Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội tuyên bố: "Thông qua Mặt trận, tôi muốn lắng nghe ý kiến của đại diện các giai tầng trong xã hội, để thấu hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của người dân".
Lẽ ra người đứng đầu thành phố phải có trước chương trình hành động để dân tin, dân chấp thuận và dân bầu như tại các thành phố của các nước tiền tiến.
Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại: "sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông", ông Vương Đình Huệ thượng trên đầu dân rồi mới hỏi dân muốn cái gì!
Ở Việt Nam ta, Đảng đi bằng đầu và lãnh đạo bằng chân.
Nếu không có súng ống, nhà tù, công an thì Đảng ngày nay chắc không còn.
Dân Quyền
Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội cho hay sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để "quyết tâm sớm đưa dự án Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động".
Sáng 26/2,
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với Mặt trận tổ quốc thành phố.
Đây là đơn vị đầu tiên ở thủ đô ông Huệ đến làm việc sau khi nhận nhiệm vụ mới.
"Thông
qua Mặt trận, tôi muốn lắng nghe ý kiến của đại diện các giai tầng trong
xã hội, để thấu hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của người dân và có những chỉ đạo
tạo sự đồng thuận, góp phần vào phát triển chung của thành phố", ông nói.
Đề cập tới
đường sắt Cát Linh - Hà Đông, dự án
nhiều người dân thủ đô quan tâm, tân Bí thư Hà Nội cho hay, sắp tới Thường
trực Thành ủy sẽ có cuộc làm việc chuyên đề với Bộ Giao thông Vận tải và ban
chỉ đạo công trình giao thông trọng điểm thành phố để tìm giải pháp đưa dự án
vận hành thương mại.
"Tuyến
đường sắt này thuộc trách nhiệm chính của Bộ Giao thông Vận tải, nhưng xây dựng
trên địa bàn thủ đô nên thành phố và Bộ sẽ họp bàn, kiến nghị các giải pháp
theo thẩm quyền", ông nói.
Bí thư
Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Mặt trận tổ quốc TP
sáng 26/2. Ảnh: Viết Thành.
|
Ngoài ra,
ông Huệ đề nghị MTTQ thành phố và các cơ quan chức năng tăng cường nắm bắt
dư luận để tìm hiểu những vấn đề dân sinh bức xúc, đơn cử như tình trạng
ùn tắc, tai nạn giao thông.
"Tôi
thấy một số thành phố, như TP HCM, ít có trường hợp xe máy trèo lên vỉa hè khi
tắc đường như Hà Nội. Phải chăng ý thức của một bộ phận người tham gia giao
thông chưa tốt, chúng ta khắc phục chuyện này như thế nào?", ông nói.
Bí thư Thành
ủy Hà Nội cũng cho biết sẽ làm việc với Bộ Tài nguyên Môi trường để có
giải pháp trước mắt và lâu dài giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở thủ
đô. "Nước sạch, cải cách hành chính, quản lý trật tự xây dựng, quản
lý đất đai... là những vấn đề luôn được sự quan tâm giải quyết của Thường trực
Thành uỷ và cá nhân tôi", ông Huệ cho hay.
Trước đó,
ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Hà Nội, đề nghị lãnh
đạo thành phố cần quan tâm, rà soát đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường
sắt đô thị, trong đó có tuyến Cát Linh - Hà Đông; xử lý triệt để các vi
phạm về đất đai, xây dựng... Thành phố cũng cần có lộ trình triển khai các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm các con sông và nguồn nước.
Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, hiện nước thải của thành phố đã xử lý
được 25% tổng khối lượng. Dự kiến đến năm 2022, Hà Nội sẽ nâng tỷ lệ xử lý nước
thải lên 85% và phấn đấu đến năm 2025, 100% nước thải đô thị được xử lý.
"Thành
phố coi việc giải quyết các vấn đề môi trường là một trong những trọng tâm để
nâng cao chất lượng đời sống người dân", ông Chung nói.
Đường sắt
Cát Linh - Hà Đông dài hơn 13 km, đi trên cao với 12 nhà ga. Dự án đã hoàn
thành khối lượng xây lắp và được chạy thử liên động toàn tuyến từ cuối năm
2018. Dự án cần vận hành thử toàn bộ hệ thống với sự góp mặt của toàn bộ nhân
viên vận hành trên tuyến, sau đó sẽ được đánh giá an toàn, nghiệm thu trước khi
khai thác thương mại.
Võ Hải