệm cho đảng đồng thời đòi hỏi chính
quyền phải tường trình báo cáo hoạt động trước đảng.
Nhu cầu cải cách thể chế chính trị và mô
hình phát triển đất nước
Việt
Nam hiện rơi vào một cuộc khủng hoảng nặng nề trên mọi phương diện. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thảm trạng này, nhưng nguyên nhân chính nằm ở thể chế chính
trị độc đảng áp dụng một mô hình phát triển hỗn hợp chủ nghĩa Marx và tư bản.
Người công sản đã nhận chân được những giá trị căn bản mà các quốc gia tư bản
phương tây xây dựng: Chính trị dân chủ-Nhà nước pháp quyền-Kinh tế thi trường.
Nhưng lại có tham vọng đề ra một mô hình phát triển theo định hướng chủ nghĩa
xã hội (XHCN): Chính trị độc đảng toàn trị, nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN. Thế nào là định hướng XHCN toàn đảng đến nay
vẩn chưa rõ, vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Chế độ chính trị độc đảng, tự nhận
là dân chủ nhân dân về bản chất mâu thuẫn đối kháng với một nhà nước dân chủ
pháp trị và một hệ thống kinh tế thị trường. Nhà nước pháp quyền XHCN được hiểu
là một chế độ nhà nước thông nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp dưới
sự lãnh đạo của đảng. Vì thiếu sự kiểm soát, nên quyền lực quốc gia bị lạm dụng
phục vụ cho các quyền lợi phe nhóm. Chế độ bầu cử theo nguyên tắc „Đảng cử dân
bầu“, đảng bố trí nhân sự nên tạo ra nạn „mua quan bán chức“. Kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN lấy kinh tế nhà nước chủ đạo và kinh tế tập thể làm
nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Quan điểm này làm kinh tế thị trường bị biến
dạng và méo mó, gia tăng vai trò quan liêu mệnh lệnh nhà nước. Đồng thời tăng
trưởng kinh tế lệ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Nói
chung tình hình đất nước nay đòi hỏi phải chuyển đổi thể chế toàn trị độc đảng
qua dân chủ đa nguyên. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng một mô hình
phát triển mới đưa đất nước tiến lên phù hợp xu hướng hiện đại : Chế độ dân chủ
– Quốc gia pháp trị – Kinh tế thị trường.
Vũ
Ngọc Yên