Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc
Mai
Thoát Trung” và “Thoát Cộng” hiện nay
được coi là con đường duy nhất để Việt Nam tránh khỏi thời kỳ bắc thuộc mới.
Đây là hai vấn đề cấp bách đang được nhiều nhà trí thức và các đoàn thể
yhảo luận trong những ngày vừa qua. Như vậy diễn trình “thoát” ra khỏi cả hai đối
tượng Trung Hoa và Cộng Sản mang ý nghĩa ra sao ? Tại sao phải thoát ? Phải bắt
đầu từ đâu và trong những lãnh vực nào ? Trở ngại lớn nhất cần phải khắc phục
trong diễn trình này là gì ? v.v….
Trong cuộc phỏng vấn sau đây của nhà
báo Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai sẽ đưa ra những nhận định
về vấn đề này và trả lời những khúc mắc vừa kể. Mời quý vị cùng nghe.
(Audio PV nhà nghiên cứu Nguyễn
Khắc Mai)
************
-
Trần Quang Thành : Thưa nhà nghiên
cứu Nguyễn Khắc Mai, vấn đề thoát Trung hiện nay đang
được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong nước, ông có bình luận gì về vấn đề này?
- Nguyễn Khắc
Mai: Đây là vấn đề lớn mà cũng cấp thiết lại
có ý nghĩa chiến lược đối với dân, với
nước cho nên mọi người nên quan tâm
và tìm mọi
cách thực hiện.
Tôi cũng đánh giá rất cao cuộc trao đổi vừa rồi của một số nhà nghiên cứu
Chu Hảo, Trần Ngọc Vương, Giáp Văn Dương, Đinh Hoàng Thắng, Vy Khải
..vv.. Có nhiều ý kiến khác nhau không phải chống nhau nhưng nhiều ý kiến
phong phú về vấn đề này, anh thì
nghĩ như thế
nào?
- TQT : Tôi
rất
hoan nghênh những nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vận mệnh của đất nước và có ý kiến
về vấn đề thoát Trung. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn
Khắc Mai muốn thoát Trung chúng ta phải
làm những việc gì ?
- NKM : Có
mấy ý kiến
đặc biệt là về sự cần thiết phải thoát Trung. Mình xác định là thoát Trung thì không phải là bài Hoa cũng không phải là bài văn hóa Trung
Hoa, điều
đó là vô nghĩa. Hai nữa thoát Trung là dứt
bỏ hẳn không có quan hệ gì nữa
thì cũng không phải là vậy.
Chúng ta quan hệ với
Trung Hoa trên một tư cách hết sức bình đẳng,
đàng hoàng và cái chính là thoát khỏi cái sự
ràng buộc của một cái vòng kim
cô mà họ
đến áp đặt cho mình. Trước hết là về
chính trị không thể trở thành một
nhà nước đánh đu theo họ, phụ họa
theo họ, làm theo lợi ích của
họ. Bởi họ luôn muốn giữ mình, giữ
cái đảng cộng sản Việt
Nam,
giữ cái nhà nước Việt Nam
này trong cái vòng kiềm tỏa của họ. Chẳng
qua là họ lợi dụng thôi và họ đã lợi
dụng được do sự yếu kém của mình về sự hiểu
biết, về tinh thần về khí phách mình yếu nên họ lợi dụng được.
Hai nữa là người ta đã đặt vấn đề sự
tồn vong của một chính đảng với cái tồn vong của
dân tộc nó khinh trọng khác nhau nên nó quá đề cao cái việc nếu không bám vào Trung Hoa thì vị thế của cái đảng
cộng sản
nó hỏng, nó mất đi, điều
đó không đúng. Vị thế của chính đảng
nó nằm trong việc anh phục vụ dân tộc
anh nhân dân anh như thế nào, họ
nghĩ quẩn nghĩ nhầm, nghĩ rất thấp.
Bấy
giờ tại hội nghị Thành Đô ngay những người tử tế đàng hoàng như Nguyễn Cơ Thạch và những anh em
mà tôi biết. Tôi cũng có những
bạn bè ở trong ngành ngoại giao lúc bấy
giờ, về sau họ có nói với tôi đấy là sự
mở đầu cho một thời kỳ Bắc thuộc mới và họ cay đắng
lắm. Thế nghĩa là trong cái đất nước này không phải ai cũng đồng tình với những luận
điểm như vậy, bám lấy Trung Hoa để giữ gìn một
cái chế độ là không đúng. Quan
trọng
nhất là có cái chế độ cho nó tử tế,
nó đàng hoàng để phục hưng dân tộc
để phát triển đất nước. Kể từ
khi bám lấy Trung Quôc
thì rõ ràng là mình thua thiệt nhiều, cái gì cũng thua thiệt cả. Từ nhiều năm
nay tôi đã suy nghĩ về cái mà tôi gọi là “hiệu
ứng bóng đè”. Tôi lấy tên của tác phẩm
văn học “Bóng đè” để nói về cái hiệu
ứng này. Hiệu ứng này nó lớn lắm,
nguy hiểm lắm như một cái bóng lớn nó đè lên thân phận của dân tộc
mình trên mọi phương diện : chính trị,
văn hóa, ngoại giao ... Nguy cơ rất
lớn.
Điều
tôi rất suy nghĩ là cái mộc mạc mà cha ông mình trao gửi từ hồi vua Hùng đã có câu chuyện là muốn thoát khỏi
cái bóng đè này tức thoát khỏi cái xâm lăng đô hộ của họ thì mình phải lớn, lớn
nhanh, lớn như thổi thì mình mới thoát được. Hiện
nay bài học lớn từ thời vua Hùng đặt
ra là mình phải lớn nhanh về thể chế, về chính trị
để tạo nên một sức mạnh mới của dân tộc,
tự chủ, tự cường, độc lập để
giúp cho mình có cơ hội hợp tác liên kết
với tất cả các dân tộc tiến bộ văn minh trên thế
giới, để giúp cho nội lực Việt Nam
phát triển. Cái bóng đè này nó
không bao giờ
muốn cho Việt Nam lớn lên, mạnh
lên. Nó kìm hãm lại và những chính sách như vậy thật là ngu ngốc và nó chả
có ích lợi gì cho dân tộc. Lớn
nhanh lên về chính trị tức là sự
đổi mới thể chế phải mạnh hơn nữa. Không phải
là để giữ quyền lực cho nhóm này hay nhóm kia mà vấn đề là để cho dân tộc này nó trưởng
thành nhanh có sức mạnh mới để đối phó
với mối nguy hiểm từ bên ngoài và có nội lực để phát triển.
Phải lớn nhanh về kinh tế, một chu kỳ 30 năm thì một dân tộc
từ lạc hậu, nhờ công nghệ tin học , nhờ những phát triển
mới của khoa học của kinh tế của công nghiệp mà một dân tộc
từ chỗ kém cỏi và lạc hậu
trong vòng 30 năm có thể xây dựng xong hạ
tầng cơ sở về kinh tế. Họ xây dựng xong hạ tầng giao thông, họ
xây dựng xong hạ tầng của giáo dục.
Tạo ra một nền giáo dục, một nền khoa học
tiên tiến mạnh mẽ. Họ tạo ra một cơ sở
hạ tầng cái mà người ta gọi là vốn xã hội.
Chất lượng của con người,
chất lượng của xã hội đổi mới trong đó có nhân cách của con người và nhân cách của dân tộc
ấy nó cao thượng hẳn lên, nó tốt đẹp hẳn
lên. Người ta chỉ cần trong vòng 30 năm thì họ phát triển được nhưng chúng ta cũng có 30 năm, từ 1986 đến nay là 28 năm thì chúng ta chưa tạo dựng được ra những hạ tầng như vậy, giờ
cũng vẫn còn tiếp tục loay hoay ... Hạ
tầng cơ sở vật chất đường xá giao thông liên lạc cũng
chưa được, đường sắt vẫn sử dụng của thời Pháp thuộc,
còn hạ tầng đặc biệt về giáo dục
về khoa học thì ta không làm tốt được. Trong
khi đó Hàn quốc họ cho ta cái số
liệu chi tiêu về đầu tư thấp hơn chúng ta. Ta chi tiêu 2 mà không xong, họ chi tiêu 1 mà họ
đã hoàn thành, hoàn chỉnh được mọi chuyện.
Bây giờ họ trở nên một dân tộc
tiến bộ, một nền văn hóa, kinh tế
tầm cỡ trên thế giới. Chúng ta chậm trễ như
thế nên chúng ta tiếp tục phải đánh đu và ngày càng lộ rõ. Điều này rất
nguy hiểm nên phải thoát ra để tiếp nhận
năng lực của nhân loại tiến bộ và làm cho
nhanh chóng sự
trưởng thành phát triển của xã hội Việt Nam. Từ đó nỗ lực của Việt Nam
tăng trưởng để có thể đối phó với những âm mưu ví dụ như chúng ta đang đứng trước một
thách thức nghiêm trọng từ chủ
nghĩa bá quyền đại Hán của Trung
Hoa. Hiện nay, họ đang hưng phát, họ
không tuân theo cái phát triển hòa bình đâu. Phát triển hòa bình là cái trò
lừa
đảo. Người Trung hoa có mặt
tốt là họ để lại một nền văn minh rất lớn nhưng họ
cũng có mặt xấu là tráo trở, xỏ lá gian xảo rất lớn.
Mình đang đứng trước một tình hình là một Trung Hoa khi phát triển
thì rất nhiều biểu hiện của lối hành xử
như chủ nghĩa đế quốc. Tức là cũng muốn
vẽ lại bản đồ địa chính trị. Ngay cả như
Nga cũng đang đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ ... tưởng là nó tử tế nhưng không phải. Nó vẫn tiếp tục cái con đường
kiểu chủ nghĩa đế quốc, cũng đòi vẽ lại bản đồ địa chính trị. Ucraine là rõ ràng nhất để mà
thấy nước Nga vẫn còn trong một tâm thức Đại Nga lạc hậu, mà phía bên này là
tâm thức Đại Hán lạc hậu và đấy là rất nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam và cho
khu vực cho nên là phải thoát thôi chả có cách nào khác. Nhưng mà muốn thoát
thì không phải một sớm, một hôm. Phải nhận thức tại sao ta bị kìm hãm trong một
thế yếu kém kéo dài, phải nhìn ra. Giới tinh hoa tức giới trí thức phải tỉnh, phải biết, phải phân tích. Việt Nam có một cái kỳ lạ 50 năm nay có việc gì thì người ta nghĩ phải có một cái
nghị quyết của Đảng thì mới làm được. Các nước văn minh tiên tiến thì họ không
làm như vậy. Bất cứ việc gì của dân tộc họ, của xã hội họ thì việc đầu tiên là của giới trí thức phải phân tích,
phải nghiền ngẫm, phải đối chiếu hai ba phương diện, hai ba phương án và cuối
cùng mới đem lại kiến thức cho đám chính trị họ lựa chọn. Nhưng mình lại làm ngược lại, đem cái tư tưởng hẹp hòi thiển cận, thậm
chí rất xấu của cái nhóm chính trị để áp đặt vào trong xã hội. Như thế xã hội mình không phát triển được. Nên giới trí thức phải hành động, phải nghiên
cứu vì đây là vấn đề cấp bách, vấn đề lớn của đất nước. Kinh tế phải quan hệ với
họ như thế nào để không bị lệ thuộc. Chính trị quan hệ với họ như thế nào để không bị lệ thuộc. Văn hóa quan hệ với họ như thế nào để
không bị lệ thuộc và đặc biệt là chính sách đối ngoại của mình như
thế nào để không bị cầm tù, không bị lệ thuộc. Nó ép mình, bắt mình là phải
chơi với anh này, chơi với anh kia, không được chơi với người nọ không được chơi
với người kia hết sức vô lý. Đấy là vấn đề mà giới trí thức phải hành động và vừa
rồi cái hội thảo thoát Trung là một việc làm đầu tiên thôi chứ còn phải tiếp tục
phân tích, suy nghĩ, tạo ra một nhận thức xã hội, một dư luận xã hội mới
thì mới mong là chúng ta sẽ thoát khỏi cái vòng kim cô bá quyền Đại Hán. Cho
nên cái ông Nguyễn Tấn Dũng nói gì thì nói ông đặ ra những cái vấn đề rất
hay "đừng đánh đổi chủ quyền lấy một cái hữu nghị viển vông lê thuộc" thế
thì tội gì mà mình không làm. Thế nhưng tôi biết là trong cái lãnh đạo họ không
đồng tình với nhau đâu. Nó có nhiều phe phái lắm cho nên thoát cái lệ thuộc này
không phải là đơn giản cho nên là nhân dân phải hành động vượt qua tất cả cái lạc
hậu trì trệ, thậm chí cả những cái phản động đang còn tồn tại trong nội tại xã
hội của Việt Nam hiện nay. Nhân dân phải vượt lên vượt qua những vấn đề này để
khẳng định mình.
- TQT : Theo
ông thì có những trở lực nào cản trở việc thoát Trung ?
- NKM : Cái
lớn nhất hiện nay là đường lối chính trị của cái Đảng cộng sản Việt Nam. Là
cái cản trở trước. Kể cả những người, người ta yêu nước, người ta nhìn thấy những
mối nguy hiểm của Trung Hoa rất sớm, cả giới trẻ thì cũng bắt bớ họ, lên án họ,
thậm chí định đưa ra xử cái việc là tại sao lại phê phán Trung Hoa, ví dụ như vụ
xử cô Phương Uyên. Đấy là giới trẻ nó nhìn rất là sáng tỏ, nó rất là nhạy cảm nó nêu lên. Thế
mà anh không thấy được vấn đề anh lạc hậu hơn nó anh bị những cái chi phối
mà do tâm thức lạc hậu của anh, do có thể có sự ràng buộc về tiền tài, về gái
gú nên anh không nhìn thấy, anh bị những lợi ích vật chất đê hèn như thế mà anh
không trở thành một cái nhân cách cao thượng để nhìn thấy sáng tỏ vấn đề. Thế
thì đáng lẽ những trường hợp ấy thì anh phải phát triển lên anh phải nuôi dưỡng nó, nuôi dưỡng những ý nghĩ
tiên tiến tiến bộ, anh để cho nhân dân trao đổi trò chuyện với nhau nhiều ý kiến
khác nhau làm sáng tỏ vấn đề. Mãi đến
khi nó dồn anh vào chân tường tức là nó đem đặt dàn khoan vào ngay trước lỗ mũi
của anh, nhân dân quyết định thì anh mới đi theo. Đấy là cái lạc hậu của anh, lạc
hậu của kẻ cầm quyền. Cho nên vấn đề lớn nhất là những người cầm quyền phải thức
tỉnh nếu họ muốn xứng đáng là bộ phận điều khiển chỉ huy quản lý đất nước, xa
hội. Dứt khoát họ phải nghe theo dân để có đời sống tử tế và có sự phục vụ ...
có giá trị, còn nếu không thì gương của Lê Chiêu Thống đấy, gương của Trần Ích
Tắc đấy. Rất là nhiều tấm gương trong lịch sử để lại là trước sự nguy khốn, uy
hiếp của Trung Hoa thì trong nội bộ luôn luôn nảy sinh những kẻ Việt gian phản
động, bây giờ phải khắc phục cái này.
- TQT : Dư
luận xã hội nói rằng "muốn thoát Trung trước hết chúng ta phải "thoát
Cộng", ông nghĩ thế nào về vấn đề này?
- NKM : Thực
ra là cái chủ nghĩa cộng sản nó tỏ ra là một cái sự hổ lốn, hồ đồ Cho nên
thoát Cộng có nghĩa là thoát khỏi một cái tư tưởng hổ lốn, hồ đồ và lạc hậu chả
có gì khác. Anh bám víu vào một số cái ý tưởng mơ hồ, không tưởng không ra
không tưởng, ảo tưởng không ra ảo tưởng và anh đã nhận thức được là trăm năm nữa
không có nó đâu nhưng mà anh vẫn bám theo. Thế thì vấn đề là phải từ bỏ ngay
cái mà tôi gọi là mô hình Xô viết, mô hình chính trị toàn trị sao chép của Liên
xô cũ. Mình bị Nga rồi Tàu nó lôi sang, Mạc Tư Khoa nó lôi sang Bắc kinh mà hiện nay thì nó vẫn lôi sang để nó đào tạo
đấy. Đào tạo từ anh lính cho đến những anh cán bộ chính trị tuyên huấn tuyên hiếc.
Nó lôi sang nó đào tạo. Mình phải thấy rõ cái điều này là mình đang có nhận thức
hồ đồ về một cái thứ chủ nghĩa mà không đâu vào đâu cả và đang thấy đấy ông Trọng
nói trăm nữa không có chủ nghĩa xã hội đâu! Nhưng mà ta vẫn đánh đu theo
như thế để làm gì ? Mà rõ ràng cái đường lối này nó không phát triển đối với
dân tộc. Cho nên là phải đổi mới, tôi nghĩ là phải đổi mới một cách quyết liệt.
Ngay trong lãnh đạo hiện nay cũng có người đã nhận thức ra vấn đề này đấy. Nhưng
mà họ đặt ra một cách đang còn dè dặt chưa dám phát động nhân dân suy nghĩ,
nghiền ngẫm theo cách ấy, chẳng hạn như ông Dũng ông nêu là phải đổi mới, phải
cải cách thể chế. Cải cách thể chế nghĩa là gì, thể chế chính trị, thể chế kinh
tế, thể chế văn hóa ...vv... và phải để cho giới trí thức bàn luận rõ cái này.
Cho nên là nói là muốn thoát Trung nhưng thực chất vấn đề là thoát cái việc hồ
đồ hủ lậu hiện nay... Cách đây mấy năm thì tôi đang biểu hiện về chữ Việt có nghĩa như là sự
thăng hoa siêu việt lên, vượt khỏi cái hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm, vượt khỏi cái đối thủ gây cho mình cái cản trở cái khó khăn, gây
cho mình cái lạc hậu, đặc biệt là phải thoát để vươn lên siêu việt, vượt lên chính mình để có nhân cách mới. Nhân cách của từng người
và nhân cách của cái dân tộc này, trí tuệ sáng suốt, đàng hoàng làm chủ để phát
triển...
Mà cái ông Hồ không biết vì thế nào mà ông cũng có một
cái cảm nhận cũng là nhạy cảm, trong di chúc ông nói rằng phải có một cuộc chiến
tranh để chống lại những hư hỏng cũ kỹ. Càng ngày càng thấy hư hỏng, càng ngày
càng thấy cũ kỹ. Thế thì phải hiểu sao về những cái này? Cho nên tôi nghĩ là
chưa bao giờ mà ý nghĩa của cái chữ Việt cần phải nghiền ngẫm suy nghĩ để mình
có thể chọn lựa thái độ, cách ứng xử, đặc biệt là tìm những con đường mới, tìm
những giá trị mới tìm những năng lực mới cho từng người cũng như cho từng cộng
đồng dân tộc cho từng cái chính đảng cũng như là cho cái bộ máy nhà nước. Tôi
có viết một bài gọi là Việt Nam hậu HD981. Trong đó tôi nói rõ là sau cái
giàn khoan, sau cái ngày 02/05/2014 dân tộc này đã phải sống khác trước. Không
đổi mới nhanh, không vượt lên nhanh thì chúng ta sẽ càng ngày càng thua thiệt
cho nên thoát Trung chính là vấn đề làm sao cho Việt Nam thăng hoa, Việt Nam
siêu việt lên một giai đoạn mới, một sự phát triển mới, tôi cũng xin mạo muội đưa ý kiến như thế.
- TQT : Xin
cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.