Ngày
11/7/2014, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã ra Tuyên bố số 1 về 6 ngư dân Quảng
Ngãi bị Trung Quốc giam cầm.
Song
một tin tức mới nhất từ báo chí nhà nước lại phát hiện có thêm 7 ngư dân Quảng
Bình bị tàu Trung Quốc bắt giữ từ tháng 6/2014, nhưng cho đến nay mới được công
bố, nâng số ngư dân Việt Nam bị người “đồng chí tốt” giam cầm lên đến con số
13. Trong lúc vẫn chưa có bất cứ động thái kiên quyết nào để đòi Trung Quốc phải
trả tự do cho những ngư dân bị bắt, chính quyền Việt Nam lại tự cột họ vào một
dấu hỏi rất đáng nghi ngờ về động cơ: Tại sao cho đến lúc này họ vẫn chỉ loanh
quanh với chức phận “xác định tọa độ” liên quan vụ 6 ngư dân Quảng Ngãi bị bắt?
Tại sao phải hơn ba tuần sau khi 7 ngư dân Quảng Bình lâm nạn thì tin tức mới
được nhà chức trách công khai? Trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam với lời cổ vũ
ngư dân “bám biển” sẽ trôi dạt về đâu?
Rất
nhiều dấu hiệu cho thấy việc ém nhẹm thông tin liên quan đến ngư dân bị xâm hại
trong nhiều năm qua đã thuộc về trách nhiệm của giới hữu trách Việt Nam. Thế
nhưng một điều đáng sửng sốt là lần đầu tiên thông tin đích thực về ngư dân bị
xâm hại lại đến từ một người Pháp mang quốc tịch Việt Nam - ông Andre Menras- Hồ
Cương Quyết. Mới đây trên báo chí quốc tế, ông đã loan tải về một thống kê do
ông thực hiện: “Từ năm 2002 đến nay có hơn 2.000 ngư dân Việt Nam là nạn nhân của
tàu Trung Quốc; 30 ngư dân chết hay ‘mất tích’ trên biển khi thời tiết không xấu,
120 ngư dân bị tàu đâm chìm và suýt chết, 500 ngư dân bị bắt giữ tại đảo Phú
Lâm, 130 chiếc tàu bị tịch thu…”.
Nhà
nước Việt Nam sẽ phải trả lời ra sao trước những con số và câu hỏi quá nhức nhối
và bất nhẫn trên?
Ngày 14 tháng 7 năm 2014
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
TUYÊN BỐ SỐ 1 CỦA HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP
VIỆT NAM
Về việc 6 ngư dân Việt Nam bị Trung
Quốc giam cầm
Đúng
một tuần sau khi 6 ngư dân Quảng Ngãi trong lúc đánh cá ngay trên vùng biển của
mình bị tàu Trung Quốc tấn công và bắt về phương Bắc, Bộ chính trị đảng Cộng sản
Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn nín
tiếng.
Cứ
mỗi 24 giờ người thân bị giam cầm, nỗi đau đớn của các gia đình ngư dân nghèo bị
xâm hại và hàng triệu trái tim người Việt lại nhân lên gấp đôi: ánh mắt thất thần
hướng biển trong những dự cảm bị cướp bóc, tra tấn và chưa rõ chết sống của những
ngư dân từng được nhà nước khuyến khích bám biển; cùng sự thất vọng cùng cực
trước thái độ không thể mô tả khác hơn là hổ nhục của những người vẫn tuyên bố
về “tình hữu nghị viển vông” hay “không để mất chủ quyền lãnh hải thiêng liêng
của Tổ quốc”.
Kể
từ sau Hội nghị Thành đô năm 1990 với thất lợi quá lớn cho Việt Nam trước Trung
Quốc, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc không thể là đầu môi chót lưỡi mà phải
được hiểu một cách thống thiết vào lúc mỗi công dân Việt Nam phải chịu cảnh nhược
tiểu hèn kém và ô nhục từ ngày giàn khoan HD 981 ngự trị ngay trước mũi chính
thể Hà Nội, như một cái gai nhức
nhối cứ mỗi ngày lại đâm chọc sâu hơn vào 90 triệu cặp mắt người dân Việt.
Trớ
trêu thay, trong khi tuyệt đại đa số các tổ chức chính trị và các hội đoàn của
nhà nước vẫn như chìm trong cơn á khẩu khó phương chữa trị, đã chỉ có giới báo
chí và Hiệp hội Nghề cá Việt Nam mới là những con người dám cất lên tiếng nói của
tấm lòng đồng cảm nhất với 6 ngư dân không hề và chưa bao giờ được bảo vệ của
chúng ta.
Tất
cả những gì cho tới nay mà chính quyền Việt Nam hé môi vẫn chỉ là tìm cách “xác
định tọa độ” nơi ngư dân bị bắt giữ, mà không có nổi một lời lên án Bắc Kinh tấn
công và bắt cóc đồng bào mình. Phải chăng đó là tâm địa và phương cách của Bộ
Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và giới tuyên giáo Việt Nam khi vẫn thản nhiên kêu gọi
“sẽ bảo vệ ngư dân mưu sinh”?
Cũng
không có nổi một nghị quyết dù chỉ là ám chỉ về mối “xung đột Biển Đông” sau Hội
nghị trung ương 9 và kỳ họp quốc hội thứ 7 năm 2014, cũng chưa từng biểu hiện
manh mối nào để chứng tỏ cho 90 triệu đồng bào là “sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án
quốc tế”, những người đang nắm quyền và chịu trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc
đang muốn đưa Tổ quốc Việt Nam vào số phận phụ thuộc ngoại bang thê thảm đến mức
nào?
Không
thể chấp nhận số phận không đáng phải gánh chịu của đồng bào mình, Hội Nhà báo
độc lập Việt Nam – đại diện cho trái tim và tiếng nói tự do của những người viết
báo và người dân muốn tìm ra và nói lên sự thật nhân bản dân tộc – lên tiếng
yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải có ngay hành động dứt khoát đòi Trung Quốc phải
xin lỗi, bồi thường và thả ngay 6 ngư dân Quảng Ngãi, đồng thời công bố ngay kế
hoạch khởi kiện Trung Quốc ra tòa án luật biển quốc tế cho toàn thể quốc dân đồng
bào nước Việt.
Ngày
11 tháng 7 năm 2014
Thay mặt Hội Nhà báo độc lập Việt
Nam
Phạm Chí Dũng
Lê Ngọc Thanh
Nguyễn Tường Thụy
Bùi Minh Quốc
Hãy tiếp tục ký tên ủng hộ Tuyên bố để thể hiện tình cảm với đồng bào ngư
dân Việt. Xin ghi rõ họ
tên, nghề nghiệp, nơi cư trú và gửi về địa chỉ: ijavn2014@gmail.com
DANH SÁCH KÝ TÊN ỦNG HỘ
TUYÊN BỐ SỐ 1 CỦA HỘI
NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM
Về việc 6 ngư dân
Việt Nam bị Trung Quốc giam cầm
(Cập nhật đến 18 h ngày 13/7/2014)
1. Hoàng
Vũ Trang Thùy, 65/13Bui Thi Xuan F5 QTB nghề nghiệp buôn bán
2. Hoàng
Hưng,
nhà thơ, dịch giả, thành viên BVĐ Văn đoàn Độc lập VN, TPHCM
3. Phan
Thành Khương,
Nhà Giáo, Ninh Thuận.
4. Phạm Minh Hoàng,
Tp.HCM
5. Trần
Văn Thuấn,
CNC Programmierer, Karolingerstr.32, 82205 Gilching, CHLB Duc
6. Phan Đắc Lữ
Nhà thơ, 393 QL 13 Hiệp Bình Phước Thủ Đức Sài Gòn.
7. Lê Văn Sinh, Cựu
giảng viên Khoa Sử, ĐHKHXH & NV, Hà Nội, trú tại phòng 213, nhà A11, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, tp. Hà Nội.
8. Nguyễn
Mê Linh,TS,
đảng viên đảng CSVN:Q.2 tp Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Xuân Diện, Hà Nội.
10. Chu Văn Keng, Cử
nhân Toán, Berlin, CHLB Đức
11. Tân
An Trung, Nông Gia về hưu,
Adelaide South Australia.
12. Nguyễn Thúy Bình,
278 Nguyễn Đình
Chiểu. P6. Q3. TP
hcm.
13. Lê
Văn Chinh, Kỹ
sư xây dựng, Đà nẵng.
14. Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, nhà văn, Leského 35 - Praha - CH Czech.
15. Nguyễn Quang A,
kỹ sư, 19 Đoàn Nhữ Hài, Hà Nội.
16. Lương Minh Hải, Kỹ sư
thiết kế, Đăk Lăk.
17. Lê
Anh Hùng, blogger; HKTT: Hà Nội.
18. Huỳnh
Văn Anh, kinh doanh tự
do, Phan Rang - Ninh Thuận.
19. Ngô
Văn Cương
- Country Director HEKS/EPER Swiss Interchurch Aid in Vietnam, Bình Thạnh, Sài Gòn.
20. Hà
Bình Minh, Giáo viên về
hưu , nhà thơ, Bảo Lộc , Lâm Đồng , VN
21. Nguyễn
Đào Trường CB
hưu trí, 65 phố Đinh Văn Tả, phường Bình Hàn, TP Hải Dương.
22. Trần thị Thanh Tâm,
đã nghỉ hưu, đang sống tại Ul.Rajska5 M75 varsovie Ba lan.
23. Ngoc
Dung Lê, nhà báo IFJ, tại
Châu âu.
24. Huỳnh
Đức Minh,
kỹ sư điện
toán, Florida USA.
25. Nguyễn
Văn Dũng,
Tiến Sĩ Vật
Lý, nguyên cán bộ
của Viện Khoa học Việt Nam, định cư ở Mỹ.
26. Nguyễn Quốc Quân,
tư vấn soạn thảo phần mềm vi tính, California - Hoa Kỳ.
27. Ngô
Thị
Mai Hương,
kế toán,
California - Hoa Kỳ.
28. Ts.Bs.Đinh Đức Long
TP.HCM
29. Lê
Thanh Tùng, Pv VRNs, Quận
9, Sài Gòn.
30. Hồ Quang
Huy, Ks đường
sắt, P. Ngọc Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa.
31. Phạm Ngọc Hồ
Sn 1976, chuyên viên tài chính,
47 Phù Đổng Đà lạt.
32. Nguyễn Anh Thế,
Sinh viên (nghiên cứu sinh),
Kaiserslautern, Palatinate, CHLB Đức.
33. Minh
Khanh Nguyen, researcher, Cleveland, OH, USA.
34. Nguyễn Thiện Phương,
nông dân, k2 ấp
phước
Hòa, Long Phước,
Long Thành, Đồng
Nai.
35. Nguyễn
Thăng
Long,tự
kinh doanh.Munich - Germany.
36. Nguyễn Mạnh Thành,
Cử nhân kinh tế, Sài Gòn.
37. Nguyễn Quốc Khải, Virginia, Hoa
Kỳ.
38. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Paris, Pháp.
39. Nguyễn Minh Nhựt, programmer /
designer, Tp. Hồ
Chí Minh.
40. Nguyễn Thị Thanh Bình,
nhà văn, Washington, D.C.
41. Henry
Phan, Sr. Automation & Process Engineer, 7124 Fairwood Ct, Highland, CA
92346.
42. Nguyễn
Đan Quế, Bác sĩ, Saigon.
43. Nguyễn Trọng Hoàng,
Bác sĩ Y khoa, Paris, Pháp.
44. Trần Trung Sơn, Giáo viên, TS,
Phó trưởng
khoa MBDC trường
SQKQ, Nha Trang, Khánh Hòa.
45. Huỳnh
Minh Huy, Đội
Trưởng
bảo vệ khu vực Nam Tân Uyên, Cty LiKoo ấp Bình Chánh Xã Khánh Bình Tân Uyên Bình
Dương.
46. Nguyễn Trọng Hoàng
- tiến sỹ vật
lý, Frankfurt, Cộng
Hòa Liên Bang Đức.
47. Lương Ngọc Châu,
Kỹ sư điện toán (hưu trí), Mainz, Germany.
48. Nguyễn Quang Nhàn,
Cán bộ công đoàn hưu trí Đà Lạt.
49. Frank
Minh Trịnh,
Mechanical engineer, at Canyon Swiss Inc. S.CA USA, 105 McFall lane, La Puente,
CA 91744 - USA
50. Larry
Trần,
BS, San Diego , USA.
51. Nguyễn
Đăng Quang - Đại
tá, nguyên cán bộ
Bộ Công an, Hà Nội.
52. Bùi
Ngọc
Mai,
Cử nhân Khoa học, 89/2 Duy Tân, P.15, Phú Nhuận, Tp.HCM.
53. Dương
Văn Minh, Nhân
viên hóa chất,
công ty adidas văn phòng đại
diện VN, Địa
chỉ: Số 15, tổ 1, ấp 4, An Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai.
54. Nguyễn Hồng Quân,
Kỹ sư kết
cấu công trình,
Fremont - California Hoa Kỳ.
55. Trần Minh Thạnh,
Giáo viên, Lương
Thế Vinh, P. Tân Thới Hoà, Q. Tân Phú, Sài Gòn.
56. Nguyễn Huy Canh,
giáo viên, Hải
phòng.
57. Trần Tuấn Hải, Nghề nghiệp: Ngoại thương, P. Thống Nhất, Biên Hoà, Đồng Nai.
58. Trương
Điền Quan,
Kỹ sư xây dựng, Thành phố Hồ
Chí Minh.
59. Nguyễn Thanh Thuấn, kinh doanh và
sản xuất cà phê, 33/11, Hoàng Diệu , P10, Q. Phú Nhuận, TP.HCM.
60. Dương Bích Ngọc, Kinh doanh, Hà
Nội.
61. Nguyễn Trường Nguyện, tu nghiệp sinh tại Osaka - Nhật Bản.
62. Trần
Văn Tuyến,
Nhân Viên Văn Phòng,
KCN Mỹ phước 2, Bến cát, Bình Dương.
63. Ho
Thuyet, truck driver, 21 kauri Grove Glen Waverley Vic 3150 AUSTRALIA.
64. Phạm Ngọc Minh,
kiến trúc sư, số 45 ngách 24/5 ngõ 132 đường Cầu giấy Hà Nội.
65. Hà
Quang Hải,
Kỹ sư tin học, 3/22 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
66. Nguyễn
Đắc Diên,
Bác sĩ Nha khoa, Tp.HCM.
67. Nguyễn Phương Nam,
64 tuổi, là cán bộ nghỉ hưu,
hiện ngụ tại
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
68. Trần Rạng,
nhà giáo, Saigon.
69. Lê
Nhuận
(Hải Sư), Engineer Networking, Lampson Ave,
Garden Grove, CA 92840, USA.
70. Nguyễn Duy Toàn,
Kỹ sư, Portland, Oregon, U.S.
71. Trương Chí Tâm,
cựu chiến binh Campuchia, cử nhân y khoa, TP HCM.
72. Trần Thị Thúy Lan,
Nhân viên dự
án, số 14 ngách
624/12/75 Minh Khai, Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
73. Duc
Anh Trịnh,
Director, Operations Engineering - Satelite Communication, Equipment, USA.
74. Lưu Hồng Thắng,
công nhân, Louisiana, Hoa Kỳ.
75. Linh
mục
Phaolô Nguyễn
Quốc
Hưng,
Roma, Italia.
76. Tô
Oanh, GV nghỉ
hưu, Số 6, ngõ 190/56, Nguyễn Công Hãng, TP Bắc Giang.
77. Phạm
Minh Đức,
Kỹ sư, Hà nội.
78. Vũ
Văn Khảm,
cử nhân, chuyên
viên kinh tế đã
nghỉ hưu, 14/238/292 Lạch Tray, Hải Phòng.
79. Nguyễn Trần Tuấn, công nhân, Bà Điểm, Hóc môn.
80. Triệu Sang,
Nông dân, Châu Thành, Sóc Trăng,
Việt
Nam.
81. Lê
Xuân Thiêm, kỹ
sử xây dựng, Tp.HCM.
82. Phạm Vương Ánh,
Kỹ sư Kinh tế, cựu Sỹ quan QĐNDVN, Thành phố Vinh - Nghệ an.
83. Lê
Đình Hồng,
Kế toán Hưu trí, 2481 E 28 th Ave Vancouver B.C Canada V5R 1R5.
84. Lê
Thị
Nhàn,
công nhân hưu
trí, 2481 E 28 th Ave Vancouver B.C
Canada V5R 1R5.
85. Hoang
Truong - Minneapolis - MN - USA.
86. Mai
Văn Bình, Kỹ
sư, TP. Hồ Chí Minh.
87. Phan
Thiên Vũ, Dựng Phim, 9/2 Đường
Số 4 Cư Xá Đô Thành F4 Q3 TP.HCM.
88.
Nguyễn Thịnh Lê
, Giảng viên đại
học
Humboldt-Universität zu Berlin, Unter den Linden 6, 10099 Berlin, Germany
89.
Nguyễn
Văn Thắng,
kỹ sư,
tổ viễn thông tân sơn nhất - chi nhánh viễn thông Gia Định, 127/43 Cô Giang P1, Q.phú nhuận.
90.
Hoàng Đình
Thành, KTS, Hà nội.
91.
Trần Nguyên San,
Công nhân, 2033 E. 27th Avenue, Vancouver, BC, Canada.
92.
Lê
Quang Liêm, 95 tuổi,
Hội Trưởng Trung Ương Giáo
Hội PGHH Thuần Túy tại VN, 182/6 Hồ Văn Huê, Phú Nhuận , TP.HCM.
93.
Đào Ngọc,
GĐ Kinh doanh, đã
nghỉ hưu,
Hải phòng.
94.
Phạm
Đình Trọng, nhà văn, Sài gòn.
95.
Nguyễn Minh Cần, Moswcow, Nga.
96.
Nguyễn Hữu Dõng,
Germany.
97.
Võ
Ngọc
Lục,
SN 1976, Quảng
Nam.
98.
Bùi
Quang Trung, kỹ sư xây dựng, Chelles France.
99.
Nghị Thanh Liêm,
nghề nghiệp: Bảo hiểm, 193/116 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TPHCM.
100. Trần Quốc Phú,
SN 1963, thương nhân,
15B KP 1 phường Tân Thới Hiệp quận 12 Tp Hồ Chí Minh.
101. Mục Sư Phạm Ngọc Thạch
- 72, Hòa Khánh, Ban Ma Thuột,
DakLak.
102. Phạm Phú,
Kỹ sư,
United States.
103. Khúc Thị Tình,
Doanh nhân tại CHLB Đức.
104. Larry Nguyễn, Doanh Nhân,
San Diego, California - Hoa Kỳ
105. Huỳnh Thị Thu Trang,
Chuyên Viên - Công ty Boeing, San Diego- California - Hoa Kỳ
106. Nguyễn Hồng Khoái,
Chuyên viên Kế
toán, thuế
và phân tích tài chính, 36/55/124
đường
Âu Cơ, cụm 5, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ Hà Nội.
107. Nguyễn Thanh Giang
- Tiến sỹ Địa Vật lý - Hà nội.
108. Hoàng Quân,
Kỹ sư điện
tàu, Nam kỳ
khởi nghĩa P.6 Q.3
Tp Hcm.
109. Trần Vũ Việt Trung,
Kỹ sư Cơ khí
- Cử nhân Kinh tế, tp HCM.
110. Nguyễn Thành Nhân, nhà văn/dịch giả, Sài Gòn.
111. Nguyễn Anh Duy,
nhân viên kinh doanh, 47 đường
11 kdc Him Lam, Bình Chánh.
112. Thích
Không Tánh, Sư trụ
trì Chùa Liên trì.
113. Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa,
Tổng thư ký
Hội thánh Tin Lành
Lutheran Việt
Nam-Hoa Kỳ.
114. Nguyễn Kinh Kha,
Kỹ sư tự động-Kiểm nhiệt cty PVPS Việt Nam, 27H1 Tôn Thất Tùng F7. Tp Vũng Tàu.