Theo FB Giang Lê
Số
báo The Economist tuần này (28/6) có một series Special Report về Ba
lan. Loạt bài này có thể tóm tắt trong một câu: giai đoạn 25 năm sau khi
chế độ Cộng sản sụp đổ, đất nước này trải qua một thời kỳ hoàng kim tốt
nhất trong 500 năm qua. Ba lan hiện đang là ngôi sao sáng nhất trong số
các nước cựu XHCN Đông Âu.
Nhưng cũng trong số báo này có 2 bài khác nhắc đến một quốc gia Đông Âu khác ít người để ý nhưng càng ngày càng làm thế giới ngạc nhiên. Đó là Estonia, một quốc gia nhỏ trên bờ biển Baltic với chỉ 1.3 triệu dân và đã là thành viên của EMU từ năm 2011. Tallinn, thủ đô Estonia, được ví như Silicon Valley Đông Âu, birthplace của rất nhiều startup thành công mà nổi tiếng nhất là Skype và Kazaa.
Với một chính sách đầu tư mạnh mẽ vào CNTT từ thập kỷ 1990 Estonia đã trở thành một hình mẫu cho cả thế giới về chính phủ điện tử. Bài báo link bên dưới ca ngợi mô hình digital ID card của Estonia, cho rằng EU và cả thế giới sẽ đi theo mô hình đó (ngoại trừ VN vẫn đang loay hoay có để tên bố mẹ trên CMND hay không hay thẻ căn cước có thay luôn giấy khai sinh hay không).
Bài thứ hai chỉ nhắc thoáng qua Estonia nhưng làm tôi cực kỳ ngạc nhiên. Tôi đã biết Estonia có nền CNTT mạnh (cách đây chưa lâu The Economist có bài về CNTT của đất nước này), nhưng tôi không hề biết họ còn có công nghệ dầu khí cũng rất phát triển. Bài viết về oil shale trong số báo này cho biết chính phủ Jordan vừa ký hợp đồng trị giá $2.1 tỷ với Enefit, một công ty Estonia, xây dựng một nhà máy tách dầu và khí khỏi oil shale và sử dụng sản phẩm để phát điện.
Cũng như Ba lan, Estonia đã thực sự thoát ra được quá khứ XHCN nhờ những cải cách triệt để về thể chế và kinh tế. Những quốc gia đó đã đàng hoàng bước vào hàng ngũ những nước tiên tiến và cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi Estonia xếp thứ 34 còn Ba lan 52 trong bảng xếp hạng Goodness Index trong khi VN gần đội sổ (124) dù họ cũng chỉ bắt đầu cải tổ từ cuối thập kỷ 1980 như VN.
[Ngoài lề: Bài về oil shale cho biết thế giới đang bước vào một cuộc cách mạng về dầu khí lần hai (sau fracking) vì đã tìm ra công nghệ tách dầu từ oil shale rẻ và sạch. Ước tính trữ lượng dầu khí trong oil shale lớn gấp 9 lần trữ lượng dầu khí thông thường.]
Nhưng cũng trong số báo này có 2 bài khác nhắc đến một quốc gia Đông Âu khác ít người để ý nhưng càng ngày càng làm thế giới ngạc nhiên. Đó là Estonia, một quốc gia nhỏ trên bờ biển Baltic với chỉ 1.3 triệu dân và đã là thành viên của EMU từ năm 2011. Tallinn, thủ đô Estonia, được ví như Silicon Valley Đông Âu, birthplace của rất nhiều startup thành công mà nổi tiếng nhất là Skype và Kazaa.
Với một chính sách đầu tư mạnh mẽ vào CNTT từ thập kỷ 1990 Estonia đã trở thành một hình mẫu cho cả thế giới về chính phủ điện tử. Bài báo link bên dưới ca ngợi mô hình digital ID card của Estonia, cho rằng EU và cả thế giới sẽ đi theo mô hình đó (ngoại trừ VN vẫn đang loay hoay có để tên bố mẹ trên CMND hay không hay thẻ căn cước có thay luôn giấy khai sinh hay không).
Bài thứ hai chỉ nhắc thoáng qua Estonia nhưng làm tôi cực kỳ ngạc nhiên. Tôi đã biết Estonia có nền CNTT mạnh (cách đây chưa lâu The Economist có bài về CNTT của đất nước này), nhưng tôi không hề biết họ còn có công nghệ dầu khí cũng rất phát triển. Bài viết về oil shale trong số báo này cho biết chính phủ Jordan vừa ký hợp đồng trị giá $2.1 tỷ với Enefit, một công ty Estonia, xây dựng một nhà máy tách dầu và khí khỏi oil shale và sử dụng sản phẩm để phát điện.
Cũng như Ba lan, Estonia đã thực sự thoát ra được quá khứ XHCN nhờ những cải cách triệt để về thể chế và kinh tế. Những quốc gia đó đã đàng hoàng bước vào hàng ngũ những nước tiên tiến và cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi Estonia xếp thứ 34 còn Ba lan 52 trong bảng xếp hạng Goodness Index trong khi VN gần đội sổ (124) dù họ cũng chỉ bắt đầu cải tổ từ cuối thập kỷ 1980 như VN.
[Ngoài lề: Bài về oil shale cho biết thế giới đang bước vào một cuộc cách mạng về dầu khí lần hai (sau fracking) vì đã tìm ra công nghệ tách dầu từ oil shale rẻ và sạch. Ước tính trữ lượng dầu khí trong oil shale lớn gấp 9 lần trữ lượng dầu khí thông thường.]
THE
founders of the internet were academics who took users’ identities on
trust. When only research co-operation was at stake, this was
reasonable. But the lack of...