Hàng không mẫu hạm Trung Quốc Liêu Ninh tiến về cảng Thanh Đảo sau đợt tập huấn ở Biển Đông - Reuters
Theo RFI
Hàng không mẫu hạm Trung Quốc Liêu Ninh tiến về cảng Thanh Đảo sau đợt tập huấn ở Biển Đông - Reuters
Theo RFI
Thông điệp nhún nhường của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
Phùng Quang Thanh tại Singapore, gọi Trung Quốc là “bạn” dường như không
tạo được kết quả. Tân Hoa Xã Trung Quốc tiếp tục luận điểm mạ lị Việt
Nam qua hai bài “phân tích” của hai chuyên gia của Viện quan hệ quốc tế
cận đại : Hà Nội gây sự để định hướng công luận đang bất mãn chế độ và
bắt Asean trả giá cho mình.
Tác giả Trần Khánh Hồng (Chen Qing Hong) lên án Việt Nam làm
căng thẳng leo thang tại Biển Đông trong khi Lạc Vĩnh Côn (Luo Yong
Kun) cảnh cáo Việt nam và Philippines sẽ thất bại trong chiến thuật làm
lớn chuyện để kéo Asean đối đầu với Trung Quốc.
Trần Khánh Hồng khẳng định là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là thuộc chủ quyền Trung quốc từ đời nhà Hán và đến thập niên 1950, hai nhân vật của chính phủ Hà Nội là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1956, và Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Tác giả này cho là Việt nam đã nhân chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Obama để làm lớn chuyện, thậm chí huy động sức mạnh (?) cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Trung quốc với ý đồ kéo Asean vào cuộc và lợi dụng chiến lược chuyển trục của Mỹ. Việt nam còn kích động dân chúng trong nước biểu tình chống Trung Quốc để đánh lạc hướng công luận đang bất mãn chế độ tham ô và tình hình kinh tế suy thoái do bất hòa với Trung Quốc.
Ông Trần Khánh Hồng kêu gọi Việt Nam phải nhận trách nhiệm gây ra “biến cố tháng Năm” , chính phủ Việt nam phải bồi thường và xin lỗi nhân dân Trung Quốc.
Chuyên gia Lạc Vĩnh Côn (Luo Yong Kun) đi xa hơn trong bản luận tội : căn nguyên nguồn cội căng thẳng là xuất phát từ Việt Nam và Philippines còn Trung Quốc thì lúc nào cũng chủ trương hòa bình với Asean.
Bằng chiến thuật cố hữu chia rẽ đối phương, Lạc Vĩnh Côn cho rằng Hà Nội và Manila muốn lôi kéo toàn thể Asean vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, làm cho các quốc gia Đông Nam Á bỏ quên mục tiêu chính là phát triển kinh tế , tiến hành kế hoạch thành lập vùng mậu dịch tự do với Trung Quốc. Nói cách khác, trong mắt Bắc Kinh, Việt Nam và Phillippines là “hai yếu tố tiêu cực” nhất trong khu vực này.
Tác giả khẳng định là mưu kế của Việt Nam và Philippines chắc chắn sẽ thất bại vì không thể nào lôi kéo 8 nước còn lại trong khối Asean cùng đối đầu với Trung Quốc.
Trần Khánh Hồng khẳng định là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là thuộc chủ quyền Trung quốc từ đời nhà Hán và đến thập niên 1950, hai nhân vật của chính phủ Hà Nội là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1956, và Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Tác giả này cho là Việt nam đã nhân chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Obama để làm lớn chuyện, thậm chí huy động sức mạnh (?) cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Trung quốc với ý đồ kéo Asean vào cuộc và lợi dụng chiến lược chuyển trục của Mỹ. Việt nam còn kích động dân chúng trong nước biểu tình chống Trung Quốc để đánh lạc hướng công luận đang bất mãn chế độ tham ô và tình hình kinh tế suy thoái do bất hòa với Trung Quốc.
Ông Trần Khánh Hồng kêu gọi Việt Nam phải nhận trách nhiệm gây ra “biến cố tháng Năm” , chính phủ Việt nam phải bồi thường và xin lỗi nhân dân Trung Quốc.
Chuyên gia Lạc Vĩnh Côn (Luo Yong Kun) đi xa hơn trong bản luận tội : căn nguyên nguồn cội căng thẳng là xuất phát từ Việt Nam và Philippines còn Trung Quốc thì lúc nào cũng chủ trương hòa bình với Asean.
Bằng chiến thuật cố hữu chia rẽ đối phương, Lạc Vĩnh Côn cho rằng Hà Nội và Manila muốn lôi kéo toàn thể Asean vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, làm cho các quốc gia Đông Nam Á bỏ quên mục tiêu chính là phát triển kinh tế , tiến hành kế hoạch thành lập vùng mậu dịch tự do với Trung Quốc. Nói cách khác, trong mắt Bắc Kinh, Việt Nam và Phillippines là “hai yếu tố tiêu cực” nhất trong khu vực này.
Tác giả khẳng định là mưu kế của Việt Nam và Philippines chắc chắn sẽ thất bại vì không thể nào lôi kéo 8 nước còn lại trong khối Asean cùng đối đầu với Trung Quốc.