Nguồn: Theo Thanh Niên
(thực hiện)
Trong bài phỏng vấn này, ông Nguyễn Công Khế đã nói rất mạnh dạn những điều, gọi là cấm kỵ, mà chúng ta cũng phần nào biết đến.
Chẳng hạn như trong vụ tố cáo tham nhũng Năm Cam ông tiết lộ:
"Tuy nhiên, anh Hùng có đề nghị tôi nên gặp và trao đổi với anh Nguyễn Minh Triết, lúc đó đang là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM vì anh Triết được Bộ Chính trị giao cho chỉ đạo vụ án này. Khi gặp anh Triết, anh đọc rất kỹ một bài báo với chỉ một trang A4 của phóng viên Hoàng Hải Vân, mà anh phải đọc kỹ gần 2 tiếng đồng hồ.
Với sự thận trọng vốn có, anh chân thành nói với tôi: “Với tư cách là Ủy viên Bộ Chính trị, tôi hoan nghênh việc các anh đăng bài báo này vì rất có lợi cho quá trình kiểm điểm những đồng chí lãnh đạo cấp cao. Nhưng với tư cách là bạn, tôi khuyên anh chưa nên đăng vì sẽ rất nguy hiểm cho anh".
Đến như một ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước sau đó, người đã từng xông pha lửa đạn, mà còn khuyên lùi như vậy thì không lạ gì một Nguyễn Phú Trọng, chưa từng nếm mùi lửa đạn, chủ trương không đánh chuột để tránh vỡ bình.
Cũng nên nhắc lại trong vụ tham nhũng Năm Cam, ông Trương Tấn Sang, đương kim Chủ tịch nước, lúc đó là cấp trên của ông Triết, đã bị kỷ luật đảng.
Hoặc giả như khi Ông Nguyễn Công Khế nói: "Đến tính GDP mà theo như Thủ tướng nói cũng là con số giả thì làm sao chúng ta có thể đứng vững được trong tình hình như thế này. Những vụ thất thoát hàng tỉ đôla của những tập đoàn kinh tế lớn không được đúc kết trách nhiệm thuộc về ai, để công bố cho nhân dân được biết. Đầu tư nước ngoài đa số các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện không đúng chất lượng lại trúng thầu liên tiếp. Như vậy buộc chúng ta phải coi lại các chính sách về kinh tế, tài chính, tiền tệ. Những vấn đề nguy cấp này, chúng ta thấy báo chí ít dám đụng tới. Trước hết là do họ “ngại”, họ “sợ” chứ không phải những nhà báo thiếu hiểu biết về những lĩnh vực đó." chứng tỏ ông vẫn còn giữ được nhiệt huyết ban đầu để nói sự thật.
Ông Khế đã tâm sự " Tuổi trẻ của tôi được rèn luyện trong nhà tù. Chức vụ là để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, chứ không phải anh giữ chức để vinh thân phì gia. Nếu sợ, tôi đã không làm. Tôi đã bị trả giá nhiều lần. Tôi thấy bình thường lắm, chẳng có gì phải ân hận những việc mình đã làm".
Chúng tôi cũng hiểu rằng nói công khai những điều cấm kỵ là nói với dân, bọn tham nhũng đã ù lì rồi, những lời nói chân tình hơn 30 năm nay cũng như nước đổ đầu vịt.
Ở vị trí và với sự hiểu biết của ông, nếu ông chịu đi thêm bước nữa để cùng sánh vai với các đồng chí của ông, cũng không sợ tù đày, đang hành động để đưa đảng của ông, và của họ, trở về với dân tộc.
Được như thế có lẽ ông sẽ trả được cái nợ tinh thần của những người yêu nước nhưng đã góp phần vào cái đảng ác độc đang làm hại dân tộc hiện nay.
Dân Quyền
Ông
Nguyễn Công Khế, người đồng sáng lập báo Thanh Niên và giữ cương vị
Tổng biên tập trong suốt 23 năm, đã có nhiều cống hiến cho ngành báo chí, từng
là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, huy chương vì sự nghiệp báo chí,
hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh
Niên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về tình hình báo chí và nghề báo. Nhà báo
kỳ cựu này đã không ngại nói đến những “điều cấm kỵ” kể cả những khó khăn mà
ông đã gặp phải lúc ông làm tổng biên tập…
"Tôi
đã bị trả giá nhiều lần"
* Ông
nhận định xu hướng của báo chí hiện nay ra sao?
- Trong
thời điểm hiện nay, báo mạng là một xu hướng đang lên và báo giấy dần gặp nhiều
khó khăn. Ngay cả hai tờ nhật báo có số phát hành lớn nhất nước là Thanh
Niên và Tuổi Trẻ cũng đang có số lượng phát hành giảm đáng kể.
Báo điện tử
đang gánh một sứ mệnh quá nặng nề nhưng chưa thể hiện được hết vai trò của
mình; chưa thay thế được vai trò của báo giấy cả về chất lượng nội dung lẫn thu
hút quảng cáo.
Đa phần các
báo điện tử đang nghiêng về tin bài làm sao để có nhiều người đọc nhưng không
kịp đi vào chất lượng nội dung. Các báo chạy theo số lượng người truy cập bằng
những tin cô người mẫu này mua áo và túi xách hàng hiệu, cô diễn viên nâng cấp
vòng một, người này thay đổi chồng, người kia lấy đại gia để có biệt thự và xe
hơi sang.
Gần như tôi
thấy một xu hướng báo chí đã đánh mất tính mục đích và chức năng hữu ích của
mình.
* Nhưng
rõ ràng, báo chí đang được giao nhiều trọng trách, trong đó trọng trách chống
và phanh phui tham nhũng nhưng dường như các báo ngại đụng chạm đến?
- Đó là một
trong những nguy cơ cho đất nước, thể chế. Một khối u ác tính được bao bọc
không dám mổ xẻ chữa trị đến nơi đến chốn sẽ có lúc vỡ ra. Bệnh ung thư không
phát hiện sớm, đến lúc chuyển sang giai đoạn di căn trầm trọng thì làm sao cứu
chữa? Những người chân chính đang lo lắng cho tình trạng này.
*
Nguyên nhân của việc báo chí không dám động chạm vào những lĩnh vực nhạy cảm,
đặc biệt là chống tham nhũng, là do cơ chế hay do các tổng biên tập sợ bị khiển
trách, mất chức?
- Do cơ chế
cũng có, do sợ sệt cũng có và cả do lãnh đạo mở quá rộng vùng gọi là nhạy cảm
và vùng cấm, làm những người làm báo lo ngại.
Và theo
tôi, Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều đã có khá nhiều nghị quyết, chỉ thị về
việc chống tham nhũng. Nếu để nạn tham nhũng hoành hành như hiện nay, nhân dân
sẽ mất lòng tin, không tạo nên một nội lực mạnh để có thể đủ sức vượt qua những
khó khăn mọi mặt. Phải đánh thắng cho được giặc nội xâm đó là nạn tham nhũng
đang làm băng hoại xã hội thì chúng ta mới tập hợp được sức mạnh để chống giặc
ngoại xâm đang đe dọa từng ngày trên biên giới, đất liền và trên vùng biển của
Việt Nam.
Khi báo chí
có trong tay những bằng chứng bất kỳ cán bộ cấp nào tham nhũng thì chúng ta
phải khuyến khích để các cơ quan báo chí và các nhà báo có quyền công khai
những vụ việc đó. Chúng ta dám công khai những vụ tham nhũng lớn và các loại
tội phạm khác dính đến những người có chức quyền, thì điều đó mới nói lên sức
mạnh của chính quyền.
Chỉ có một
nhà nước mạnh, công khai và minh bạch trong thông tin, chỉ có một nền báo chí
mạnh mới dám đưa những ung nhọt ra khỏi cơ thể của mình. Một chính quyền yếu và
không minh bạch thì không thể làm chuyện đó.
Tôi tin là
không có chuyện báo chí đưa tham nhũng của vị lãnh đạo này, lãnh đạo khác ra
ánh sáng là sẽ gây xáo trộn, mất ổn định, mà tôi tin ngược lại rằng việc đó sẽ
làm cho nhân dân đủ lòng tin và ổn định được chính trị cũng như xã hội.
* Ông
là người đồng sáng lập ra báo Thanh Niên, tờ nhật báo lớn nhất nhì cả nước. Suốt hơn
hai mươi năm lãnh đạo tờ báo, có bao giờ ông phải đắn đo khi cho xuất bản một
bài báo “đụng” đến một nhân vật tầm cỡ?
- Có chứ,
sao lại không? Tôi đã từng “đụng” đến thứ trưởng Bộ Công an, những nhân vật
tương đương thứ trưởng, ủy viên Trung ương Đảng…
Ngay cả chuyên án Năm Cam, trong tài
liệu tôi cầm trên tay, đã từng liên quan đến một đồng chí thứ trưởng Bộ Công
an, sau đó lòi ra thêm 3 đồng chí thứ trưởng khác nữa. Chúng tôi đã từng công
khai việc này lên mặt báo.
Khi có tài
liệu về những người này, tôi đã điện thoại hỏi
Nếu sợ, tôi đã không làm. Tôi đã bị trả giá nhiều lần. Tôi thấy bình thường lắm, chẳng có gì phải ân hận những việc mình đã làm
Nhà báo Nguyễn Công Khế
Tuy nhiên,
anh Hùng có đề nghị tôi nên gặp và trao đổi với anh Nguyễn Minh Triết, lúc đó
đang là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM vì anh Triết được Bộ Chính
trị giao cho chỉ đạo vụ án này. Khi gặp anh Triết, anh đọc rất kỹ một bài báo
với chỉ một
Với sự thận
trọng vốn có, anh chân thành nói với tôi: “Với tư cách là Ủy viên Bộ Chính trị,
tôi hoan nghênh việc các anh đăng bài báo này vì rất có lợi cho quá trình kiểm
điểm những đồng chí lãnh đạo cấp cao. Nhưng với tư cách là bạn, tôi khuyên anh
chưa nên đăng vì sẽ rất nguy hiểm cho anh. Cho tới lúc này không phải cán bộ
cấp cao nào cũng hiểu đúng sự việc này".
Tôi về bàn
bạc với lãnh đạo một số tờ báo khác, họ cũng thấy ngần ngại. Cuối cùng tôi
quyết định đăng. Điều đó cho thấy: Việc đăng hay không đăng một bài báo, là một
quyết định rất khó khăn đối với bất cứ một tổng biên tập nào.
* Sau
khi đăng bài báo đó, ông có chịu áp lực gì không?
- Sau khi
bài báo đăng, tôi đã tắt máy điện thoại mấy ngày liền. Sau đó tôi gặp lại anh
Nguyễn Minh Triết, anh ấy nói với tôi: “Đã có rất nhiều cuộc điện thoại liên
tục cho tôi trong những ngày vừa qua hỏi về việc đăng bài báo đó”. Tôi hỏi: “Có
phải anh Nguyễn Khoa Điềm gọi cho anh không?”. Anh Triết cười: “Chẳng những anh
Nguyễn Khoa Điềm mà còn nhiều cấp cao hơn anh Điềm (trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa
Trung ương lúc bấy giờ - PV) nữa”.
- Tuổi trẻ
của tôi được rèn luyện trong nhà tù. Chức vụ là để phục vụ tổ quốc, phục vụ
nhân dân, chứ không phải anh giữ chức để vinh thân phì gia.
Nếu sợ, tôi
đã không làm. Tôi đã bị trả giá nhiều lần. Tôi thấy bình thường lắm, chẳng có
gì phải ân hận những việc mình đã làm.
* Giai
đoạn đăng loạt bài vụ án Năm Cam rất nguy hiểm, ông có được bảo vệ nghiêm ngặt
trước những phần tử xấu?
- Có. Tôi
rất cảm động việc ông Phạm Văn Đồng, lúc đó đang làm cố vấn Ban chấp hành Trung
ương, đã điện cho lãnh đạo TP.HCM là ông Nguyễn Võ Danh lúc đó làm Phó bí thư
Thành ủy, bằng mọi cách phải bảo vệ tôi và gia đình trong thời điểm đó. Công an
TP.HCM trong suốt 6 tháng trời đã cử người bảo vệ tôi cùng những thành viên
trong gia đình, để tránh sự trả thù của các đối tượng tội phạm.
Tôi có một
niềm tin là bọn xấu sẽ không làm gì được mình. Nếu tôi làm việc không chính
trực thì tôi sợ, đằng này tôi làm việc chính trực, không việc gì phải sợ. Ở
đời, rủi ro, chết sống cũng là việc bình thường.
* Lúc
nãy, ông có nói đã bị trả giá nhiều lần?
- Tôi đã
nói không bao giờ hối hận những việc mình đã làm. Tôi chỉ ân hận là mình làm
còn quá ít cho sự nghiệp báo chí, minh bạch thông tin đối với xã hội và người
đọc.
Vụ án Năm
Cam là một thắng lợi to lớn của cả chính quyền lẫn người dân khi loại khỏi xã
hội được một tập đoàn tội ác có tổ chức, ổn định trật tự xã hội. Thế nhưng, đến
giờ này, vẫn còn có “chuyện này, chuyện kia” đeo đẳng những người tham gia phá
án.
* Ý ông
nói đến việc bị trù dập sau khi rời khỏi chức vụ đối với những người phá án?
- Có đấy.
Việc ấy còn di căn đến bây giờ. Riêng tôi, dù tôi không có bị khó khăn gì lớn
do vụ việc này đem lại nhưng tôi suy nghĩ, không bao giờ ngần ngại việc mình
phải trả giá cho chuyện này, chuyện khác. Ngay cả khi không làm tổng biên tập
và giao lại cho anh chị em đi sau, tôi hoàn toàn thỏa mãn.
Ở đời, con
người không làm việc này thì làm việc khác, làm hết trách nhiệm và trách nhiệm
cao nhất đã là niềm an ủi lớn rồi. Tôi vẫn có khát vọng làm trong ngành truyền
thông cho đến khi sức khỏe không cho phép làm nữa, mới thôi.
Tôi nhớ lại
ngày mới ra tù, sau 30.4.1975, tôi công tác Đoàn chưa được nửa năm, sau đó làm
báo. Từ năm 1986, báo Thanh Niên ra mắt, chúng tôi tự cân đối thu chi
từ đó, không hưởng lương nhà nước, lại còn làm ra có lãi để đóng thuế cho Nhà
nước rất nhiều tỉ đồng.
Cả tuổi trẻ
của tôi đã bị tù đày, chiến đấu cho sự nghiệp hòa bình và thống nhất của đất
nước. Đến giờ này, suy nghĩ của tôi vẫn không thay đổi. Tôi chỉ buồn và tiếc là
xã hội ta vẫn chưa đạt được một mức sống khá giả về kinh tế đáng lẽ phải được,
người dân chưa được hưởng các quyền dân chủ một cách thực sự, trong đó sự minh
bạch về thông tin phải trở thành chính sách nhất quán từ trên xuống dưới.
|