Đỗ Minh Tuấn (Tổng thuật)
Người dân Sri Lanka biểu tình vì chính phủ cho Trung Quốc thuê đất 99 năm |
Sáng kiến “Một vành đai một con
đường” hay là “Con đường tơ lụa mới” được Trung Quốc công bố vào năm 2013 giống
như một chiếc ô xoè rộng bao trùm lên các dự án được Trung Quốc tài trợ hay xây
dựng ở 65 quốc gia từ Nam Thái Bình Dương qua Châu Á đến Châu Phi và Châu Âu,
từ kế hoạch khoan dầu ở Siberia đến chương trình xây dựng các cảng ở Đông Nam
Á, các tuyến đường sắt ở Đông Âu và các nhà máy điện ở Trung Đông, gây ra những
vấn nạn đa dạng và những lo âu nhiều chiều của các chính phủ từ Đông sang Tây,
từ Nam đến Bắc. Bài viết này tổng thuật một số vấn đề phức tạp về an ninh thị
trường, lừa đảo thuế quan, đe doạ chủ quyền và bấp bênh tài chính… đã nảy sinh
ở các nước Châu Âu, Châu Á liên quan đến sáng kiến “Một vành đai một con đường”,
khiến ngay cả Pakistan là một trong những quốc gia được coi là “nằm trong túi
quần của Trung Quốc” cũng phải đứng dậy và lên tiếng chia tay với “Đại ca
thép”của mình.
“Con đường tơ luạ”ở châu Âu
Trong suốt hai thập kỷ qua, khái niệm về một nền kinh
tế xanh với lượng khí thải carbon dioxide hạn chế và việc giảm cường độ
khai thác tài nguyên đã phát triển thành một yếu tố quan trọng trong nhiều
chính sách của châu Âu. Sự tích hợp của hai hay nhiều khu vực kinh tế được cho
là sẽ mang lại sự phân bố tối ưu hơn các nguồn lực và thị trường. Vì lẽ đó,
trong một số trường hợp, sự hội nhập của các nền kinh tế khác nhau dường như có
lợi cho chương trình nghị sự bền vững của EU. Trong hướng phát triển này, vấn
đề chính là khả năng tiếp cận với thị trường. Không tiếp cận được với thị
trường, không có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng thì các mô hình sản
xuất và tiêu dùng hiện tại sẽ bị cản trở và ngưng trệ. Do đó, thực trạng của mạng
lưới giao thông, năng lượng và truyền thông là những chỉ số xác định khả
năng phối hợp tiềm năng giữa các vùng khác nhau để có nhiều cơ hội phát triển
bền vững, trong đó, nổi bật nhất là công nghệ xanh chuyên sâu đáp ứng
nhu cầu cho các thị trường lớn, các vùng kinh tế lớn.
Trong bối cảnh đó, chính phủ Trung Quốc đã cam kết
xây dựng một quỹ đầu tư 40 tỷ đô la Mỹ cho cơ sở hạ tầng của con đường tơ lụa
và thể chế khác như hải quan, an ninh ở các vùng trong đó có EU. Kết quả là,
với kế hoạch này Trung Quốc sẽ có khả năng tác động trực tiếp đến các chương
trình nghị sự bền vững và hội nhập trong EU. Vì thế, Diễn đàn chính sách "Con
đường tơ lụa mới của Trung Quốc: Tốt hay xấu cho nền kinh tế xanh của châu
Âu?"[1]
được Viện Nghiên cứu Châu Âu lập ra từ năm 2005 để tập hợp các nguồn trí tuệ
khác nhau cùng giúp nhận thức và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong EU từ
sự tác động của sáng kiến Con đường tơ lụa mới.[2]
Khi mới đưa ra sáng kiến Một vành đai và một con
đườngở dạng ý tưởng chính phủ Trung Quốc đã khẳng định kế hoạch này đóng
vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ kinh tế EU-Trung Quốc,
thậm chí, Trung Quốc còn cho rằng tiềm năng của sáng kiến nàysẽ vượt lên trên
những vấn đề thương mại để củng cố tính bền vững chính trị trong liên minh
EU(!). Nhưng trên thực tế, nhiều trò lừa dảo, gian lận, trốn thuế đã diễn ra
ngay từ những bước đầu tiên của kế hoạch này.
Theo Francesco Guarascio (Reuters,
June 6, 2018)[3]
các nhà điều tra chống gian lận của Liên minh châu Âu nghi ngờ Hy Lạp và
Hungary có thể trở thành trung tâm gian lận quy mô lớn của EU vì đã sử dụng cơ
sở hạ tầng "Con đường tơ lụa" mới của Trung Quốc để nhập lậu
trốn thuế quần áo và giày dép Trung Quốc, thực hiện các vụ gian lận lừa đảo
nhiều triệu euro, bao gồm việc trả thuế nhập khẩu và thuế bán hàng thấp hơn quy
định. Khi đường dây gian lận trốn thuế này bị lộ ở Anh, Ủy ban châu Âu đã yêu
cầu London phải trả 2,7 tỷ euro (2,3 tỷ bảng Anh) cho ngân sách EU để bù lại
tiền thất thu thuế hải quan. Các quan chức tại cơ quan chống gian lận của EU,
OLAF cho biết họ ngờ rằng đường dây lừa đảo này có thể đã chuyển sang Hungary
và cảng Piraeus ở Athens – một cảng thuộc COSCO Shipping mà Trung Quốc sở hữu
từ năm 2016. Các quan chức của OLAF cũng cho biết trong hai năm qua số lượng
quần áo và giày dép giá rẻ từ Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu tăng vọt. Sự
tăng vọt này tương ứng với sự sụt giảm hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc nhập khẩu
vào Anh.
Thuế hải quan ở các nước EU là doanh thu trực tiếp
cho ngân sách của khối này. Chính quyền các quốc gia trong EU trực tiếp thu
thuế những hàng hoá nhập khấu vào nước mình rồi nộp cho Brussels. Ông Ernesto Bianchi,
giám đốc điều tra của OLAF cho biết quy trình này làm các quan chức EU lo lắng,
thấy cần tăng cường việc giám sát các dòng nhập khẩu vào EU. Tháng Tư năm
2018, Hãng Reuters đã công bố báo cáo độc quyền về việc các nhà chức
trách Ý đã tổ chức điều tra việc các băng nhóm tội phạm Trung Quốc nhập khẩu
hàng hoá vào EU qua cảng Piraeus, một cảng biển lớn nhất ở Hy Lạp. Kết quả điều
tra cho thấy, Trung Quốc muốn biến cảng Hy Lạp thành "cửa ngõ vào châu
Âu" của mình như là một phần của sáng kiến "Một vành đai và một
con đường" trị giá 126 tỷ đô la, trong đó hình thành một con đường tơ
lụa mới về đường bộ và đường biển với các đối tác thương mại. Các nhà điều tra
ngờ rằng theo kế hoạch này, một tuyến đường sắt và đường bộ cao tốc sẽ kết nối
Athens với thủ đô Budapest của Hungary, băng qua vùng Balkan để di chuyển hàng
hóa lậu kém chất lượng từ Trung Quốc sang Hungary. "Có lẽ cần có thêm
thời gian để khẳng định kết luận này. Nhưng điều đáng lo ngại là những kẻ lừa
đảo hiện đang ủ mưu đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo ra những cơ hội cho những ý đồ
kinh doanh của họ"- Bianchi, một điều tra viên cho biết.
Các tổ chức tội phạm Trung Quốc cũng đã sử dụng
cảng Hamburg của Đức là điểm đến đầu tiên của châu Âu để đưa hàng hóa quần áo
và giày dép giá rẻ xâm nhập vào nước Anh. Số liệu thống kê cho thấy các cảng
Dover và Felixstowe của Anh vẫn là trung tâm chính của EU giành cho việc tiếp
nhận hàng nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2017, nhưng dòng chảy hàng hoá này
gần như đã dừng lại trong năm nay do Hải quan Anh kiểm tra chặt chẽ hơn[4].
“Con đường tơ lụa”ở Châu Á
Ngân hàng Phát triển Châu Á cho
biết để giữ cho nền kinh tế phát triển từ nay đến năm 2030 cần đầu tư tới 26
nghìn tỷ đô la Mỹ cho cơ sở hạ tầnghoặc 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm, nếu khu vực
này duy trì đà tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu
(ước tính điều chỉnh khí hậu). Nếu không có giảm thiểu biến đổi khí hậu và chi
phí thích ứng, ước tính cần 22,6 nghìn tỷ đô la, hoặc 1,5 nghìn tỷ đô la mỗi
năm[5].
Các quốc gia bao gồm Nhật Bản đã
cho hoặc cho vay hàng tỷ đô la để phát triển. Nhưng liên doanh của Trung Quốc
khủng hơn, các dự án có chung một nguồn tiền duy nhất từ Trung Quốc. Các chính
phủ từ Washington tới Moscow đến New Delhi đều đang lo ngại việc Bắc Kinh sẽ
làm xói mòn ảnh hưởng của họ bằng việc sử dụng kế hoạch thương mại của
mình để phát triển một cấu trúc chính trị tập trung vào Trung Quốc.
Con đường tơ lụa là một sáng kiến
liên doanh kinh doanh, không phải là một chương trình viện trợ. Ông Ou Xiaoli,
một quan chức của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã cho biết việc cho vay để thực
hiện chương trình này sẽ mang tính thương mại. Bắc Kinh muốn thu hút các nhà
đầu tư không phải người Hoa. Một số các dự án đã bị trục trặc hoặc gián đoạn
như: Nepal đã hủy bỏ kế hoạch cho các công ty Trung Quốc xây dựng một đập 2,5
tỷ USD vì họ đã vi phạm các quy tắc đòi hỏi nhiều nhà thầu khi ký hợp đồng cho
Dự án Thủy điện Budhi Gandaki. Tờ Myanmar Times đưa tin Myanmar cũng huỷ
bỏ kế hoạch cho một công ty dầu mỏ của Trung Quốc xây dựng một nhà máy lọc dầu
trị giá 3 tỷ USD do những khó khăn về tài chính. Pakistan cũng đẩy mạnh việc
đàm phán lại về tình trạng 'quá nghiêm ngặt' của Trung Quốc trong những kế
hoạch mới nhất đối với Con đường tơ lụa. Mặt khác, một kế hoạch trị giá 3 tỷ đô
la Mỹ do Trung Quốc xây dựng để xây dựng nhà máy lọc dầu lớn nhất Myanmar gần
thành phố phía nam Dawei đã đặt ra câu hỏi về ý định chiến lược của Trung Quốc
trong việc tung ra các dự án thương mại không đáng tin cậy, trong khi các nhóm
địa phương đã báo hiệu sự phản đối của họ[6].
Trong khi các đối tác trực tiếp của Con đường tơ
lụa còn đang rối bời như vậy thì Nhà Trắng thông báo tháng 11 năm 2017 Mỹ
và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận với các đối tác Nhật Bản để cung cấp “các
giải pháp thay thế đầu tư cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ - Khu vực Thái Bình Dương”.
Tháng 12-2017, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết Nhật Bản và Mỹ đang cố gắng phát
triển các sáng kiến thay thế cho chương trình thương mại “Một vành đai và
một con đường” của Trung Quốc. Kerry Brown, một chuyên gia về chính trị
Trung Quốc tại King’s College London cho rằng sáng kiến mới của Mỹ và Nhật
"Có thể khiến Trung Quốc hiểu lầm và không chấp nhận. Khó mà tin rằng 'Sáng
kiến Vành đai và Con Đường” như đang diễn ra lại có thể thành công”. Ngay
cả Pakistan, một trong những láng giềng thân thiện nhất của Trung Quốc, cũng đã
không đồng ý với các dự án quan trọng trong chương trình “Một vành đai và một
con đường”. Hai chính phủ đang hợp tác phát triển các cơ sở hạ tầng với tổng
chi phí 60 tỷ đô la bao gồm các nhà máy điện và đường sắt để kết nối phía tây
của Trung Quốc với cảng Gwadar trên Ấn Độ Dương. Nhưng trong chuyến thăm
Pakisstan vào tháng 11-2017 một trợ lý ngoại giao Trung Quốc đã không đưa ra cho
Gwadar một thỏa thuận về dự án đường sắt (trị giá 10 tỷ USD) và dự án sân bay
(trị giá 260 triệu USD) dự định xây dựng ở thành phố Karachi. Cơ quan Phát
triển Điện và NướcPakistan đã công bố Đập Diamer-Bhasha sẽ bị rút khỏi
chương trình phát triển chung.[7]
Từ Pakistan đến Tanzania tới Hungary, các dự án có chữ ký của “Chủ tịch chương
trình Một vành đai và một con đường” của Tổng thống Xi Jinping đang bị
hủy bỏ, trì hoãn hoặc đàm phán lại.
Trong kế hoạch xây dựng con đường tơ lụa hiện đại
của Trung Quốc bao gồm đường sắt, cảng và các cơ sở khác nối châu Á với châu
Âu, các chương trình đầu tư ở Pakistan đã lên tới một tỷ đô la Mỹ. Quan hệ của
Pakistan với Bắc Kinh gần gũi đến mức các quan chức của nước này gọi Trung Quốc
là “Đại ca thép” của họ. Thế nhưng, kế hoạch xây dựng Đập Diamer-Bhasha đã bị
khủng hoảng khi Chủ tịch cơ quan cấp nước Pakistan không chấp nhận cho Bắc Kinh
sở hữu cổ phần trong dự án thủy điện vì ông cho rằng điều đó có hại cho
Pakistan. Việc đó đã khiến Trung Quốc chính thức rút kế hoạch xây đập khỏi hàng
chục dự án hợp tác phát triển giữa hai quốc gia. Từ Pakistan tới Tanzania, tới
Hungary, các dự án dần dần bị hủy bỏ, phải đàm phán lại hoặc trì hoãn do tranh
chấp về chi phí, hoặc các nước chủ nhà khiếu nại về việc có quá ít dự án do các
công ty Trung Quốc xây dựng[8].
Ở một số khu vực khác, Bắc Kinh đang chịu một phản
ứng chính trị do lo ngại về sự thống trị của nền kinh tế lớn nhất châu Á. “Pakistan
là một trong những quốc gia nằm trong túi quần của Trung Quốc những Pakistan đã
đứng dậy và lên tiếng: 'Tôi sẽ không làm điều này với bạn”. Thực tế cho thấy dự
án “Một vành đai và một con đường” trên thực tế không phải là Win-Win(hai bên
cùng thắng lợi) như Trung Quốc nói”- Robert Koepp, một nhà phân tích cho
trang mạng Economist Corporate Network của một công ty nghiên cứu ở Hong
Kong nhận định. Nepal và Pakistan cũng đã cách ly với các kế hoạch Một vành
đai và một con đường, đưa ra yêu sách về các vấn đề đấu thầu công khai[9]
“Con đường tơ lụa” ở châu Phi
Số tiền đầu tư của Trung Quốc ra
nước ngoài ước tính là 531 tỷ đô-la đầu tư trực tiếp, với 4% trong số đó - 22
tỷ đô-la - đầu tư vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài chính, cơ sở hạ
tầng, phát điện, dệt và nhà thiết bị ở châu Phi, với các khoản đầu tư lớn nhất
được thực hiện ở Nigeria, Sudan, Nam Phi và Angola. Ngoài các dự án đầu tư, Trung
Quốc đã nhanh chóng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu lục này, với
khối lượng thương mại 166 tỷ USD trong năm 2014. Điều này có khả năng tiếp tục
tăng và đạt khoảng 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Thế nhưng, phần lớn các khoản
đầu tư định kỳ của Trung Quốc lại có vẻ như bất lợi cho khả năng cạnh tranh
tổng thể của Châu Phi.
Các dự án được triển khai phụ
thuộc vào các giao dịch được thực hiện ở các cấp chính trị cao nhất mà không
qua các quy trình đấu thầu cạnh tranh và minh bạch, hơn nữa, hầu hết lực lượng
lao động làm việc tại các liên doanh đều là người Trung Quốc. Những cam kết tạo
việc làm cho người châu Phi chưa được hoàn thành. Hơn nữa, khi người châu Phi
được thuê, các quy định vốn có của địa phương thường bị phá huỷ, dẫn đến những
điều kiện lao động kém an toàn. Ví dụ, tại các mỏ của Trung Quốc trong vành đai
đồng của Zambia, nhân viên người Phi phải làm việc hai năm mới nhận được mũ bảo
hiểm. Những người nghèo thông gió trong hầm sâu hầu như ngày nào cũng gặp tai
nạn chết người. Công ăn việc làm của người Phi thường xuyên bị mất cho người
Trung Quốc. Sự hiện diện của người Trung Quốc ngày càng tăng ở Nam Phi có thể
khiến quốc gia này phải mất đi 75.000 việc làm từ năm 2000 đến năm 2011.
Tại Nigeria, dòng hàng dệt may Trung Quốc giá thấp đã khiến 80% các công ty
Nigeria trong ngành này đóng cửa. Nhiều người Trung Quốc kết hợp với các chủ
đất địa phương khai thác vàng bất hợp pháp. Kết quả là nhiều người châu Phi
thấy mình bị khai thác bởi những người Trung Hoa mới đến. Trong khi Trung Quốc
chủ yếu nhập tài nguyển thiên nhiên, khoáng sản và kim loại từ châu Phi thì các
nước châu Phi nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm, máy móc và đồ điện cho việc chế
biến nhựa và cao su. Việc Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa giá rẻ - và thường kém
chất lượng sang các nước châu Phi làm cho các công ty địa phương không chỉ trở
nên kém cạnh tranh mà còn ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy
sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi đã không mang lại những phát triển kỹ
thuật đáng kể, không chuyển giao công nghệ đầy đủ để có thể mở mang cơ sở hạ
tầng cho châu lục này và làm tăng năng suất các sản phẩm đa dạng ngoài dầu mỏ.
Trên thực tế, từ năm 2001 đến năm 2010, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã
cấp 62,7 tỷ đô la cho các nước châu Phi, nhiều hơn 12,5 tỷ đô la so với Ngân
hàng Thế giới. Trung Quốc có khuynh hướng giảm bớt các hợp đồng khai thác dầu
mỏ để tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực tạo được việc làm, đầu tư vào các cơ
sở hạ tầng mới và chuyển giao công nghệ. Diễn đàn mới nhất về hợp tác Trung
Quốc - châu Phi được tổ chức nhằm giới thiệu điều đó. Nhưng các khoản vay hỗ
trợ cho các tuyến đường sắt mới và các dự án cơ sở hạ tầng liệu có đủ để bù đắp
cho các nguồn tài nguyên châu Phi đang bị Trung Quốc khai thác?[10]
[1]The Institute
for European Studies kindly invites you to the policy forum: "China’s
New Silk Road: Good or bad for Europe's green economy?"
[2]The Institute
for European Studies kindly invites you to the policy forum: "China’s New
Silk Road: Good or bad for Europe's green economy?"– Insititute
for European Studes - 4 June 2015 from 12:00 -
14:00.https://www.ies.be/node/2987
[3]Francesco
Guarascio - EU warns UK-centred China import scam may shift to Europe's
'Silk Road' - Reuters
June 6, 2018
[4]Francesco
Guarascio - EU warns UK-centred China import scam may shift to Europe's
'Silk Road' - Reuters
June 6, 2018
[5]Asia
Infrastructure Needs Exceed $1.7 Trillion Per Year, Double Previous Estimates –
ADB - News Release | 28 February 2017
[6]Doubts raised
over Chinese oil refinery plan - Su Phyo Win, Aung Shin and
Steve Gilmore – Mianma Times - 08 APR 2016
[7]Why China is
running into political potholes on its ‘New Silk Road’–Diplomacy and
Defence, Thursday, 11 January, 2018, 3:01pm
[8]China-driven
Silk Road project hits political, financial hurdles - AP- Published in
Dawn, January 12th,2018January 12, 2018
[9]BEIJING:
China’s plan for a modern Silk Road of railways, ports and other facilities
linking Asia with Europe hit a $14 billion pothole in Pakistan -Dawn,12-1-2018
[10]China's Growing
Footprint in Africa is Potentially Damaging- Friends for life - Zuma (l.)
and Xi.Friends for life - Zuma (l.) and Xi. Photograph by Lintao Zhang
—November 20, 2015.