Hình 1 thể
hiện xu hướng xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn
từ năm 2000 đến năm 2013. Nhờ nỗ lực thúc đẩy thương mại song phương của cả hai
nước, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đều có xu hướng tăng
liên tục, ngay cả vào thời điểm Việt Nam phải hứng chịu tác động tiêu cực của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu (năm 2009).
Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc đã tăng từ 1,5 tỷ đôla Mỹ vào năm 2000
lên 3,1 tỷ đôla Mỹ vào năm 2006 và 13,3 tỷ đôla Mỹ vào năm 2013. Ở chiều ngược
lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc thậm chí còn tăng nhanh và đạt quy mô
lớn hơn, từ mức 1,4 tỷ đôla Mỹ năm 2000 lên 7,4 tỷ đôla Mỹ năm 2006 và xấp xỉ
37,0 tỷ đôla Mỹ vào năm 2013. Theo đó, cán cân thương mại có sự đảo chiều nhanh
chóng, từ thặng dư khoảng 135 triệu đôla Mỹ vào năm 2000 lên mức thâm hụt 4,3 tỷ
đôla Mỹ và 23,7 tỷ đôla Mỹ lần lượt vào các năm 2006 và 2013.
Nguồn:
Nguyễn Anh Dương (2014).
Ghi
chú: Trục bên trái thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu (triệu USD); trục
bên phải thể hiện giá trị nhập siêu (triệu USD).
Xu hướng trên chính là một nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính bền vững của cán cân thương mại và cán cân thanh toán tổng thể của Việt
Nam, nhất là trong giai đoạn từ 2007 đến nay. Trên thực tế, tỷ lệ nhập siêu từ
Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam đã tăng từ mức 15,9% năm 2001 lên
84,5% và 136,0% lần lượt vào các năm 2006 và 2011. Điều này cho thấy nhập siêu
từ Trung Quốc đang trở thành gánh nặng chính đối với cán cân thương mại của Việt
Nam, và xuất siêu từ các thị trường khác chủ yếu giúp bù đắp nhập siêu từ Trung
Quốc.
Để có cách nhìn
về các nhóm hàng một cách tập trung hơn, nhóm nghiên cứu gộp các mặt hàng thành
một số nhóm hàng lớn. Các nhóm hàng lớn bao gồm hàng tiêu dùng, hàng trung
gian, hàng hóa vốn, xăng dầu và các hàng hóa khác. Tương quan giữa các nhóm
hàng này và các mặt hàng được trình
bày trong Bảng 1. Lưu ý là
ô-tô, dù phục vụ cho gia đình hay doanh nghiệp, vẫn được tính vào nhóm hàng hóa
vốn. Đây là cách phân nhóm đã được vận dụng đầu tiên trong
nghiên cứu của Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011).
Nhóm hàng
|
Tên và mã ngành BEC
|
Hàng
tiêu dùng
|
LT-TP,
Đồ uống sơ chế, phục vụ hộ gia đình (112); LT-TP, Đồ uống chế biến, phục vụ
hộ gia đình (122); Hàng tiêu dùng (6);
|
Hàng
trung gian
|
LT-TP,
Đồ uống sơ chế, phục vụ các ngành (111); LT-TP, Đồ uống chế biến, phục vụ các
ngành (121); Hàng CN trung gian (2);
Phụ kiện và phụ tùng của hàng hóa vốn (42); Phụ tùng và phụ kiện của phương
tiện giao thông (53);
|
Hàng
hóa vốn
|
Hàng
hóa vốn (trừ phương tiện vận tải) (41); Xe chở khách (51); Các phương tiện
giao thông khác (công nghiệp) (521); Các phương tiện giao thông khác (phi
công nghiệp) (522)
|
Xăng
dầu
|
Dầu
thô hoặc các sản phẩm xăng dầu (3);
|
Hàng
hóa khác
|
Hàng
hóa khác (7);
|
Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự
(2011).
Một khía cạnh
khác cần phân tích là tác động tạo thương mại đối với từng đối tác cụ thể. Theo
đó, Bảng 2 tóm tắt số liệu xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc
theo các nhóm hàng trong giai đoạn 2000-2012. Khác với cơ cấu xuất khẩu chung, hàng trung gian
là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này. Giá trị xuất khẩu của nhóm
hàng này vào Trung Quốc đã tăng từ 213 triệu đôla Mỹ năm 2000 lên gần 1,6 tỷ đôla Mỹ năm 2006, và đạt
đỉnh 6,5 tỷ đôla Mỹ vào năm 2012. Kết quả là tỷ
trọng hàng trung gian trong xuất khẩu vào Trung Quốc đã tăng gần 4 lần trong giai đoạn 2000-2012, tức là từ
13,9% lên gần xấp xỉ 51,5% vào
năm 2008. Ngay cả vào năm 2009, xuất khẩu hàng trung gian vào Trung Quốc vẫn tăng gần 156 triệu đôla Mỹ. Tuy nhiên, do
xuất khẩu vào Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh, nên tỷ trọng của hàng trung gian xuất
khẩu đã giảm từ 49,4%
năm 2008 xuống còn 48,3% năm 2009. Tính trung bình, xuất khẩu hàng trung gian vào Trung Quốc
đã tăng 36,1%/năm
trong giai đoạn 2000-2007, và khoảng
28,6%/năm
trong giai đoạn 2007-2012.
Hàng tiêu dùng ban đầu chỉ chiếm một
vai trò khá khiêm tốn trong xuất khẩu vào Trung Quốc, song tỷ trọng và tốc độ tăng đã ấn
tượng hơn nhiều trong thời gian gần đây. Giá trị xuất khẩu của nhóm hàng
này vào Trung Quốc tăng nhẹ từ 456 triệu đôla Mỹ năm 2000 lên 516 triệu đôla Mỹ năm 2006 và 736 triệu đôla Mỹ năm 2009, sau đó
tăng mạnh lên hơn 2,8 tỷ đôla Mỹ vào năm 2012. Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng này
chỉ đạt trung bình 0,9%/năm trong giai đoạn 2000-2007, sau đó tăng lên mức
41,9%/năm trong giai đoạn 2007-2012. Theo đó, tỷ trọng của nhóm
hàng này đã giảm mạnh từ 29,7% năm 2000 xuống 13,2% năm 2006, trước khi phục hồi và đạt 22,4% vào năm 2012.
Tương tự, xuất khẩu hàng hóa vốn vào Trung Quốc còn
khá hạn chế,
và chỉ đạt khoảng trên dưới 300 triệu đôla Mỹ trong các năm 2008-2009. Trong những năm gần đây, xuất khẩu
nhóm hàng này có xu hướng tăng nhanh hơn, đạt gần 714 triệu đôla Mỹ và hơn 1,0
tỷ đôla Mỹ lần lượt vào các năm 2011 và 2012. Theo đó, xuất khẩu hàng hóa vốn
vào Trung Quốc đã tăng trung bình tới 45,4%/năm trong giai đoạn 2007-2012, qua
đó giúp tỷ trọng của nhóm hàng này trong xuất khẩu vào Trung Quốc tăng từ 4,6%
năm 2006 lên 8,2% năm 2012.
Trong các nhóm
hàng xuất khẩu khác vào Trung Quốc, nhóm hàng xăng dầu có giá trị lớn nhất, tăng
từ 834 triệu USD năm 2000 lên hơn 1,0 tỷ USD năm 2006, và hơn 2,2 tỷ USD năm 2012. Tốc độ tăng
trung bình của xuất khẩu xăng dầu sang Trung Quốc đạt 2,4%/năm trong
2000-2007, và gần
17,9%/năm
trong giai đoạn 2007-2012. Tuy nhiên, tốc
độ tăng này chậm hơn đáng
kể so với xuất khẩu vào Trung Quốc nói chung. Chính vì vậy, tỷ trọng nhóm hàng
xăng dầu trong xuất khẩu vào Trung Quốc có xu hướng giảm, từ 54,3% năm 2000 xuống
còn 33,7% năm
2006 và 17,9% năm
2009.
Như vậy, quá
trình hội nhập kinh tế từ
năm 2000 - nhất là từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - đã có
tác động tạo thương mại đáng kể đối với xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc.
Điểm tích cực là tác động này vẫn hiện hữu ngay cả trong năm 2009 - dưới tác động
của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy
nhiên, cơ cấu xuất khẩu sang Trung Quốc có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng của hàng trung gian, trong khi tỷ trọng hàng tiêu dùng và hàng hóa vốn chỉ tăng rất chậm. Như vậy,
doanh nghiệp nước ta mới dừng ở mức cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Bảng 3 trình bày cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta từ
Trung Quốc theo nhóm hàng trong giai đoạn 2000-2012. Có thể thấy tương quan của các nhóm
hàng trong cơ cấu nhập khẩu từ Trung Quốc khá tương đồng so với tương quan
trong cơ cấu nhập khẩu nói chung. Hàng trung gian cũng là nhóm hàng lớn nhất
trong nhập khẩu của nước ta từ Trung Quốc. Giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc của
nhóm hàng này chỉ đạt gần 579 triệu đôla Mỹ năm 2000, song đã tăng mạnh và đạt gần 5,0 tỷ đôla Mỹ năm 2006 và 19,5 tỷ đôla Mỹ vào năm
2012. Giá trị nhập khẩu nhóm hàng này chỉ
giảm duy nhất vào năm 2009 – khi Việt Nam hứng chịu tác động của khủng hoảng
tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng nhập
khẩu của nhóm hàng này cũng khá nhanh, lên tới 46,1%/năm trong giai đoạn 2000-2007, và 18,9%/năm trong giai
đoạn 2007-2012. Nhìn chung, tốc độ tăng nhập
khẩu hàng trung gian từ Trung Quốc còn nhanh hơn so với tăng nhập khẩu hàng
trung gian nói chung.[1]
Tỷ trọng hàng trung gian trong nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng liên tục từ
41,3% năm 2000 lên gần 67,4% năm
2006, sau đó giảm
liên tục xuống còn 51,4% vào
năm 2009 và chỉ phục hồi
trở lại trong các năm 2010-2012. Đáng lưu ý là tỷ trọng hàng trung gian thậm chí còn đạt tới
67,8% trong nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2012, tức là cao hơn cả mức đỉnh vào
năm 2006. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa nhiều vào gia công
hàng hóa trung gian nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hàng hóa vốn là
nhóm lớn thứ hai trong nhập khẩu của nước ta từ Trung Quốc. Năm 2000, nước ta mới
chỉ nhập khẩu gần 542 triệu đôla Mỹ hàng hóa vốn từ Trung Quốc, song phần nhập
khẩu này liên tục tăng và đạt 1,3 tỷ đôla Mỹ năm 2006, 4,4 tỷ đôla Mỹ năm 2008,
và 5,9 tỷ đôla
Mỹ vào năm 2012. Nhập
khẩu của nhóm hàng này từ Trung Quốc cũng tăng khá nhanh, với tốc độ trung bình
lên tới 27,5%/năm
trong giai đoạn 2000-2007, và 14,9%/năm trong giai
đoạn 2007-2012. Nhìn chung, tốc độ tăng nhập
khẩu hàng hóa vốn từ Trung Quốc nhanh hơn so với tăng nhập khẩu hàng hóa vốn
nói chung.[2]
Mặc dù vậy, tỷ trọng hàng hóa vốn trong nhập khẩu từ Trung Quốc lại giảm liên tục
từ 38,7% năm 2000 xuống 18,0% năm 2006, sau đó tăng liên tục lên 32,6% vào năm 2009 trước khi giảm tiếp xuống còn 20,6%
vào năm 2012. Đáng chú ý là tổng tỷ trọng của hàng hóa vốn và hàng
hóa trung gian trong nhập khẩu từ Trung Quốc biến động qua hàng năm, nhưng luôn
vượt mức 80% kể từ năm
2006. Nói cách khác, Việt
Nam cũng dựa khá nhiều vào máy móc, công nghệ và đầu vào phù hợp từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, máy
móc và công nghệ nguồn từ Trung Quốc hay ASEAN có vòng đời sản phẩm ngắn hơn so
với của Hoa Kỳ và EU. Vì vậy, chuyển hướng nhập khẩu máy móc và công nghệ từ EU
và Hoa Kỳ để tận dụng lợi ích từ việc gia nhập WTO cũng như tận dụng các hiệp định
thương mại song phương và khu vực đã được ký kết giữa Việt Nam và các đối tác sẽ
rất hữu ích trong việc vừa làm đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, lại vừa thúc đẩy
năng suất và công nghệ hiện đại trong nền kinh tế (Từ Thúy Anh 2009).
Nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc nhìn chung giữ tỷ trọng
khá khiêm tốn, nhất là so với nhập khẩu hàng trung gian và hàng hóa vốn. Giá trị nhập khẩu của nhóm
hàng tiêu dùng từ Trung
Quốc tăng nhẹ từ 116 triệu đôla Mỹ năm 2000 lên 429 triệu đôla Mỹ năm 2006 và hơn 1,5 tỷ đôla Mỹ năm 2012. Xét về tốc độ tăng trưởng, nhập khẩu
nhóm hàng này cũng đáng lưu ý với mức trung bình 25,1%/năm trong giai đoạn
2000-2007 và 22,7%/năm trong giai đoạn 2007-2012. Tương ứng, tỷ trọng
của nhóm hàng này đã giảm từ 8,3% năm 2000 xuống 5,8% năm 2006, sau đó dao động trong khoảng 4,5%-6,0% suốt giai đoạn
2007-2012.
Đáng lưu ý, nhập khẩu hàng tiêu dùng quá nhỏ so với nhập khẩu hàng trung gian.
Ngoài vấn đề về thống kê do không cân nhắc đủ hoạt động biên mậu, nhập khẩu
hàng tiêu dùng quá nhỏ và nhập khẩu hàng trung gian quá lớn có thể còn xuất
phát từ việc một số doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng trung gian về để thực
hiện sơ chế, dán nhãn mác lại và tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Từ những diễn biến xuất nhập khẩu nói trên, Bảng 4 thể
hiện cơ cấu hàng nhập siêu của nước ta từ Trung Quốc theo nhóm hàng trong giai
đoạn 2000-2012. Rõ ràng, hàng trung gian đóng góp nhiều nhất vào nhập
siêu của nước ta từ Trung Quốc. Giá trị nhập siêu từ Trung Quốc của nhóm hàng
này chỉ đạt gần 366 triệu
đôla Mỹ năm 2000, nhưng đã nhảy vọt lên mức 3,4 tỷ đôla Mỹ năm 2006 và hơn 13,0 tỷ đôla Mỹ vào năm 2012. Tương tự như nhập khẩu, nhập siêu của
nhóm hàng này chỉ giảm duy nhất vào năm 2009. Nhập siêu của
nhóm hàng này cũng tăng tới 50,5%/năm trong giai
đoạn 2000-2007, dù sau
đó suy giảm xuống 15,3%/năm
trong giai đoạn 2007-2012. Tỷ trọng hàng
trung gian trong nhập siêu từ Trung Quốc lại giảm từ 220% năm 2001 xuống
53% năm 2009, sau đó tăng trở lại và đạt 80% vào
năm 2012.
Hàng hóa vốn cũng có đóng góp đáng kể vào nhập
siêu của nước ta từ Trung Quốc. Năm 2000, nước ta mới chỉ nhập siêu gần 541 triệu đôla Mỹ
hàng hóa vốn từ Trung Quốc, áu đó duy trì khá ổn định cho đến năm 2004. Kể từ năm 2005, giá trị nhập
siêu của nhóm
hàng này tăng gần như liên tục, đạt 1,2 tỷ đôla Mỹ năm 2006 và 5,3 tỷ đôla Mỹ vào
năm 2011, trước khi giảm
nhẹ xuống 4,9 tỷ đôla Mỹ năm 2012. Nhập siêu của nhóm hàng này từ Trung
Quốc cũng tăng khá nhanh, với tốc độ trung bình lên tới 26,5%/năm trong giai
đoạn 2000-2007, và 11,8%/năm trong giai
đoạn 2007-2012. Tương tự như hàng hóa trung gian, tỷ trọng
hàng hóa vốn trong nhập siêu từ Trung Quốc giảm từ 312% năm 2000 xuống
29% năm 2006, sau
đó tăng lên 44% vào
năm 2009 trước khi giảm
tiếp xuống còn 30% vào năm 2012.
Trong khi đó, cơ cấu các nhóm hàng khác trong nhập
siêu từ Trung Quốc là khá nhỏ. Hàng tiêu dùng và xăng dầu thực tế còn đạt xuất
siêu với Trung Quốc, với mức thặng dư không lớn. Xuất siêu xăng dầu giảm từ 699
triệu đôla Mỹ năm 2000 xuống còn 230 triệu đôla Mỹ năm 2007, trước khi tăng trở
lại đạt 918 triệu đôla Mỹ và 458 triệu đôla Mỹ lần lượt vào các năm 2011 và
2012. Cán cân thương mại hàng tiêu dùng thậm chí còn không bền vững, với những
đảo chiều giữa xuất siêu và nhập siêu trong suốt giai đoạn 2000-2012, dù mới đạt
xuất siêu gần 1,3 tỷ đôla Mỹ vào năm 2012.
Như vậy, có thể thấy nhập siêu của Việt Nam từ Trung
Quốc xuất phát chủ yếu từ nhóm hàng trung gian và hàng hóa vốn. Xu hướng này
càng rõ hơn khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, kéo
theo sự tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất khu vực và thế giới. Nhiều doanh
nghiệp, nhà máy nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu ồ ạt từ Trung Quốc để gia
công với giá trị gia tăng thấp, phục vụ cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Trong khi đó, phần nhập siêu này ít đi kèm với gia tăng năng lực sản xuất trong
nước của Việt Nam.
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
|
Giá trị (triệu USD)
|
|||||||||||||
Hàng tiêu dùng
|
456
|
526
|
380
|
347
|
365
|
447
|
412
|
487
|
636
|
736
|
988
|
1.828
|
2.806
|
Hàng trung gian
|
213
|
231
|
264
|
463
|
727
|
923
|
1.569
|
1.839
|
2.279
|
2.435
|
4.062
|
5.787
|
6.467
|
Hàng hóa vốn
|
1
|
4
|
11
|
34
|
53
|
111
|
83
|
159
|
325
|
295
|
585
|
714
|
1.033
|
Xăng dầu
|
834
|
653
|
767
|
926
|
1.641
|
1.652
|
1.047
|
984
|
1.377
|
1.571
|
1.732
|
2.859
|
2.241
|
Hàng hóa khác
|
32
|
4
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng số
|
1.536
|
1.417
|
1.421
|
1.770
|
2.786
|
3.132
|
3.111
|
3.470
|
4.616
|
5.037
|
7.366
|
11.188
|
12.546
|
Tỷ trọng (%)
|
|||||||||||||
Hàng tiêu dùng
|
29,7
|
37,1
|
26,7
|
19,6
|
13,1
|
14,3
|
13,2
|
14,0
|
13,8
|
14,6
|
13,4
|
16,3
|
22,4
|
Hàng trung gian
|
13,9
|
16,3
|
18,6
|
26,2
|
26,1
|
29,5
|
50,4
|
53,0
|
49,4
|
48,3
|
55,1
|
51,7
|
51,5
|
Hàng hóa vốn
|
0,1
|
0,2
|
0,8
|
1,9
|
1,9
|
3,5
|
2,7
|
4,6
|
7,0
|
5,9
|
7,9
|
6,4
|
8,2
|
Xăng dầu
|
54,3
|
46,1
|
53,9
|
52,3
|
58,9
|
52,7
|
33,7
|
28,4
|
29,8
|
31,2
|
23,5
|
25,6
|
17,9
|
Hàng hóa khác
|
2,1
|
0,3
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Tổng số
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
Nguồn:
Nguyễn Anh Dương (2014).
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
|
Giá trị (triệu USD)
|
|||||||||||||
Hàng tiêu dùng
|
116
|
130
|
244
|
313
|
358
|
407
|
429
|
557
|
700
|
885
|
1.206
|
1.384
|
1.548
|
Hàng trung gian
|
579
|
645
|
1.048
|
1.676
|
2.709
|
3.526
|
4.981
|
8.227
|
9.634
|
8.451
|
12.026
|
15.251
|
19.511
|
Hàng hóa vốn
|
542
|
592
|
380
|
412
|
623
|
913
|
1.330
|
2.968
|
4.380
|
5.364
|
5.109
|
5.998
|
5.933
|
Xăng dầu
|
135
|
26
|
67
|
205
|
766
|
923
|
649
|
754
|
934
|
1.734
|
1.664
|
1.941
|
1.783
|
Hàng hóa khác
|
29
|
213
|
0
|
0
|
3
|
1
|
2
|
1
|
1
|
4
|
2
|
2
|
2
|
Tổng số
|
1.401
|
1.606
|
1.739
|
2.606
|
4.459
|
5.769
|
7.391
|
12.507
|
15.649
|
16.438
|
20.008
|
24.577
|
28.777
|
Tỷ trọng (%)
|
|||||||||||||
Hàng tiêu dùng
|
8,3
|
8,1
|
14,0
|
12,0
|
8,0
|
7,1
|
5,8
|
4,5
|
4,5
|
5,4
|
6,0
|
5,6
|
5,4
|
Hàng trung gian
|
41,3
|
40,2
|
60,3
|
64,3
|
60,7
|
61,1
|
67,4
|
65,8
|
61,6
|
51,4
|
60,1
|
62,1
|
67,8
|
Hàng hóa vốn
|
38,7
|
36,8
|
21,8
|
15,8
|
14,0
|
15,8
|
18,0
|
23,7
|
28,0
|
32,6
|
25,5
|
24,4
|
20,6
|
Xăng dầu
|
9,6
|
1,6
|
3,9
|
7,9
|
17,2
|
16,0
|
8,8
|
6,0
|
6,0
|
10,5
|
8,3
|
7,9
|
6,2
|
Hàng hóa khác
|
2,1
|
13,2
|
0,0
|
0,0
|
0,1
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
Tổng số
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
100,0
|
Nguồn:
Nguyễn Anh Dương (2014).
2000
|
2001
|
2002
|
2003
|
2004
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
|
Giá trị (triệu USD)
|
|||||||||||||
Hàng tiêu dùng
|
-340
|
-396
|
-136
|
-34
|
-8
|
-40
|
17
|
70
|
64
|
150
|
218
|
-445
|
-1,258
|
Hàng trung gian
|
366
|
415
|
785
|
1,213
|
1,981
|
2,603
|
3,412
|
6,388
|
7,355
|
6,016
|
7,965
|
9,465
|
13,044
|
Hàng hóa vốn
|
541
|
588
|
369
|
378
|
570
|
803
|
1,248
|
2,808
|
4,055
|
5,068
|
4,524
|
5,284
|
4,900
|
Xăng dầu
|
-699
|
-627
|
-699
|
-721
|
-874
|
-729
|
-398
|
-230
|
-443
|
163
|
-68
|
-918
|
-458
|
Hàng hóa khác
|
-2
|
209
|
0
|
0
|
3
|
1
|
2
|
1
|
1
|
4
|
2
|
2
|
2
|
Tổng số
|
-135
|
189
|
318
|
836
|
1,672
|
2,637
|
4,280
|
9,038
|
11,033
|
11,401
|
12,642
|
13,388
|
16,231
|
Tỷ trọng
|
|||||||||||||
Hàng tiêu dùng
|
251
|
-210
|
-43
|
-4
|
0
|
-2
|
0
|
1
|
1
|
1
|
2
|
-3
|
-8
|
Hàng trung gian
|
-270
|
220
|
247
|
145
|
118
|
99
|
80
|
71
|
67
|
53
|
63
|
71
|
80
|
Hàng hóa vốn
|
-400
|
312
|
116
|
45
|
34
|
30
|
29
|
31
|
37
|
44
|
36
|
39
|
30
|
Xăng dầu
|
517
|
-332
|
-220
|
-86
|
-52
|
-28
|
-9
|
-3
|
-4
|
1
|
-1
|
-7
|
-3
|
Hàng hóa khác
|
2
|
110
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
Tổng số
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
Nguồn:
Nguyễn Anh Dương (2014).
Một vấn đề nữa là nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
ít gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ đối tác này. Trên thực tế, đối
tác này chỉ chiếm quy mô và tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Bảng 5 cho
thấy Trung Quốc chỉ đứng thứ 5 về tổng dự án FDI, và thậm chí chỉ đứng thứ 11 về
tổng vốn đăng ký trong giai đoạn 1988-2012. Lượng vốn đăng ký của Trung Quốc
cũng rất nhỏ, chỉ chiếm hơn 2,2% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam. Thậm chí nếu
tính cả lượng vốn đầu tư từ Hồng Công thì tỷ trọng này cũng chỉ đạt hơn 7,9%.
Trên một phương diện khác, quy mô các dự án từ Trung Quốc rất nhỏ, trung bình đạt
5,2 triệu đôla Mỹ/dự án trong thời kỳ 1988-2012. Như vậy, Trung Quốc chưa phải
là một nhà đầu tư lớn ở Việt Nam và vai trò của FDI đối với nhập siêu từ Trung
Quốc còn khá hạn chế.
|
Số
dự án
|
Thứ hạng (theo số dự án)
|
Tổng
vốn đăng ký (triệu đôla Mỹ)
|
Thứ
hạng (theo vốn đăng ký)
|
|
(1)
|
Đặc khu hành chính Hồng Công
|
705
|
6
|
11.966,7
|
6
|
(2)
|
Trung Quốc
|
893
|
5
|
4.697,2
|
11
|
|
Tổng (1) + (2)
|
1.598
|
-
|
16.663,9
|
-
|
|
Tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam
|
14.522
|
210.521,6
|
|
Nguồn:
Tổng cục Thống kê.
Nguyễn Minh Cường
(2011) đã chỉ ra một số nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại nghiêm trọng với
Trung Quốc. Thứ nhất, do ngành công nghiệp phụ trợ trong nước yếu kém,
Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất
trong nước và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, do gần về mặt địa lý[3]
và Trung Quốc lại có những loại đầu vào phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp
trong nước, nên nhập khẩu từ thị trường này tăng. Thứ hai, đối với nhóm
hàng hóa máy móc thiết bị, do giá cả phù hợp với khả năng tài chính của các
doanh nghiệp trong nước và hàng sản xuất và bán trong nước không đòi hỏi khắt
khe về mặt tiêu chuẩn chất lượng nên các doanh nghiệp trong nước có xu hướng chọn
nhập các loại máy móc, thiết bị từ Trung Quốc. Thứ ba, các mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của nước ta là giày dép, dệt may, linh kiện điện tử và máy tính
thì lại xuất sang các thị trường EU hoặc Hoa Kỳ mà không thể tìm sang được
Trung Quốc do họ cũng đang có lợi thế so sánh ở các mặt hàng này. Thứ tư,
trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình và dự án
lớn, hơn nữa, các gói thầu mà các doanh nghiệp Trung Quốc trúng lại thường được
thực hiện theo hình thức EPC, có nghĩa là các nhà thầu Trung Quốc làm trọn gói
từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng, còn các chủ đầu tư trong nước
làm công đoạn cuối là vận hành và sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng các công
trình này đều nhập thiết bị, đầu vào từ Trung Quốc, qua đó làm tăng áp lực đối
với nhập siêu.
Tài liệu tham khảo
1.
Doanh, N. K. and Heo, Y. (2009), AFTA
and Trade Diversion: An Empirical Study for Vietnam and Singapore, International Area Review, Vol. 12, No. 1,
Spring.
2. Nguyễn Anh Dương (2014), Phân tích diễn
biến nhập siêu Việt Nam – Trung Quốc. Chưa xuất bản.
4.
Trang, N.T.H,
Tam, N.T.T., and Nam, V.H. (2011), An Inquiry into the Determinants of
Vietnamese Product Export, Working Paper
Series No. 2011/08, DEPOCEN.
5. Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi
Trường Giang, Phan Văn Trinh, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, và Phạm Sỹ An
(2011), Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các hiệp định thương mại
tự do đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các cơ chế hoàn thiện
cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2015.
[1] Tham khảo Trương Đình Tuyển
và cộng sự (2011).
[2] Tham khảo Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011).
[3] Cho dù những đổi mới về mặt công nghệ cho phép giảm
chi phí vận chuyển, tuy nhiên khoảng cách thương mại vẫn còn ảnh hưởng khá lớn
đến dòng thương mại hiện nay của Việt Nam
và của nhiều nước (Doanh và Heo, 2009; Trang, Tam và Nam , 2011).