Hồng Thủy
(GDVN) - Câu nói "chỉ có tòa án
mới được phán quyết ai đúng, ai sai" đúng là một bất ngờ đến từ "con
rối của Trung Qu ốc",
Campuchia.
Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy. |
Tân
"Quan điểm của Campuchia về Biển
Đông vẫn nhất quán: Các yêu sách lãnh thổ phải được giải quyết bởi đàm phán
song phương hoặc tất cả các bên tranh chấp", Soeung Rathchavy được Tân Hoa Xã dẫn lời cho biết. Còn theo
tường thuật của Reuters, bà Soeung Rathchavy nói rằng: "ASEAN không thể
giải quyết tranh chấp này. Chúng tôi (ASEAN) không phải là một cơ quan pháp lý,
chỉ có tòa án mới có quyền phán quyết ai đúng, ai sai".
Bình luận về nội dung này, một độc
giả của Reuters lấy tên Truthseeker cho rằng, câu nói "chỉ có tòa án mới
được phán quyết ai đúng, ai sai" đúng là một bất ngờ đến từ "con rối
của Trung Qu ốc",
Campuchia. "Tôi chắc rằng Quốc vụ khanh Campuchia đang âm thầm nhắc nhở Trung Qu ốc, bác bỏ tòa án quốc
tế giải quyết tranh chấp Biển Đông, thay vào đó cần cô lập và mạnh tay với các
đối thủ yếu hơn nó trong các cuộc đàm phán tay đôi. Trung Qu ốc sợ tòa án như ma cà
rồng sợ ánh sáng", Truthseeker viết.
Công khai phản đối đưa Biển Đông ra
diễn đàn ASEAN là động thái công khai nhất của Campuchia vốn đã từng bị chỉ
trích làm thất bại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 vì ngăn cản đưa Biển
Đông vào tuyên bố chung hội nghị. Bắc Kinh cung cấp hỗ trợ kinh tế và quân sự
hậu hĩnh đáng kể cho Phnom Penh, đồng minh thân cận nhất của họ trong khu vực
Đông Nam Á, nhưng lại phủ nhận hành động của mình đang ảnh hưởng đến khu vực
ASEAN.
Một số nhà bình luận tin rằng Trung Qu ốc có đủ sức mạnh để
điều khiển Campuchia phủ quyết bất kỳ vấn đề nào về Biển Đông trong ASEAN. Mặc
dù việc xây dựng cải tạo (bất hợp pháp) của Trung Qu ốc trên 7 bãi đá, rặng san hô ở quần đảo
Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Qu ốc cất quân xâm lược năm 1988, 1995) đã chi
phối hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 tại Myanmar tuần trước.
Như thường lệ, bà Soeung Rathchavy
lại khẳng định rằng Campuchia không bị ảnh hưởng bởi Trung Qu ốc: "Chúng tôi
trung lập. Trung Qu ốc
không phải chỉ là một người bạn thân của Campuchia, mà còn của các nước khác đã
có tiếng nói". Tuy nhiên bà Soeung Rathchavy không cung cấp chi tiết, nước
nào đã có tiếng nói, và họ nói gì.
Trước đó hôm 23/4 tờ The Diplomat đã
bình luận, cách tiếp cận "búa tạ ngoại giao" của Bắc Kinh đã kiếm
được "vài người bạn" ở Đông Nam Á nhằm tìm kiếm sự ủng hộ trong vấn
đề Biển Đông, mua lại đất đai lớn từ các công ty nhà nước và dùng tiền đổi lấy
ảnh hưởng chiến lược đối với các chính phủ trong khu vực.
The Diplomat lưu ý, Du Chính Thanh,
Chủ tịch Chính hiệp Trung Qu ốc
đã gặp mẹ con Quốc vương
Campuchia tại Bắc Kinh vào ngày 17/4, đúng ngày Khmer Đỏ do Trung Nam H ải hậu thuẫn
"tiếp quản" Campuchia. Nhiều hoạt động kỷ niệm được tiến hành ở Phnom
Penh, nhưng đại diện Trung
Nam H ải không nhắc một câu nào về sự kiện này, mà chỉ ca ngợi
tình hữu nghị giữa 2 nước.
Tạp chí này cho rằng, trong thời kỳ
Khmer Đỏ hoành hành ở Campuchia từ 1975-1979, ông Sihamoni về cơ bản là một
"tù nhân trong cung điện". Bên ngoài cung điện, khoảng 2 triệu người
Campuchia bị giết chết. Bắc Kinh đã phái hàng trăm cố vấn chính trị đến Phnom
Penh và cung cấp các thiết bị quân sự, đổi lấy gạo của Campuchia khiến nước này
tiếp tục rơi vào nạn đói.
Thậm chí ngày nay mức độ của cuộc tàn
sát vẫn đang được tìm thấy ở các vùng ngoại ô Phnom Penh, nơi còn sót lại các
lãnh đạo Khmer Đỏ theo Mao Trạch Đông, đã bị kết án về tội ác chống lại loài
người. Vai trò của Trung Qu ốc
trong thời kỳ Khmer Đỏ vẫn là một trong những dấu hỏi lớn nhất của thời đại.
Trong khi Bắc Kinh ra rả
"chửi" Nhật Bản về thái độ với Chiến tranh Thế giới II thì "các
linh hồn" đòi Trung Qu ốc
trả giá cho chính sách bành trướng của nó sẽ không có gì là không phù hợp. Nay Trung Nam H ải gặp gỡ Quốc
vương, Thái hậu Campuchia vào một ngày có ý nghĩa đặc biệt như vậy mà không có
lời nào về quá khứ và những tội ác của Khmer Đỏ, đó thực sự là một cái tát vào
chính sách ngoại giao vô minh (của Bắc Kinh), The Diplomat bình luận.
Hồng
Thủy
Nguồn: Theo GDVN