Trần Nhơn
Lời ông Nguyễn Văn Thiệu “di huấn”
Vẫn đồng hành cùng với tháng năm:
Đừng bao giờ nghe cộng sản nói,
Hãy nhìn những gì cộng sản làm!(1)
Lời có cánh xuyên đại dương, biên giới,
Người cộng sản phải biết lắng nghe.
Để lột xác căn cơ thay đổi,
Giã từ trò “thịt chó đầu dê”!
Lời nói dối ngọt ngào cộng sản
Từng mê hoặc hơn hai tỷ người.(2)
Ý thức hệ chính trị độc đảng
Bất nghĩa, phi nhân, trái mệnh trời.
Nên tường Berlin
đã sụp đổ,
Văn minh tràn vào Trung Đông Âu.
Lật nhào trường thành Xô viết đỏ,
Tan băng chiến tranh lạnh toàn cầu.
(“Cách mạng” từng là từ thời thượng,
Đánh cắp lòng yêu nước nhân dân.
Khủng bố, trả thù... và tự sướng
Phất cao cờ giai cấp công nhân!
Cách mạng thường trực, không ngơi nghỉ,
Dẹp trường Luật, Bộ Tư pháp quy thiên.
Đảng là Ta và Ta là Luật,
Bộ Chính trị: vỏ bọc lộng quyền!(3)
Phải bạo lực mới là cách mạng,
Đấu tranh nghị trường – Trò cải lương!
Mác, Ăng ghen cuối đời tỉnh ngộ,
Lê nin vẫn “kiên định” lập trường!?
Ông là kẻ xét lại nguy hiểm,
Theo trường phái bạo lực Blanqui.(4)
Biến cách mạng thành phường đĩ điếm,
“Miệng nuôi trôn” đảng trị trường kỳ.
Làm cách mạng phải dựa vào dân,
Công thành tình nghĩa nhạt phai dần.
Bao quyền lợi về tay đảng chủ,
Bánh vẽ dân oan hưởng trọn phần!?)
Các đảng viên cộng sản “tử tế”
Có thể nào vô cảm thờ ơ?
Trước sự kiện động trời như thế,
Vẫn còn sùng tín Mác – Lê – Hồ? (5)
Mác – Lê – Hồ đã đi vào lịch sử,
Cần đánh giá nghiêm túc công bằng.
Không nên bắn súng vào quá khứ,
Đừng bốc thơm lừa bịp nhân dân!
Các câu hỏi nóng về quá khứ
Không vì thế có thể bỏ qua!
Trả lại sự thật cho lịch sử,
Rút bài học dựng nước giữ nhà.
Các “lãnh tụ vô sản vĩ đại”
Nửa công nửa tội đã là may! (6)
Độ lùi xuyên thế kỷ nhìn lại,
Trắng đen trông rõ tựa ban ngày!
Các Mác bị quê hương từ chối,
Mác – Lê là chủ nghĩa Stalin.
Tà đạo Mác – Lê – Mao tội lỗi
Hủy hoại tan hoang đất nước mình!
Cụ Hồ không có tư tưởng mới
Vượt ngoài khuôn khổ Mác – Lê nin.
Với Cụ, Mao, Stalin luôn đúng,
Phải đu dây giữ thế quân bình.(7)
Thấu hiểu chủ trương Mao Trạch Đông:
Đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng.
Cụ đã làm gì để ngăn chặn,
Hay vì “đại cục” bán non sông?
Không thể mãi bưng bít sự thật,
Thông tin kỹ thuật số thời nay
Giải mã bao nhiêu điều khuất tất,
Đảng tảng lờ giả điếc, vờ ngây!?
Đa phần Ủy viên Bộ Chính trị
Đã thấu hiểu nguyên nhân sâu xa (?)
Đảng toàn trị cầm tù công lý,
Ai người đầu tiên dám nói ra?
Nguyên tắc “vàng” Tập trung dân chủ (8)
Diệt thông minh, phù trợ “ngu lâu”.
Chẳng ai dám cầm đèn chạy trước,
Không sứt trán thì cũng u đầu!
Muốn làm Trần Xuân Bách, Trần Độ?
Hay Hoàng Minh Chính, Nguyễn Minh Cần?
Những đồng chí “vỏ xanh lòng thắm đỏ”,
Dấn thân vì Tổ quốc, nhân dân!
Tổng bí thư chưa ngộ ra được,
Vận nước đang trôi dạt về đâu?
Đảng đối lập với nhân dân, Tổ quốc:
Ăn trên ngồi trốc hưởng sang giàu (?)
Toàn trị bảy thập niên cộng sản
Tích tụ tàn độc Mác – Lê – Mao.
Chính đảng suy thoái thành băng đảng,
Trói đồng chí, bịt miệng đồng bào.
Đảng toàn trị xuyên sâu, khép kín,
Diệt nhân văn, siết chặt nhân quyền.
Tất cả nằm trong vòng kìm kẹp,
Muốn yên thân ngậm miệng ăn tiền.
Là đặc trưng cộng sản đương đại,
Trung ương đảng đành chịu “ngu lâu”.
Tổng bí thư đức tài, thông thái,
Cũng biến thành đảng trưởng hoạt đầu!
Dù nhận ra lỗi lầm hệ thống,
Tập Cận Bình khó chuyển thế cờ.
Ôm ấp Đại Trung Hoa kim mộng:
“Tôi biết làm thế nào” bây giờ? (9)
(“Tổng Bí thư trọng trách Đảng giao phó,
Đâu dễ cứ thấy đúng là quyết làm!
Biết mâu thuẫn vẫn lựa lời mà nói
Nhiều điều trái ngược với lương tâm!
Giữ cân bằng trong nội bộ Đảng,
Chiều lòng các giai tầng khác nhau.
Mọi điều đều liên quan đại cục,
Phải biết nhìn trái phải, trước sau.
Không thể ăn nơi này rào nơi khác,
Không xem nhẹ cái riêng trong cái chung.
Chấn hưng pháp trị vẫn chiếu cố
Lớp người sùng bái Mao Trạch Đông.
Cải cách thể chế rất phức tạp,
Bài học Liên Xô một tấm gương.
Tôi không phải là Gorbachov,
Cũng không muốn làm Triệu Tử Dương!...”) (10)
Mải “giật gấu vá vai” trị chứng,
Đảng né tránh kế sách trị căn.
Bi hài kịch diệt tham trừ nhũng,
Đại hí trường lừa bịp nhân dân!
Đâu chỉ riêng quốc nạn tham nhũng,
Mọi rối ren tiêu cực ngày nay:
Chụp giựt, đấu đá... và tụt hậu
Bắt nguồn từ đảng trị cướp ngày!
Là sự thật không thể chối cãi,
Chưa lột xác thay đổi căn cơ,
Đảng chưa dám quay đầu nhìn lại,
Còn “u mê” cho đến bao giờ?
Hãy dũng cảm dùng toa thuốc đắng!
Bôi dầu gió cố đấm ăn xôi?
Có lẽ nào tầm nhìn của Đảng
(Chỉ) tham sân si như vậy mà thôi!?
“Đảng lãnh đạo” cụm từ lố bịch,
Nghe mãi nên hóa thành quen tai.
Đảng phái là các nhóm lợi ích (11)
Bình đẳng cạnh tranh tiến cử hiền tài.
“Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”
Khẩu hiệu quái dị nhất trên đời!
Còn mấy quốc gia trên thế giới
Đảng ma vương là đấng con trời?
Càng “lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”,
Đất nước càng chìm xuống bùn sâu.
Đảng chủ càng gây nhiều tội lỗi,
Việt Nam
càng lệ thuộc Ba Tàu!
Lãnh đạo Đảng không lắng nghe dân,
Dị ứng lời trí thức, lão thành.
Đàn áp ôn hòa bằng bạo lực,
Đảng có còn “đạo đức, văn minh”?(12)
Học tập Nelson Mandela,
Than Xuề, Thein Sein Myanmar…
Điều chỉnh đối lập thành đối tác,
Lắng nghe dân, tiến thoái hài hòa!
Không phải, không chỉ là “học Bác”,
(Rất nhiều sai mà chẳng hề lầm!?)
Dẹp bỏ phường hủ Nho, hủ Mác
Quy trí dũng Tâm hồn Việt Nam !
Với tấm lòng cộng sản lão thành,
Bày tỏ đôi điều thật khó khăn!
Nhưng sự thật không thể nói khác:
Độc tài đảng trị phản nhân văn!
Phải chăng điều tác giả chia sẻ
Cũng là lời hai triệu đảng viên?
Quốc hội cho trưng cầu dân ý,
Đồng thuận cao trên khắp ba miền?
Tháng 1/2014
TS Trần Nhơn
(1) Nguyễn Văn Thiệu (1923 –
2001, cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa): “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà
hãy nhìn những gì Cộng sản làm!”
(2) Trong đó có tác giả.
(3) Người ta thường nghĩ rằng, Bộ Chính trị là nơi
tập trung quyền lực. Trên thực tế Bộ Chính trị cũng chỉ là cái bung xung. Đa số
thành viên Bộ Chính trị cũng chủ yếu là “ngậm miêng ăn tiền”, bị điều khiển bởi
một vài cá nhân độc tài, lợi dụng cơ chế tâp trung dân chủ để thao túng Đảng.
(Tập thể dởm bọc lót độc tài/Một “bầy sâu” nha
dịch quan sai/Kéo đất nước về thời trung cổ/Lỡ nhịp thời cơ, tụt hậu dài. Mời
xem bài “Tập thể lãnh đạo” của Trần Nhơn
(4) “Lenin đã phủ định tư tưởng mác xít về chủ
nghĩa xã hội sẽ đồng thời thắng lợi trong các nước tư bản chủ nghĩa kinh tế
phát triển cao, là cho rằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành thắng
lợi trước ở các nước phương Đông kinh tế lạc hậu, khâu yếu nhất trong chuỗi mắt
xích của chủ nghĩa đế quốc. Thế chiến I đã đưa phong trào xã hội chủ nghĩa đến
chia rẽ. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười trong điều kiện lịch sử đặc thù đã
tăng cường mạnh mẽ vị trí của phái cách mạng bạo lực. Lenin dựng ngọn cờ khác,
ngày 18-1-1918 đã đổi phái đa số trong Đảng Dân chủ Xã hội thành Đảng cộng sản,
đồng thời thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ 3). Phái cách mạng bạo lực
công kích “quá độ hoà bình” là con đường xét lại, phản bội chủ nghĩa Mác, còn
việc họ sửa đổi chủ nghĩa Mác lại là “phát triển sáng tạo”.
Chủ nghĩa Lenin là sự kế thừa và phát
triển chủ nghĩa Blanqui. L.A Blanqui (1805- 1881) là người lãnh đạo tổ chức bí
mật Pháp thế kỷ 19, thuộc phái bạo lực trong Quốc tế 1, lãnh tụ quân sự của
Công xã Paris .
Chủ nghĩa Blanqui tin chắc rằng bất kể sự phát triển của lực lượng sản xuất ở
vào trình độ nào, chỉ dựa vào cách mạng bạo lực là có thể sáng tạo một thế giới
mới không có bóc lột và áp bức. Ăng-ghen những năm cuối đời đã chán ngấy chủ
nghĩa Blanqui. Ông nói:
“Do Blanqui tưởng tượng mọi cuộc cách
mạng đều là những biến đổi đột ngột do số ít nhà cách mạng thực hiện, tự nhiên
cũng nảy sinh tính tất yếu thực hiện chuyên chính sau khi khởi nghĩa thành
công, đương nhiên, đây không phải là nền chuyên chính của toàn bộ giai cấp cách
mạng tức giai cấp vô sản mà là chuyên chính của số ít người thực hiện biến đổi
ấy, mà số người này lại phục tùng chuyên chính của một người hoặc vài người.”
Lenin và người kế tục ông là Stalin đã
phát triển chủ nghĩa Blanqui, biến việc lãnh đạo một đất nước thành nền chuyên
chính của giai cấp vô sản, lại biến chuyên chính của giai cấp vô sản thành
chuyên chính của Đảng cộng sản, biến chuyên chính của Đảng cộng sản thành
chuyên chính của tập đoàn lãnh đạo, cuối cùng biến chuyên chính của tập đoàn
lãnh đạo thành nền độc tài của cá nhân lãnh tụ tối cao (xem Lenin: Bệnh ấu trĩ
“tả khuynh” trong phong trào cộng sản), đặt cơ sở cho thể chế lãnh đạo của nhà
nước xã hội chủ nghĩa bạo lực. Thể chế cực quyền này đã bóp nghẹt sức sống xã
hội, cũng bóp nghẹt sức sống của đảng cầm quyền, dẫn đến sự suy thoái toàn diện
trên các mặt kinh tế, chính trị khoa học kỹ thuật. Cựu đảng viên Đảng cộng sản
Liên Xô nay là nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Nga Zyuaganov nói rất đúng: “Nguyên
nhân cơ bản khiến Liên Xô và Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ là sự lũng đoạn đối
với tài sản, quyền lực và chân lý”.
Hai con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
đã trải qua sự lựa chọn của loài người trong một thế kỷ. Chủ nghĩa xã hội bạo
lực do những khiếm khuyết lý luận vốn có và sự biến dạng trong truyền bá, đã
tạo ra tại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tình trạng quyền lực nhà nước dị
hoá, chuyên chế độc tài quan chức tham nhũng, chế độ công hữu và kinh tế kế
hoạch thất bại hoàn toàn, kinh tế suy thoái, nhân dân lầm than, dẫn đến Liên Xô
tan rã, Đông Âu biến động dữ dội, ngọn đèn Cách mạng tháng Mười vụt tắt. Sau
khi phong trào xã hội chủ nghĩa chủ lưu trên dần dần tiêu tan, chủ nghĩa xã hội
dân chủ châu Âu vốn là một nhánh của phong trào xã hội chủ nghĩa đã bước ra
trước vũ đài lịch sử, với bộ mặt mới, thành tựu mới, thực tiễn mới và lý luận
mới. Những người dân chủ xã hội châu Âu thản nhiên, từ tốn cho người đời thấy
con đường xã hội chủ nghĩa mà họ triển khai. Con đường này không phải là tác
phẩm văn hiến kinh điển vĩ đại, không phải lý tưởng tương lai viển vông hão
huyền, mà là xã hội thị dân hiện thực sống động. Họ dựa vào 4 phép báu nền
chính trị dân chủ nghị viện, nền kinh tế theo chế độ sở hữu hỗn hợp, cơ chế thị
trường xã hội, và chế độ bảo hiểm xã hội, đã thực hiện thành công sự hoà nhập
giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo dựng nên xã hội
hài hoà của chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Tây Âu và Bắc Âu.
Kautsky, người lính tiên phong của chủ
nghĩa xã hội dân chủ nói:
- Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát
triển trong lòng chủ nghĩa tư bản, chức năng của chủ nghĩa tư bản phát huy càng
tốt càng dễ thiết lập chủ nghĩa xã hội. Quan điểm cho rằng để xây dựng lâu đài
xã hội hoàn toàn mới, phải xoá sạch mọi thứ hiện có là quan điểm hoang đường
hết chỗ nói. Làm như vậy chỉ có nghĩa là xoá sạch mọi tiền đề mà xã hội mới
không thể thiếu. Nó không tạo điều kiện cho xã hội mới, mà buộc chúng ta một
lần nữa tạo dựng những cái cũ. Nó không làm cho chúng ta tiến lên, mà khiến
chúng ta thụt lùi. (Kautsky: “Quan điểm lịch sử duy vật”, quyển 1)
Như vậy đã lật nhào lý luận cực tả
trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” về đập tan thế giới cũ, hoàn toàn đoạn tuyệt
với mọi thứ truyền thống, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên mảnh đất trống không.
Quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là quan hệ kế thừa và phát
triển, chứ không phải lật đổ và tiêu diệt. Chân lý này đã được chứng minh đầy
đủ bởi sự vươn lên sáng chói của chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu, và sự ảm đạm
của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô cũ. Cuối thế kỷ 20, các chính đảng dân chủ xã
hội đã cầm quyền qua tranh cử tại phần lớn các nước châu Âu, khiến châu Âu hoà
bình tiến vào thành tựu lịch sử của chủ nghĩa xã hội dân chủ, an ủi linh hồn
Mác và Ăng-ghen trên thiên đàng. Trong 15 nước thuộc EU có 13 nước Anh, Pháp,
Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Hả Lan, Ytaly, Đan Mạch. Hi Lạp. Bỉ,
Luxemburg do các Đảng Dân chủ Xã hội hoặc Công đảng cầm quyền. Quốc tế Xã hội
lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, người đời ngạc nhiên kêu lên: “Làn sóng đỏ tràn
ngập châu Âu. Ngày 16-4-2003, nguyên thủ các nước châu Âu gặp nhau tại Athen
(Hy Lạp). Dưới sự chứng kiến của Vệ thành xưa, nguyên thủ các thành viên EU và
10 nước thành viên mớì cùng ký hiệp ước gia nhập liên minh...” (Trích từ “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội”
[trong phần Lời kết] của tác giả Tân Tử Lăng).
(5) Tác giả cũng từng là “tín đồ” của “chủ nghĩa Mác –
Lê – Hồ” (trước khi bức tường Berlin
sụp đổ). Nhận
thức là một quá trình. Trải nghiêm, suy ngẫm, xét lại để tự điều chỉnh, tự diễn
biến là yều cầu tất yếu khách quan.
(6) Ví dụ, với Mao Trạch Đông,
người Trung Quốc sơ bộ đánh giá: 3 phần công, 7 phần tội.
(7) Hồ Chí Minh từng nói:
-
"Ai có thể sai chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao trạch Đông không thể
sai được" (Nguyễn Minh Cần [1928 - , nguyên UV Thường vụ Thành ủy Hà Nội,
kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội, hiện đang sinh sống tại CHLB
Nga], trích từ quyển sách "Ðảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động
trong phong trào cộng sản quốc tế" của tác giả).
- “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lê nin.” (Nguyễn Văn Trấn [1914 – 1998, là Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9 thời kỳ chín năm kháng chiến; Đại biểu Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương, 1951; giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc; nguyên Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương; nguyên Ủy viên Ủy ban Thống nhất, 1964; thành viên CLB những người kháng chiến cũ; là một trong 45 nhà văn được Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị, 1997], trích từ quyển "Viết cho Mẹ & Quốc hội" của tác giả).
- “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lê nin.” (Nguyễn Văn Trấn [1914 – 1998, là Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9 thời kỳ chín năm kháng chiến; Đại biểu Đại hội II của Đảng Cộng sản Đông Dương, 1951; giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc; nguyên Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương; nguyên Ủy viên Ủy ban Thống nhất, 1964; thành viên CLB những người kháng chiến cũ; là một trong 45 nhà văn được Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị, 1997], trích từ quyển "Viết cho Mẹ & Quốc hội" của tác giả).
(8)
Bản chất của cơ chế “tập trung dân chủ” là tập trung cao độ trên cơ sở phổ cập
dân chủ một cách rộng rãi, là cần thiết và đúng đắn. Không tập trung thì rối
loạn, vô tổ chức, vô chính phủ. Không dân chủ thì phiến diện, độc đoán, cực
đoan. Nhưng chế độ độc đảng toàn trị tạo môi trường thuận lợi cho “tập trung”
lấn át, phớt lờ “dân chủ”, mang lại tai họa khôn lường (Diệt thông minh, phù
trợ hoạt đầu).
(9) Tạp chí “Tiền Tiêu” ở Hồng
Công số ra tháng 4/2013 đăng ghi âm phát
biểu nội bộ với cán bộ cấp cao Trung Quốc của TBT Tập Cận Bình với nhan
đề “Tôi biết làm thế nào?”, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề nội bộ cũng như
chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc mà ông cảm thấy nhiều khi rất khó
xử trên cương vị này.
(10) Tóm lược mấy ý chính trong bài nói “Tôi biết làm thế nào?” của TBT Tập Cận Bỉnh.
(11) “Nhóm lợi ích” theo nghĩa lành mạnh.
(12) Tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành
lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự hào khẳng định:
“Đảng ta là đạo đức, là văn minh” và “Đảng ta thật là vĩ đại”.