17 juin 2014

Bắc Kinh tiếp tục bành trướng ở biển Đông


Theo Basam
Tác giả: Wendell MINNICK
Người dịch: Huỳnh Phan
14-06-2014
ĐÀI BẮC – Theo tường thuật của truyền thông khu vực,Trung Quốc (TQ) dường như đang xây dựng một đường băng và cảng biển trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở biển Đông trong một động thái có vẻ như là bước tiếp theo trong nỗ lực yêu sách toàn bộ vùng biển có kích thước xấp xỉ Ấn Độ.


Việc mở rộng này là một phần trong những nỗ lực cải tạo nhiều rạn san hô được TQ thực hiện, Guy Stitt, chủ tịch Công ty Các nhà Phân tích và Tư vấn Hàng hải Quốc tế AMI, cho biết. “TQ vẫn tiếp tục việc củng cố từ từ yêu sách trong đường 9-đoạn”, đường này vạch ra “chủ quyền không thể tranh cãi” có chủ đích của TQ ở biển Đông. 
TQ tích cự mở rộng các chương trình trên đá Ga Ven (Gaven Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef), và việc đặt một cảng và đường băng trên đá Chữ Thập hoặc một trong những đá khác sẽ “được sử dụng để đối phó với sự hiện diện của Mỹ ở Philippines”, Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia nói.
Quân đội Mỹ bây giờ phải đối mặt với khả năng rất thực rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) sẽ sử dụng các đảo này để thực thi một vùng nhận dạng phòng không mới tương tự như cái đã tạo ra ở biển Hoa Đông hồi cuối tháng 11.
Sam Tangredi, tác giả của cuốn sách mới “Anti-Access Warfare: Countering A2/AD Strategies” (Chiến pháp chống truy cập: Các chiến lược chống truy câp/từ chối khu vực) nói rằng, một căn cứ không quân trên đá Chữ Thập sẽ cho phép TQ kiểm soát quân sự trên thực tế vùng trời trên biển Đông vì nó sẽ cho phép máy bay chiến thuật tầm ngắn với một tải trọng vũ khí lớn hơn hoạt động trong vùng trời này, một lợi thế so với việc phải đưa máy bay chiến thuật từ đất liền ra, khi xảy ra một cuộc xung đột tiềm năng.
Hải quân Hoa Kỳ sẽ không chỉ đối mặt với hải quân PLA mà còn đối mặt với không quân PLA, có thể vận hành máy bay đóng ở bờ biển chống lại tàu thuyền trên biển, và cả bộ binh TQ, vận hành kho tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của TQ, James Holmes, một giáo sư về chiến lược tại trường US Naval War College nói.
“Nếu có thể nắm giữ một lực lượng hải quân mạnh như hải quân Mỹ tại vịnh với vũ khí trên bờ,” thứ của thế kỷ 21 tương tự với pháo phòng vệ ven biển,”thì các hạm đội hải quân PLA sẽ không phải phiêu lưu ngoài các vùng biển Tây Thái Bình Dương và biển TQ”, ông nói. “Nó cũng có nghĩa là PLA không cần phải xây dựng một lực lượng hải quân lớn mạnh như hải quân Hoa Kỳ để thực hiện những gì mà lãnh đạo TQ muốn hải quân PLA thực hiện ở Đông Á”.
Tangredi cho biết, ông không tin rằng một cảng biển và đường băng trên đá Chữ Thập sẽ khả thi hoặc thậm chí sánh được với Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, nhưng “nếu kết hợp một căn cứ không quân tại đá Chữ Thập với chỗ neo đậu phát triển giữa các rạn san hô khác thì điều đó sẽ tạo thành một căn cứ hải quân đáng gờm hơn”.
Diego Garcia là một đảo san hô vòng, không phải là một rạn san hô, với một đầm phá được che chắn và đủ chỗ để phục vụ một đội tàu định vị trước, tất cả điều đó đá Chữ Thập đều không có, ông nói.
Điều đáng sợ là tất cả các bên tranh chấp khác, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia, sẽ bắt đầu xây dựng công sự trên các rạn san hô, đảo nhỏ và đá, ông Andrew Erickson, chuyên gia về hải quân TQ tại trường US Naval War College nói.
“Liệu chúng ta sẽ ngày càng chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang tăng thêm khi các bên tranh chấp đối địch củng cố các thể địa lý thuộc quyền kiểm soát của mình với các kiến trúc, tàu và cát hay không?”, Ông hỏi.
Erickson đưa ra câu hỏi rằng điều này sẽ có nghĩa là gì trong việc ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh khác đi các chuẩn mực và điều ước quốc tế hiện có như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển nếu đảo, rạn san hô và đá lại được gia cố đáng kể.
Nó sẽ có ý nghĩa gì đối với sự ổn định của biển Đông nếu có thêm nhiều đường băng quân sự được xây dựng? Dự báo của tôi: chẳng có gì tốt“, Erickson nói.
Sự quyết đoán của TQ ở biển Đông trong vài năm qua là đáng kể vì nó “trực tiếp thách thức vị thế của Mỹ như là cường quốc biển chủ yếu ở châu Á và là người giám hộ trật tự khu vực cũ”, Hugh White, tác giả của cuốn sách mới “The China Choice: Why America Should Share Power.” (“Lựa chọn TQ: Vì sao Mỹ nên chia sẻ quyền lực”) nói.
White nói rằng những ai ở Washington giả định TQ sẽ không thách thức Mỹ ở châu Á”cần phải xem xét lại đánh giá của họ và suy nghĩ sâu sắc về việc phải đối phó như thế nào”.
Ông nói rằng Hoa Kỳ không nên giả định là TQ sẽ chùn bước doquân đội Mỹ chống lại sự thách thức. Những ngày đó qua lâu rồi. Mỹ cần một “nền ngoại giao tinh vi hơn” là “tránh leo thang việc đối đầu”.
“Đòi hỏi cơ bản là Hoa Kỳ cần phải làm rõ lợi ích thực sự của mình ở châu Á-Thái Bình Dương và xác định những yếu tố nào của chiến lược châu Á là quan trọng đối với chúng ta và yếu tố nào mà chúng ta có thể sống mà không cần nó”, Stitt nói.
“Tôi nghĩ rằng sự chao đảo của nước Mỹ trong chính sách với Ukraine đã được dùng như là một chỉ dấu cho TQ khuyếchđại những nỗ lực của họ ở biển Đông”.