12 juin 2014

Philippines dùng bản đồ của Trung Quốc để vạch trần Trung Quốc


Philippines dùng bản đồ của Trung Quốc để vạch trần Trung Quốc
Trong âm mưu chiếm đoạt biển Đông bằng đường lưỡi bò phi pháp, Trung Quốc liên tục nói rằng đó là "vùng nước lịch sử" của họ trong 2.000 năm trước. Thậm chí, Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Vương Quán Trung còn tráo trở đến mức nói rằng đó là vùng biển lịch sử nên không áp dụng được công ước quốc tế về luật biển ra đời năm 1982.


Lịch sử cũng chẳng ủng hộ Trung Quốc
Trong một bài phát biểu tại Đại học De ​​La Salle ở Manila hôm thứ Sáu (6.6), chuyên viên Tư pháp cao cấp Antonio Carpio của Tòa án tối cao Philippines cho biết bản đồ cổ của Trung Quốc có niên đại năm 960 cho thấy rằng lãnh thổ của họ "không bao giờ có" quần đảo Trường Sa (Việt Nam) và bãi cạn Scarborough tại bờ biển phía Tây Philippines. 
Trong những bản đồ cổ của Trung Quốc mà vị chuyên gia này đưa ra cũng không hề thấy quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam).
Ông Carpio chỉ ra rằng cả hai loại bản đồ chính thức và không chính thức đều cho thấy rằng lãnh thổ cực nam của Trung Quốc "luôn luôn là đảo Hải Nam". "Không có một bản đồ cổ của Trung Quốc, cho dù được thực hiện bởi người nước ngoài hay người Trung Quốc, cho thấy rằng quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough từng là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Trong tất cả các bản đồ Trung Quốc cổ đại, lãnh thổ Trung Quốc cực nam luôn luôn là đảo Hải Nam", ông Carpio nói.
Cho cả thế giới biết sự dối trá của Trung Quốc
Ông Carpio đã trưng bày 72 bản đồ cổ - 15 trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tất cả đều đã cho thấy biên giới phía nam của Trung Quốc kết thúc tại Hải Nam. Trong bài phát biểu của mình, ông Carpio cho biết những tấm bản đồ này đã lật hết bộ mặt dối trá của Trung Quốc trong việc nhận vơ lịch sử của họ tại biển Đông.
Thế hệ cha ông ở Trung Quốc đều coi Hải Nam là cực nam của nước họ
 Giờ con cháu họ lại nói những lời dối trá về lịch sử
Mười năm trước, Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila trích dẫn một dòng chữ trên ngôi mộ của quân nhà Minh đóng tại Hải Nam, như bằng chứng về tuyên bố của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa. Dòng chữ trên bia viết: "Quảng Đông tiếp giáp với biển Đông và các vùng lãnh hải thuộc nhà Minh". Đó quả là một câu lủng củng, tối nghĩa.
Nhưng bản đồ lụa này mang tên "Đại Minh nhất hỗn đồ" xuất bản vào cuối thế kỷ 14 trong thời nhà Minh mà ông Carpio có, lại ghi khác. Nó ghi rõ đảo Hải Nam là cực nam của lãnh thổ Trung Quốc. Còn mấy chữ trên bia mà Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila nêu chẳng biết có thật hay không vì ai cũng biết Trung Quốc rất giỏi làm nhái.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cũng cho biết, trong triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đánh dấu quần đảo Nam Sa (cách gọi của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trên bản đồ. Từ đó họ, nhận vơ rằng có thẩm quyền và thực hiện quyền tài phán đối với các đảo.
Nhưng ông Carpio đã trình bày ba bản đồ chính thức của triều đại nhà Thanh mà nó cho thấy Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc. Nói tóm lại, Trung Quốc chẳng có dính dáng một tí nào đến lịch sử tại biển Đông trước khi họ đi chiếm đóng bất hợp pháp các đảo của láng giềng.
Ông Carpio cho biết, có thể dùng chính những tấm bản đồ này làm bằng chứng để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, bẻ gãy luận điệu mà Trung Quốc ra rả về chuyện họ có "chủ quyền lịch sử ở biển Đông".