Với sự chồng lấn trong các tuyên bố chủ quyền cũng như các quan hệ quyền lực đan xen phức tạp, Biển Đông đang trở thành một thùng thuốc súng nguy hiểm.
Mới đây trên Businessinsider đăng một tấm bài viết “This map shows why the South China Sea could lead to the next world war”.
Bài viết kèm theo một bản đồ khu vực Biển Đông với sự bố trí lực lượng
Mỹ và những tuyên bố chủ quyền chồng chéo mà từ đó tiềm ẩn rủi ro về một
cuộc chiến tranh thế giới tiếp theo.
Điểm nóng Biển Đông và thế bố trí của Mỹ
Bài báo
viết: Biển Đông là một thùng thuốc súng với các yêu sách lãnh thổ pha
trộn vào nguồn tài nguyên dầu và khí đốt. Hầu hết các nước trong khu vực
đều có một sự thù địch lâu dài với ít nhất một trong các nước láng
giềng khác.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông và
vì thế Bắc Kinh đang bị các nước trong khu vực nhìn với thái độ nghi ngờ
và lo ngại.
Quân đội Mỹ và Trung Quốc đều có mặt ở đó. Nhật Bản cũng đang xúc tiến xây dựng khả năng quân sự của mình khi đối mặt với mối đe dọa Trung Quốc và Việt Nam, Phillippines cũng đang nổi lên như những “người chơi”.
Bản đồ chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông với điểm nổi bật là đường 9 đoạn bất chấp pháp lý của Trung Quốc.
Biển Đông là nơi mà việc tranh giành quyền lực giữa các thế lực mới và
cũ của thế giới sẽ diễn ra. Bất kỳ sự tranh cãi nào ở đó sẽ gần như
nhất thiết phải liên quan đến Trung Quốc và Mỹ - hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cuộc đối đầu đã bắt đầu khi Trung Quốc tuyên bố tất cả mọi thứ ở Biển Đông là của nó với “đường chín đoạn” khiến gần như tất cả các nước láng giềng trở thành người tranh chấp với Trung Quốc theo các cạnh của đường yêu sách này.
Từ giữa tháng 4 đến giữ tháng 6/2014, máy bay chiến đấu Nhật đã phải
xuất kích 340 lần để ngăn chặn sự xâm nhập không phận. Những gì chưa rõ
ràng sẽ là nguyên nhân tạo ra những việc tồi tệ ở khu vực này.
Theo bài báo, hiện tại, Mỹ có sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực Biển
Đông và vùng lân cận với 39.200 quân ở Nhật Bản, 28000 quân ở Hàn Quốc,
160 ở Philippines, 140 ở Thái Lan và 30 ở Singapore.
Hiện tại Mỹ có các căn cứ ở trong khu vực và vùng phụ cận của Biển
Đông gồm Sasebo, Yokosuka, Guam. Ngoài ra, theo Hiệp định giữa Mỹ và
Philippines mới ký hồi tháng 4, Mỹ sẽ mở từ 3 đến 5 căn cứ trên lãnh thổ
nước này.
Tại Sasebo thuộc quận Nagasaki, Hải quân Mỹ có 4 tàu chiến được triển khai cố định trong đó có tàu sân bay USS Bonhomme Richard cùng một tàu đổ bộ chở trực thăng.
Yokosuka là căn cứ có ý nghĩa chiến lược đối với Hải quân Mỹ ở Thái
Bình Dương. Đây là căn cứ hậu cần cho các tàu sân bay Mỹ triển khai ở
đây.
Xa hơn về phía đông bắc Biển Đông là căn cứ Guam của Hải quân Mỹ. Đây là căn cứ lớn rất quan trọng của Hạm đội 5, Hạm đội 7, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt của Mỹ. Hết trích dẫn.
Trong khi đó, khu vực Biển Đông hiện nay có tới 5 điểm nóng có thể
bùng thành xung đột. Đó là các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Đông Sa,
Senkaku/Điếu Ngư và bãi cạn Scarborough. Trong đó Senkaku/Điếu Ngư nằm ở
biển Hoa Đông còn 4 điểm còn lại đều nằm trong đường 9 đoạn tham lam của Trung Quốc.
Nguy cơ bùng nổ chiến tranh
Sự hung
hăng của Trung Quốc đang gây ra áp lực lớn cho các láng giềng khiến họ
phải tìm đến Mỹ như một đối trọng để cân bằng. Điển hình như trường hợp
Philippines.
Hiệp định liên minh
quân sự với Philippines đã tạo thêm cho Mỹ một cơ sở nữa để tiến sâu
vào Biển Đông hơn trước đó. Nó là một bước trong chiến lược xoay trục mà
nước Mỹ đang thực hiện.
Đối phó lại, Trung Quốc cũng đang ráo riết xây dựng lực lượng quân sự
với các dự án máy bay, tàu ngầm, tên lửa siêu thanh. Nhưng ngoài mặt, họ
vẫn tỏ ra “nhún nhường” với Mỹ. Sau cuộc đối thoại Mỹ - Trung mới đây,
tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc có bài xã luận nói rằng hai nước cần tránh một cuộc “chiến tranh
lạnh”.
Nhưng báo chí Mỹ thì bắt đầu có những tiếng nói yêu cầu cần cứng rắn
hơn với Trung Quốc để ngăn chặn nước này bành trướng ở Biển Đông. Đã có
những tiết lộ của Lầu Năm Góc về biện pháp làm việc đó. Chẳng hạn cử tàu
tuần duyên tới Biển Đông hoặc xây dựng mạng lưới giám sát tàu thuyền
trong khu vực để chia sẻ cho các nước đang bị Trung Quốc gây áp lực.
Từ trước đến nay, Trung Quốc được cho là luôn lo ngại về việc dư luận
thế giới chú ý đến những hành động của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, vừa
qua họ đã đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
và chịu sự lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới nhưng họ vẫn chưa chịu
rút về. Có lẽ Trung Quốc cảm thấy họ đã đủ mạnh để có thể phớt lờ dư
luận?
Một yếu tố quan trọng nữa là quá trình đẩy mạnh vũ trang của các nước trong khu vực do áp lực từ Trung Quốc. Philippines mới đây công bố gói nâng cấp thiết bị quân sự 1,5 tỷ USD.
Nhật Bản cũng đã quyết định sửa đổi giải thích Hiến pháp bất chấp dư
luận trong nước phản đối. Trước đó, họ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm
xuất khẩu vũ khí và hợp tác quân sự để cho phép doanh nghiệp của họ
được bán vũ khí và hợp tác chế tạo vũ khí với nước ngoài. Nhật cũng đã
bằng nhiều cách gia tăng sự hợp tác về an ninh và quân sự với các nước trong khu vực để cùng chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh.
Mỹ ngày càng tăng hiện diện ở Biển Đông. Trung Quốc tăng cường năng
lực quân sự và các nước chịu áp lực từ Bắc Kinh khởi động việc nâng cấp
quân sự. Tất cả chỉ tạo ra một mối nguy cơ ngày càng lớn đối với hòa
bình ở Biển Đông.
Trần Vũ