08 février 2019

Chìa khóa để giải quyết vấn đề buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã


Nguyên tựa bài báo:  Key to illegal wildlife trade
The New York Times International Edition
Thursday, December, 06, 2018
Tác giả bài báo: Rachel Nuwer
Người dịch: Du Lam


Một em bé chụp ảnh với một chú cọp bé Siberian tại một vườn quốc gia tình Harbin, TQ. Vườn này do chính phủ thiết lập nhằm tạo ra một vùng trú ẩn cho giống cọp Siberian, nhưng vừa qua, chính quyền gửi ra tín hiệu không bảo đảm trong việc bảo trì . CreditCreditKevin Frayer/Getty Images

Các tín hiệu lẫn lộn từ Trung Quốc khiến các nhà bảo tồn phải cảnh giác về các cam kết (của TQ).

Nhiều loài động vật cùng chung sống trên hành tinh này với chúng ta có thể sẽ không còn tồn tại tại đây lâu hơn nữa.

Kể từ năm 1970, theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới  (WWF), quần thể hàng ngàn loài động vật trên khắp thế giới đã giảm trung bình 60%. Môi trường sống bị phá hủy, biến đổi khí hậu và ô nhiễm là những (nguyên nhân) dẫn đến những tổn thất đó.

Và tình hình buôn bán trái phép các loại động vật hoang dã trên toàn cầu cũng vậy. Đối với các loài như hổ và tê giác, săn bắn trộm là mối đe dọa chính đối với sự sinh tồn của chúng.

“Hầu như không có một hệ sinh thái nào mà lại không chịu tác động, ảnh hưởng của nạn buôn bán động vật hoang dã”, ông Vincent Nijman, một nhà nhân chủng học thuộc Đại học Oxford Brookes, Anh, cho biết như vậy. “Nó tác động trực tiếp đến một số lượng rất lớn các loài và nó còn có hiệu ứng tác động đối với nhiều các loài khác hơn nữa.

Nhưng, như Tiến sĩ Nijman đã chỉ ra, bất kỳ một giải pháp nào để giải quyết vấn nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã  đều khó có thể vận hành được nếu không có sự tham gia của một diễn viên: Trung Quốc.

Từ ngà voi cho đến vảy tê tê, từ bong bóng cá lù đù (nguyên văn: “totoaba bladders”) cho đến vây (vi) cá mập, đất nước này (TQ) đều có một sự thèm ăn điên cuồng đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã. Khi nền kinh tế và dân số của Trung Quốc tăng trưởng, do đó, nhu cầu về các loài động vật và các bộ phận (nội tạng và cơ thể - người dịch) của chúng cũng tăng theo, và những loài này bị săn đuổi khắp thế giới: ở Đông Nam Á, ở châu Phi, ở Nam Mỹ và ở các đại dương của thế giới.

Ông Chris Shepherd, Giám đốc điều hành của Monitor, một tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động để giảm thiểu sự buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, nói “Rất nhiều loài động vật đang bị đe dọa nhất trên Trái đất hiện đang bị đe dọa vì các nhu cầu từ Trung quốc. Trung Quốc phải trở thành quốc gia đi đầu trong cuộc chiến chống lại vấn nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp này, nếu không thì sẽ không thể có một tương lai tốt đẹp”.

Nhưng gần đây Trung quốc đã gửi đi những tín hiệu lẫn lộn. Trước sự kinh ngạc của các quan chức và các nhà bảo tồn trên khắp thế giới, hồi tháng trước,  Trung quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ cho phép trở lại các hoạt động buôn bán sừng tê giác và xương hổ, đảo ngược một lệnh cấm được ban hành trong nước (TQ) từ 25 năm trước.

Erik Solheim, giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết “diễn tiến này là một sự ngạc nhiên đối với chúng tôi, bởi vì Trung quốc, tại thời điểm này, đang là quốc gia hàng đầu, theo rất nhiều những cách thức (mà trong đó có nhiều những cách thức chẳng hay ho gì, mà hoạt động buôn bán sừng tê giác và xương hổ là một ví dụ điển hình, thế nào mà trong tủ thuốc gia đình của các lãnh đạo cao cấp của Trung + chẳng có mật gấu, sừng tê, cao hổ. Đến như ông Lê Khả Phiêu của VN còn có ít nhất là một cặp ngà voi nữa là! - người dịch) đối với môi trường. Chúng ta cần phải đẩy mạnh công việc bảo vệ hổ và tê giác, chứ không phải là làm giảm số lượng của chúng”.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc chỉ đạo rằng sừng tê giác và xương hổ được hạn chế chỉ sử dụng trong nghiên cứu khoa học và trong y học cổ truyền Trung Quốc, được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ tại một số bệnh viện.

Các quan chức cũng cam kết sẽ kiểm soát chặt chẽ các hoạt thương mại đối với các loài này, một sự trấn an mà không làm giảm bớt được bao nhiêu những lo ngại rằng nạn săn bắn trộm sắp sửa vượt khỏi tầm kiểm soát.

Thật vậy, chỉ ba ngày sau khi Trung Quốc ra thông báo, Jose Louies, trưởng phân ban kiểm soát tội phạm động vật hoang dã tại Tổ chức Động vật hoang dã Ấn Độ, đã nhận được một cuộc gọi từ một người cung cấp thông tin nói rằng những kẻ buôn hổ đã bắt đầu dự đoán một sự tăng giá.

“Những kẻ săn trộm áp sát tai xuống đất – chúng cảm nhận được tất cả những gì đang diễn ra trên thị trường”, ông Louies nói. “Không có gì bí mật đối với chúng rằng tất cả mọi bộ phận cơ thể của loài hổ đều sẽ đến được Trung quốc”.

Sau một sự phản đối toàn cầu, trong tháng này, Hội đồng Nhà nước (TQ) đã đảo ngược quyết định này và ra lệnh hoãn thực hiện. Nhưng tình tiết này đã khiến các nhà bảo tồn cảnh giác – ít nhất thì cũng không phải là do câu chuyện ở đây còn lâu mói có thể gọi là hứng khởi.

Công ước về việc buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (gọi tắt là Công ước Cites) đã cấm việc buôn bán xuyên quốc gia tê giác và hầu hết các loài hổ từ năm 1975. Nhưng trong nhiều thập kỷ sau đó, Trung Quốc đã cho phép buôn bán trong nội địa các sản phẩm có xuất xứ từ những con vật này.

Sừng tê giác và xương hổ được nhập lậu vào TQ và các trang trại nuôi hổ được thành lập vào cuối những năm 1980 - một số được chính phủ hậu thuẫn - để nhân giống loài mèo lớn này để lấy xương, da và các bộ phận. (Những con hổ hoang dã hầu hết đã bị săn bắn trộm ở Trung Quốc từ nhiều những năm trước).

Năm 1993, theo một đạo luật gọi là Sửa đổi Pelly, Tổng thống Bill Clinton đã đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung quốc vì phá hoại Công ước Cites. Trung Quốc đã đáp ứng bằng một lệnh cấm sừng tê giác và xương hổ, và nạn săn trộm đã giảm đi một cách đáng kể.

Zhang Li, một nhà sinh vật học thực địa tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết, “bằng cách cấm những sản phẩm đó, chính phủ Trung Quốc đã có những đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn tê giác và hổ trong hai mươi năm qua”.

Các bác sỹ y học cổ truyền Trung Quốc đã nhanh chóng làm theo, thay thế các vật liệu bị cấm bằng các chất thay thế bền vững và loại bỏ xương hổ và sừng tê giác - vốn được khoa học chứng minh là không có lợi ích gì – khỏi các cuốn sách giáo khoa và các cuốn dược điển.

Lixin Huang, giám đốc điều hành của Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc tại Hoa Kỳ thuộc bang California cho biết rằng “nếu chính phủ (TQ) có ý định dỡ bỏ lệnh cấm này để hỗ trợ y học TQ (cổ truyền), thì kết quả sẽ ngược lại”.

Cô nghi ngờ rằng quyết định này không khuyến khích, hỗ trợ những người thực hành y học cổ truyền, mà là khuyến khích, hỗ trợ bởi những người kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh kiếm lợi nhuận” -  những người nuôi hổ.

Thay vì đóng cửa sau lệnh cấm năm 1993, các trang trại hổ tiếp tục phát triển và hiện nuôi nhốt đến hơn 6.000 cá thể loại động vật này. Trong suốt một thập kỷ, Trung quốc đã cho thấy một sự quan tâm đến việc mua bán, trao đổi thương mại trong nội địa của các bộ phận của hổ nuôi nhốt.

Hồi tháng 9 (2018), Cites đã xác định 36 trang trại hổ của Trung Quốc dường như có liên quan đến việc buôn bán bất hợp pháp hoặc là đang nuôi nhốt các cá thể hổ với một số lượng quá nhiều rất đáng nghi ngờ.

Nhưng tại một cuộc họp của Cites vào tháng trước tại Sochi, Nga, các quan chức Trung quốc đã phản đối mạnh mẽ những phát hiện này, theo Heather Sohl, một cố vấn trưởng của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, người cũng tham dự cuộc họp này.

Các quan chức TQ đã không đề cập đến gì đến quyết định sắp sửa tới đây sẽ mở của trở lại buôn bán động vật hoang dã của đất nước này (TQ).

Bà Sohl nói “Trung quốc thường có những tiến bộ khá hạn chế trong việc giải quyết các cuộc thảo luận về buôn bán hổ mà chúng tôi gặp phải theo Công ước  Cites”. Sự kiện rằng các quan chức đặt câu hỏi về các đề xuất liên quan đến việc kiểm soát việc buôn bán hổ “là không bình thường và không giúp cho chúng tôi biết về bất kỳ một điều gì sắp xảy ra”.

Michael Sas t Sas-Rolfes, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oxford, người đã đi thăm các trang trại hổ theo lời mời của chính phủ Trung quốc vào năm 2007, đã không ngạc nhiên về điều này.

“Phần duy nhất của điều mà hoàn toàn bất ngờ đối với tôi là thời gian”, nhà nghiên cứu này nói. “Điều mà người Trung quốc luôn luôn chú trọng nhiều hơn là bảo tồn các loài như một nguồn tài nguyên (để khai thác – người dịch), chứ không như phương Tây luôn luôn chú trọng vào việc bảo tồn môi trường sống của các loài”.

Nhà nghiên cứu này nói thêm rằng ngay cả khi các nước phương Tây áp đặt một lệnh cấm sâu rộng đối với một số sản phẩm động vật hoang dã thì nhu cầu đối với các sản phẩm đó tại một số khu vực nhất định ở châu Á vẫn không hề giảm. Thay vào đó, các giao dịch bất hợp pháp và lợi nhuận được tạo ra từ nó vẫn cứ tăng lên.

Ông Sas-Rolfes nói “Tôi hy vọng rằng hành động của Trung quốc có thể đóng một vai trò như một lời cảnh tỉnh rằng ‘cách nói không’ không có một tác dụng nào cả”.

Các cuộc trao đổi về ma túy đã dẫn đến những vấn đề đan xen, lồng ghép tinh vi, phức tạp hơn – việc hút cần sa không giống với việc hút heroin. Và chúng ta cần áp dụng lối tư duy dựa trên bằng chứng mang nhiều sắc thái khác biệt tương tự đó vào vấn đề buôn bán động vật hoang dã.

Pelham Jones, chủ tịch Hiệp hội những người nuôi tê giác tư nhân ở Nam Phi, cho biết, “Thay vì các phần tử tội phạm đến đây, cố tình giết hại các loài động vật của chúng tôi, giờ đây chúng tôi có thể cung cấp sừng từ các kho dự trữ để đáp ứng nhu cầu và giảm áp lực đối với quần xã động vật hoang dã”.

Bản chỉ thị, hướng dẫn của Trung Quốc chỉ ra rằng xương hổ và sừng tê giác phải có nguồn gốc từ động vật được nuôi, nhưng không nhất thiết chúng phải được nuôi tại Trung quốc. Các nhà bảo tồn tin rằng số lượng tê giác ở Trung quốc là rất nhỏ bé.

Trái lại, có hơn 7000 con tê giác sống trong ít nhất là 300 trang trại tư nhân tại Nam Phi. Gần 90 phần trăm các chủ sở hữu các trang trại nuôi tê giác tư nhân rất muốn bán sừng loại động vật này của họ, những cái sừng mà có thể được cắt bớt cứ sau vài năm.

Lợi nhuận, họ nói, sẽ giúp trang trải các chi phí an ninh tăng mạnh đột ngột của việc ngăn giữ những kẻ săn trộm.

Ông Cameron nói “Chỉ có duy nhất một quốc gia trên thế giới có thể đáp ứng được nhu cầu (về sừng tê giác) của Trung Quốc, và quốc gia đó là Nam Phi”.

Việc đề xuất mở lại việc buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia có được thông qua tại Cites hay không là phụ thuộc vào hàng loạt vấn đề kỹ thuật trong Công ước này và phụ thuộc vào việc liệu những người đề xuất có thể tập hợp được đủ sự ủng hộ hay không.

Công ước Cites gần đây có tuyên bố rằng các quốc gia không nên nuôi hổ để lấy các bộ phân cơ thể của chúng – mà chỉ nên nuôi để bảo tồn - và rằng các quốc gia này nên giảm thiẻu việc sử dụng sừng tê giác. Nhưng Công ước Cites chỉ có hiệu lực đối với thương mại quốc tế, do đó, các điều khoản trong hiệp ước về thương mại nội địa không có cùng một trọng lượng pháp lý như nhau.

Christine Dawson, Giám đốc văn phòng phụ trách cong tác bảo tồn và nguồn nước thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ đã bắt đầu xem xét các lựa chọn của riêng mình để đảm bảo rằng lệnh cấm buôn bán hổ và tê giác cũng có hiệu lực đối với việc buôn bán này trong nội địa của Trung quốc. Điều đó bao gồm khả năng tái xác nhận Trung Quốc theo Tu chính án Pelly, cái mà sẽ mở đường cho việc áp đặt các lệnh trừng phạt (nguyên văn: “That includes the possibility of recertifying China under the Pelly Amendment, which would pave the way for sanctions”).

David J. Hayes, Giám đốc điều hành của Trung tâm quóc gia về Đánh giá Tác động môi trường và Năng lượng thuộc Đại học New York cho biết “Có rất nhiều kỳ vọng được đặt lên bàn đối với hai nền kinh tế lớn này, và Hoa Kỳ chưa bao giờ lại có thể có được một đòn bẩy tốt hơn để giải quyết vấn đề này trong một tập hợp các vấn đề thương mại rộng lớn hơn mà đang diễn ra ngay tại bây giờ”.

Tuy nhiên, ông Sas-Rolfes cũng chỉ ra rằng Tu chính án Pelly cũng có thể làm mất đi một tiềm năng ở Trung Quốc với ảnh hưởng càng ngày càng gia tăng trên trường quốc tế. Trong bất kỳ một trường hợp nào, các quan chức bây giờ cũng có thể đơn giản quyết định mà không cần tuân theo Tu chính án này.

“Chúng ta hy vọng rằng Trung Quốc sẽ nhận ra sự không nhất quán rõ ràng của quyết định này với một lập trường đáng hoan nghênh về ngà voi, và thực hiện các bước tiếp theo để cấm hoàn toàn việc buôn bán sừng tê giác và xương hổ”, ông Vladimir Johnson, cựu ngoại trưởng Anh đã phát biểu như vậy.

Tiến sĩ Nijman nhấn mạnh rằng bất chấp những tranh cãi về xương hổ và sừng tê giác, sự hợp tác toàn cầu - và có lẽ là thỏa hiệp - với Trung Quốc có thể là chìa khóa để giải quyết các thách thức lớn hơn về buôn bán bất hợp pháp các động vật hoang dã.

“Điều đó có nghĩa là phải cố gắng hiểu rõ hơn nếp nghĩ và não trạng của người Trung Quốc và làm việc trực tiếp với họ để tìm ra những giải pháp”, ông nói. “Các giải pháp đó có thể không phải là những giải pháp mà lúc ban đầu chúng ta nghĩ có lẽ là tốt nhất theo quan điểm phương Tây của chúng ta, nhưng cuối cùng chúng có thể là con đường duy nhất để tiến lên phía trước”.





THE END


100 vây cá mập phơi trên nóc nhà toà Đại sứ quán Việt Nam ở Chile