10 mai 2014

BIÊN GIỚI HẢI ĐẢO QUA TẦM NHÌN CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT


Ghi lại: Phạm Văn Hạng


 Sau bao nhiêu năm yên ắng nghĩ suy của nhiều người về biên giới, hải đảo. Là công dân Việt Nam, dù ở đâu, có thể chưa đồng thuận sắc màu, hoặc khó reo vui khi dư chấn nhũng lạm vang vọng vào tai. Một số con rối thi thoảng diễn trò khoa trương văn bằng tiền sĩ…



Xã hội đang lại được đồng thanh tương ứng khi tai nghe, mắt thấy trên các diễn đàn về sự xác định của người đứng đầu Chính phủ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc Hội Việt Nam, trước toàn thế giới về Hoàng Sa và Trường Sa trong cùng châu thân đất Việt.
Đó là sự kiện quan trọng và nổi bật nhất từ những vài thập niên vừa qua. Cầu mong không chỉ nổi lên như tín hiệu, mà phải được nhập vào châu thân của từng người, vừa hiện hữu vừa ẩn tàng trong tâm thức người Việt hôm nay và mai hậu. Luôn răn dạy, nhắc nhở về ranh giới địa dư của Tổ quốc đã từng kinh qua máu xương nghìn đời của tiên tổ.
Nhân sự kiện trọng đại này, người viết xin dâng hiến đến quý độc giả vài mẩu chuyện kể của nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt về biên giới, hải đảo khi trực tiếp đối thoại với nguyên Thủ tướng Lý Bằng, cũng như nỗi suy tư, tâm sự của ông liên quan đến vận mệnh đất nước.
Cách đây gần 10 năm (2003), ông Kiệt đề nghị Hội Kiến trúc sư VN ra Côn Đảo chủ trì nghiên cứu chỉnh trang Nghĩa trang Hàng Dương và cố gắng những dự phóng tầm nhìn về tương lai quần thể các đảo. Đoàn chúng tôi ra Côn Đảo bằng tàu thủy, về bằng máy bay. Ở đó gần một tuần, gồm quý anh KTS Nguyễn Trực Luyện, Hoàng Đạo Kính, Nguyễn Văn Tất, Hoàng Phúc Thắng, Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, NĐK Phan Gia Hương, Đào Châu Hải, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Từ Huy…
Trước khi ra đảo, ông đề nghị gặp riêng anh Dương Trung Quốc, Hoàng Đạo Kính và tôi tại nhà số 16 Tú Xương đến uống trà tâm sự. Những ước mơ về việc ông còn nợ đất nước… Có câu chuyện được khắc ghi đậm nét nhất đêm đó là việc ông hỏi:
-          Ông Quốc có nghe tin về một số trí thức, luật gia Pháp yêu mến Việt Nam đã gửi thư đến các nhà lãnh đạo và mong được lên tiếng về biên giới Việt – Trung… Họ tự nguyện đóng góp, kể cả tốn hao chi phí vật chất,mục đích những trí thức Pháp muốn chứng minh sự thật về biên giới hải đảo VN qua văn bản quy ước ký kết với nhà Thanh ?
Ông Dương Trung Quốc trả lời:
-          Cũng có nghe nhưng chưa thật đầy đủ, anh Sáu biết đến đâu kể cho anh em cùng nghe.
Ông Võ Văn Kiệt:
-          Tôi cũng chỉ nghe nên mới hỏi ông Quốc…Và cá nhân tôi có suy nghĩ những ý kiến của trí thức luật gia Pháp yêu mến VN với tấm lòng trong sáng,lãnh đạo nên lắng nghe và có thể tiếp cận.
Ông Dương Trung Quốc:
-          Nhưng nghe đâu lãnh đạo còn im lặng..
Ông Võ Văn Kiệt:
-          Im lặng có nhiều cách, nhưng tốt nhất chúng ta nên phản hồi cảm ơn họ, đó là lịch sự…
Ông Hoàng Đạo Kính:
-          Nghe đâu đó những trí thức luật gia ấy họ còn muốn đưa sự việc biên giới hải đảo ra tòa án Quốc tế để phân xử…
Là người ngoài tầm chính trị, nhưng nghe những chuyện về đất nước cũng thấy vui trong lòng, tôi có mang theo máy ảnh nên đề nghị ông Kiệt cho chụp ảnh kỷ niệm, anh Dương Trung Quốc vội vàng bấm máy (Ông Hoàng Đạo Kính không đứng chụp ảnh 3 người).
05 năm sau (2007), Ông Võ Văn Kiệt nhắn anh Dương Trung Quốc và tôi đến làm việc tại nhà bên khu An Phú.  Ngoài những việc làm tượng Alexandre De Rhodes mà ông Dương Trung Quốc đã viết lại trên báo Xưa và Nay số 309 tháng 06/2008 để tưởng nhớ ông Võ Văn Kiệt (Người cận vệ của lịch sử) trang 10 có câu:
-          Ông hỏi tôi có cách nào để một bức tượng A.D.Rhodes đặt tại Hà Nội được không?
Và anh Dương Trung Quốc tường trình chi tiết về tấm bia đá khắc công trạng sau bao nhiêu năm bị lật úp mặt chữ xuống dưới nền đất…Nay đã tìm được và đưa về cất giữ một nơi tin cẩn.
Hết chuyện tượng, qua chuyện nhà Quốc Hội đang định xây mới, chuyện mở rộng Thủ đô… Không khí cởi mở, ông Võ Văn Kiệt lại kể câu chuyện tranh luận giữa ông và ông Lý Bằng.
Nhân chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Đỗ Mười làm việc với ông Giang Trạch Dân, ông Võ Văn Kiệt làm việc trực tiếp với ông Lý Bằng ngang cấp Thủ Tướng của hai nước. Ông Lý Bằng chủ động đưa vấn đề cắm mốc biên giới ra bàn thảo và yêu cầu cần làm sớm để ổn định, hữu hảo…
Theo ông Kiệt, qua trao đổi thấy rõ ý của ông Lý Bằng muốn thúc ép Việt Nam tiến hành theo đề nghị của phía Trung Quốc, câu chuyện kéo dài và ông Võ Văn Kiệt đã nhắc đi nhắc lại:
-          Biên giới Việt – Trung chưa nên vội cắm mốc, bởi tính lịch sử qua nhiều giai đoạn, cần có thời gian để đôi bên nghiên cứu, bàn luận, không thể một sớm một chiều tiến hành, mà cần phải có lộ trình năm năm, mười năm, kể cả cần phải trăm năm, bởi giữa hai bên lịch sử đã từng trải qua những biến động…
Càng trình bày càng căng thẳng, đến nỗi bác sĩ riêng của ông Lý Bằng xuất hiện, ông Kiệt nhìn thẳng ông Lý Bằng thấy những giọt mồ hôi đã xuất hiện trên trán. Hào khí Việt Nam bỗng dâng lên trong tâm huyết Võ Văn Kiệt. Ông dứt khoát:
-          Việc biên giới hải đảo, Việt Nam – Trung Quốc chưa tiến hành đàm phán… Và những giọt mồ hôi trên trán ông Lý Bằng lại được chảy xuống, bác sĩ đề nghị vì lý do sức khỏe, câu chuyện được dừng lại, chờ dịp thuận tiện…
Câu chuyện về biên giới hải đảo đang âm ỉ đó đây… Tự dưng sắc mặt ông Võ Văm Kiệt hơi buồn và nói chậm rãi, cùng nụ cười hơi chua chát:
-          Sau khi mình nghỉ, sự việc có nhiều thay đổi, nhất là khi nghe anh Lê Khả phiêu cõng 16 chữ vàng về… Quả thực mình chưa hiểu hết sự việc…
Trời đã về chiều, màu xám len vào cửa, anh Dương Trung Quốc và tôi cảm nhận không khí nặng nề bao phủ nỗi lòng qua giọng cười không được rộn ràng như những lần trước. Nên tìm cách cáo từ ra về và bật mí trình bày đến trễ vì bị kẹt xe ở cầu Sài Gòn phải đi Honda ôm. Nay sợ trễ cần qua phà Thủ Thiêm…
Đêm ấy tôi rất khó ngủ và ghi lại mấy câu thơ ngắn:

Đt im ng cha hn thiêng rn v
Núi rn đau, sông réo khúc đon trường
Bao thế k bm gan, vết thương tang còn đó
Ai n đành lóc tht x châu thân…
(Trích trong Tập tễnh làm thơ do NXB Hội nhà văn ấn hành 2004).



Những chuyện vừa kể lẽ ra đã phải được viết thành giấy trắng mực đen khi ông Võ Văn Kiệt còn sống, để nếu có ai hỏi còn có nơi xác tín, nhưng việc ông ra đi ngoài sức nghĩ của nhiều người và những chữ  “tế nhị, nhạy cảm” chưa có dịp khai mở. May thay đến nay chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng long trọng xác lập địa giới trước mọi diễn đàn... Mở hội trước toàn dân, nên mong ghi lại một tấm lòng, một tầm nhìn về biên giới hải đảo đất nước…
Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng