Ngày 12 tháng 2 năm 2020, Nghị viện
Âu châu đã bỏ phiếu phê chuẩn 2 văn kiện quy định việc giao thương giữa Liên
Minh Âu Châu và Việt Nam. Đó là Hiệp định thương mại tự do gọi tắt là EVFTA và
Hiệp định Bảo hộ đầu tư gọi tắt là EVIPA. EVFTA được thông qua với 401 phiếu
ủng hộ, 192 phiếu chống, 40 phiếu trắng; và EVIPA với 407 phiếu ủng hộ, 188
phiếu chống và 53 phiếu trắng.
Với kết quả này, Hội đồng châu Âu,
theo thủ tục, sẽ thông qua thỏa thuận thương mại EVFTA. Riêng hiệp định bảo hộ
đầu tư EVIPA, thì trước khi có hiệu lực, còn đòi hỏi quốc hội của từng quốc gia
trong EU bỏ phiếu.
Vậy là sau gần 10 năm, kể từ ngày bắt
đầu đàm phán vào tháng 10 năm 2010, EVFTA đã được thông quạ. Các nghị sĩ đã bỏ
phiếu chống cho rằng CSVN không tôn trọng những tiêu chuẩn bảo vệ quyền lao
động, nhân quyền và môi sinh. Các nghị sĩ bỏ phiếu trắng vì nghi ngờ những cam
kết của CSVN.
Trước những phản đối và dè dặt này,
sau cuộc bỏ phiếu, Ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị
viện Âu Châu đã biện bạch, xin trích nguyên văn:
“Lịch sử chứng minh cô lập
không thay đổi một quốc gia. Vì vậy Nghị viện bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận thương
mại với Việt Nam… Đây là lý do vì sao Nghị viện Liên Hiệp Âu Châu
bỏ phiếu đồng ý với thỏa thuận mậu dịch này, và cùng nó, chúng ta đẩy mạnh
vai trò của Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam và trong vùng, đồng thời đảm bảo
rằng tiếng nói của chúng ta có sức mạnh hơn trước.”
Sự tin tưởng có tính cách lạc
quan kể trên, thực ra chỉ để che đạy lý do chính yếu thúc đẩy Nghị viện Châu Âu
thông qua EVFTA và EVIPA. Đó là nhu cầu kinh tế và địa chính trị của Liên hiệp
Châu Âu. Nhu cầu này đã được chính Geert Bourgeois, Báo cáo viên Hiệp định Tự
do Thương mại với Việt Nam của Nghị viện Châu Âu xác định, nguyên văn “Bên
cạnh tầm quan trọng kinh tế và địa chính trị, tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ
đẩy nhanh tiến trình cải cách bên trong Việt Nam.”
Về mặt kinh tế, Việt Nam là bạn hàng
lớn thứ nhì của EU trong ASEAN, chỉ sau Singapore. Theo số liệu năm 2018, trao
đổi hàng hóa hai bên đạt 47,6 tỷ euro một năm, cộng thêm 3,6 tỷ giá trị dịch
vụ. Với 2 hiệp định EVFTA và EVIPA, hai bên EU và Việt Nam cùng có lợi với việc
dẹp bỏ 99% hàng rào thuế quan. Hiệp định cũng cắt giảm thủ tục hành chính và
làm giảm bớt gánh nặng hành chính, một yếu tố then chốt đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu. Đây là hiệp định thương mại hiện đại và đầy tham
vọng đầu tiên của EU với một quốc gia đang phát triển. Ủy ban châu Âu nhận định
Việt Nam có một nền kinh tế phát triển nhanh và cạnh trạnh. Đến năm 2035, Ủy
ban châu Âu ước tính thỏa thuận thương mại tự do này dự kiến có khả năng nâng
kim ngạch xuất khẩu của EU thêm 15 tỷ Euro/năm.
Về mặt địa chính trị, những biến
chuyển quan trọng vừa diễn ra như cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung
Cộng, cũng như việc nước Anh rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu Hoa Tại Âu châu, và chủ
trương mới của Hoa Kỳ đối với Minh ước Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là
NATO, đã ảnh hưởng mạnh đến vai trò và vị thế của Châu Âu. Các biến chuyển này
đang làm thay đổi cục diện địa chính trị, làm chuyển dịch cán cân quyền lực,
khiến Liên hiệp Âu châu phải định hình lại vai trò của mình trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, Đông Nam Á nói
riêng và Á Châu nói chung là khu vực đang phát triển và là trọng tâm của một
chiến lược mới của Liên hiệp Âu Châu hướng về vùng này. Mục tiêu của EU là xây
dựng mối liên kết sâu rộng đồng thời tăng cường sự hiện diện tại khu vực thông
qua quan hệ thương mại và quốc phòng. Vì vậy EVFTA và EVIPA có thể được coi là
bước thứ hai trên con đường mà EU theo đuổi. Bước đầu là hiệp ước thương mại
mậu dịch EU ký kết với Singapore tháng 2 năm 2019.
Nhìn rõ được những diễn biến trên để
thấy rằng, trong tương quan quốc tế, quyền lợi của quốc gia là chính. Những yếu
tố như nhân quyền, tự do, bình đẳng, vv… chỉ có giá trị thứ yếu so với lợi ích
kinh tế và quyền lực chính trị của các quốc gia liên hệ.
Đối với Hiệp định Thương Mại Tự Do
Việt Nam-Châu Âu, chúng ta biết chắc rằng những hứa hẹn của CSVN trong việc
công nhận các công đoàn độc lập cũng như chấp nhận quyền tự do lập hội của
người dân chỉ là những hứa hẹn “cuội”. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, công
việc của chúng ta là tìm mọi cách vạch trần những hứa hẹn “cuội” này, cũng như
những trò xảo trá, bịp bợp khác của CSVN hầu giúp những Nghị sĩ bỏ phiếu chống
và phiếu trắng trong cuộc biểu quyết vừa qua có thêm bằng chứng, dữ kiện để
buộc EU phải thực thi những biện pháp chế tài thích ứng! -/-
Nguồn: Đáp
lời Sông núi