Một trích dẫn sách
và phỏng vấn với Michael O'Sullivan, tác giả của “The Levelling”
Jun 28th 2019
by K.N.C.
Nguyễn Quang A dịch.
THẾ GIỚI có phải đã chứng kiến “dân
chủ tột đỉnh”? Có phải thế giới tương lai trong đó các xã hội với các thị
trường tự do ganh đua vì ảnh hưởng về công việc toàn cầu với các nước độc đoán
theo chủ nghĩa tư bản nhà nước? Chính các câu hỏi gợi lên một nỗi luyến tiếc
một quá khứ có vẻ đơn giản hơn. Đối với Michael O’Sullivan, trước đây là một
nhà ngân hàng đầu tư và kinh tế gia tại Đại học Princeton University, là hữu
ích hơn để xem xét tương lai.
Cuốn sách của ông O’Sullivan,
“The Levelling: What's Next After Globalization-Sự San bằng: Cái gì Tiếp Sau
Toàn cầu hoá” cho một lộ trình. Ông thấy một thế giới đa cực đang hình thành
nhưng các định chế quốc tế chưa được chuẩn bị trước cho việc này. Ông lên tiếng
lo ngại về một thế giới tăng trưởng thấp và nợ nần cao—và kêu gọi một “hiệp ước
thế giới về rủi ro” để cho các ngân hàng trung ương chỉ dùng đến các biện pháp
như nới lỏng định lượng (quantitative easing) dưới các điều kiện đã thoả thuận.
Nhưng sự định khung hấp dẫn nhất
của ông về các vấn đề là sự so sánh của ông về thế giới ngày nay với các Cuộc
tranh luận Putney (Putney Debates) của Anh Quốc thế kỷ thứ 17, khi những vấn đề
thực tế của một nền dân chủ dựa vào các quyền (rights-based democracy) lần đầu
tiên được đề ra bởi một phái gọi là “The Levellers-Những người San bằng” (mà đã
gây cảm hứng cho tiêu đề của cuốn sách). Thế giới, ông tin, sẽ tách ra thành
các nước “San bằng” mà theo các quyền và các quyền tự do, và các nước
“Leviathan-Thuỷ quái” mà thoả mãn với sự tăng trưởng do nhà nước-quản lý và ít
các quyền tự do hơn.
Như phần của sáng kiến Tương lai
Mở (Open Future initiative) của The Economist, chúng tôi đã thăm dò
các ý tưởng của ông O’Sullivan trong một phỏng vấn ngắn. Dưới cùng là một trích
đoạn từ cuốn sách của ông, về sự kết thúc của toàn cầu hoá.
* * *
The Economist: Mô tả những gì đến sau toàn cầu
hoá—ông đoán trước thế giới sẽ giống thế nào?
O'Sullivan: Toàn cầu hoá đã ở đằng sau
chúng ta rồi. Chúng ta phải nói lời tạm biệt với nó và hãy chú tâm đến thế giới
đa cực đang nổi lên. Thế giới này sẽ bị chế ngự bởi ít nhất ba khu vực lớn: Mỹ,
EU và một châu Á với Trung Quốc là trung tâm. Chúng sẽ ngày càng theo những
cách tiếp cận rất khác nhau đối với chính sách kinh tế, tự do, chiến tranh, công
nghệ và xã hội. Các nước cỡ trung như Nga, Anh, Australia và Nhật Bản sẽ vật
lộn để tìm chỗ của họ trên thế giới, trong khi các liên minh mới sẽ nổi lên,
như một “Liên minh Hanseatic 2.0” của các nhà nước nhỏ, tiên tiến như các nhà
nước Scandinavia và các nước Baltic. Các định chế của thế kỷ thứ 20—Ngân hàng
thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO)—sẽ có vẻ ngày càng không hoạt động.
The Economist: Cái gì đã giết toàn cầu hoá?
Michael O'Sullivan: Ít nhất hai thứ đã chấm dứt
toàn cầu hoá. Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chậm lại, và như một
kết quả, sự tăng trưởng đã trở nên “được tài chính hoá” hơn: nợ đã tăng lên và
đã có nhiều “hoạt động tiền tệ (monetary activism) hơn”—tức là, các ngân hàng trung
ương bơm tiền vào nền kinh tế bằng việc mua các tài sản, như các trái phiếu và
trong một số trường hợp thậm chí cổ phiếu—để duy trì sự bành trướng quốc tế.
Thứ hai, các tác động phụ, hay đúng hơn các tác động phụ được cảm nhận, của
toàn cầu hoá là rõ ràng hơn: sự bất bình đẳng về của cải, sự thống trị của các
công ty đa quốc gia và sự phân tán của các chuỗi cung toàn cầu, mà tất cả đã
trở thành các vấn đề chính trị nóng bỏng.
The Economist: Cái chết của toàn cầu hoá đã là
không thể tránh khỏi hay đã có thể (và phải) được ngăn chặn?
O'Sullivan: Một nhân tố rắc rối ở đây là
không có cơ quan hay nhà chức trách trung ương nào để định hình toàn cầu hoá,
có lẽ ngoài Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) hay có lẽ Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo nhiều cách, sự chấm dứt của toàn cầu
hoá được đánh dấu bởi sự đáp lại tồi và không dứt khoát đối với khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Nhìn chung, sự đáp lại đã là để cắt chi phí vốn và không giải
quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng. Như vậy, nền kinh tế thế
giới sẽ khập khiễng, bị nợ nần chồng chất và mắc nợ tiền dễ vay từ các ngân
hàng trung ương.
The Economist: Tiêu đề của cuốn sách đến từ
"các Leveller" trong các cuộc Tranh luận Putney của Anh trong giữa
các năm 1600. Họ đã là những ai và câu chuyện của họ có thể dạy chúng ta ngày
nay?
O'Sullivan: Các Leveller (người San bằng)
là một viên ngọc bị che giấu từ lịch sử Anh. Họ đã là một nhóm giữ thế kỷ thứ
17 ở Anh, những người đã tham gia vào các cuộc tranh luận về dân chủ mà đã xảy
ra ở một phần của London được gọi là Putney. Thành tựu của họ đã là việc soạn
ra “Một Thoả thuận của Nhân dân,” một loạt bản tuyên ngôn mà đã đánh dấu các
quan niệm phổ biến đầu tiên về cái một nền dân chủ hiến định có thể giống như
thế nào.
Các Leveller là đáng chú ý vì hai
lý do. Thứ nhất, trong khung cảnh thời gian, cách tiếp cận của họ đã mang tính
xây dựng và thực tiễn. “Thoả thuận” nói rõ những gì nhân dân muốn từ những
người cai trị họ theo một cách rõ ràng và đích xác. Thí dụ, họ đã đề xuất các giới
hạn nhiệm kỳ cho chức vụ chính trị và rằng các luật liên quan đến sự mắc nợ
được áp dụng ngang nhau cho những người giàu và nghèo.
Thứ hai, họ là đáng chú ý vì cách
phong trào đã bị huỷ bỏ và rồi bị làm tiêu tan bởi nhà lãnh đạo quân sự Oliver
Cromwell và các Grandee [các nhà Quý tộc] (các elite thời của họ). Giống nhiều
khởi nghiệp chính trị (political start-up), các Leveller đã thất bại. Việc này
phải cổ vũ số tăng lên của các đảng chính trị mới, như Change UK (được thành
lập tháng Ba 2019) và các ứng viên mới nên lọc lõi trong cách họ tiếp cận quá
trình cải cách và thay đổi chính trị.
The Economist: Ông thấy trước các định chế
quốc tế mới để thay thế các định chế thế kỷ 20 cổ xưa mà đã phù hợp với một
thời khác. Chúng sẽ hoạt động ra sao? Và các nước với các giá trị khác nhau như
vậy (tức là, "các Leveller" dân chủ, dựa vào thị trường và các xã hội
và các nền kinh tế do nhà nước quản lý, " các Leviathan") có thực sự
hợp tác?
O'Sullivan: Nhiều là từ sự tranh đua Chiến
tranh Lạnh giữa nước Nga cộng sản và Mỹ, và bây giờ một số người muốn thấy một
sự đụng độ của các nền văn minh giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuốn “Levelling”mô tả
đặc điểm một tương lai nơi có ít nhất hai cách tiếp cận đến đời sống công.
Cách tiếp cận phân biệt nhất đến
các quốc gia làm các thứ theo cách của riêng họ sẽ là cho cái mà các Leveller
có thể gọi là “các quyền của những người vốn sinh ra tự do,” hay ý tưởng về xã
hội mở. Luật lệ của các Leveller bày tỏ một công thức chính trị rất rõ ràng mà
những người Âu châu và Mỹ sẽ thừa nhận vì các giá trị của nó, tuy giảm dần
trong việc thực hành của nó.
Thách thức đối với luật lệ này sẽ
đến từ sự chấp nhận tăng lên của những cách ít dân chủ hơn để sai khiến xã hội,
ở các nước cả đã phát triển lẫn đang phát triển. Một sự đụng độ liên quan sẽ là
mong muốn của một tỷ lệ tăng lên của các cử tri để có một xã hội mở hơn khi các
nền kinh tế cũng mở ra.
Vì thế giới tiến triển theo các
tuyến của các xã hội kiểu-Leveller và kiểu- Leviathan, có khả năng rằng trong
một số nước, như nước Nga, một cách tiếp cận giống-Leviathan—tức là, trật tự để
đổi lấy nền dân chủ và các quyền bị giảm đi—sẽ là cách sống được chấp nhận. Ở
những nước khác, lý thú nhất là Trung Quốc, khi nền kinh tế của nó mất đà và
tiến triển, có thể có sự căng thẳng tăng lên giữa các nhóm có quan điểm
Leviathan (tất nhiên được các Grandee [elite] ủng hộ) và các nhóm đối lập
giống-Leveller (những người ủng hộ sự bình đẳng cơ hội và một hệ thống đa
đảng). Vai trò và các quan điểm của phụ nữ, đặc biệt ở Trung Quốc, và của các
nhóm thiểu số như cộng đồng đồng tính sẽ là mấu chốt.
Sự nổi lên của một trật tự thế
giới mới, dựa vào các khu vực lớn và mang màu sắc của các phương thức cai quản
Leveller và Leviathan, dội lại vài thời kỳ trong lịch sử. Thách thức trong vài
năm tới sẽ là cho các quốc gia định hướng-Leviathan như Trung Quốc để duy trì
sự ổn định kinh tế sao cho nạn thất nghiệp tăng lên, chẳng hạn, không phá vỡ
“khế ước Leviathan”. Như nhau, thách thức ở các nước Leveller sẽ là để duy trì
các xã hội mở, mang tính anh em đối mặt với tính hay thay đổi chính trị và kinh
tế tiềm tàng.
* * *
Tạm biệt Toàn cầu hoá
Trích đoạn từ “The Levelling:
What's Next After Globalization” của Michael O'Sullivan (PublicAffairs, 2019).
Rất có thể là tốt hơn cho những
người đã lớn lên yêu quý toàn cầu hoá để vượt qua nó, chấp nhận sự qua đi của
nó, và bắt đầu điều chỉnh với một thực tế mới. Nhiều người sẽ cưỡng lại và,
giống ba mươi lăm chuyên gia chính sách đối ngoại những người đã công bố một
quảng cáo trên tờ New York Times vào ngày 26 tháng Bảy năm 2018, dưới
đầu đề lớn “Vì sao Chúng ta Phải Duy trì Các định chế và Trật tự Quốc tế,” sẽ
cảm thấy rằng trật tự thế giới hiện tồn và các định chế của nó phải được duy
trì. Tôi không đồng ý. Toàn cầu hoá, chí ít dưới hình thức mà người dân đã
hưởng nó, đã chết rồi. Từ đây, sự trôi qua khỏi toàn cầu hoá có thể lấy hai
hình thức mới. Một kịch bản nguy hiểm là, chúng ta chứng kiến sự chấm dứt hoàn
toàn của toàn cầu hoá theo cách như thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hoá đã sụp đổ
trong năm 1913. Kịch bản này là một kịch bản ưa thích của các nhà bình luận bởi
vì nó cho phép họ để viết về những tai hoạ tận thế đẫm máu. Điều này, may thay,
là một kết cục có xác suất thấp, và với những sự tạ lỗi cho nhiều đô đốc ghế
bành trong báo giới những người, chẳng hạn, cố ý nói về một xung đột ở Biển
Đông (Biển Hoa Nam), tôi gợi ý rằng một cuộc hải chiến toàn lực giữa Trung Quốc
và Hoa Kỳ là không chắc xảy ra.
Thay vào đó, sự tiến triển của
một trật tự thế giới mới—một thế giới đa cực hoàn toàn gồm ba (có lẽ bốn, tuỳ
thuộc vào Ấn Độ phát triển thế nào) khu vực lớn, khác biệt về sự hoạt động của
các nền kinh tế, các luật, các nền văn hoá, và các mạng lưới an ninh của
chúng—rõ ràng đang diễn ra. Cảm giác của tôi là, cho đến 2018, tính đa cực đã
là một quan niệm lý thuyết hơn—cái gì để viết nhiều hơn để chứng kiến. Điều này
đang thay đổi nhanh: những căng thẳng thương mại, những tiến bộ công nghệ (như
tính toán lượng tử), và sự điều tiết công nghệ chỉ là vài trong số những chỗ
nứt mà quanh đó thế giới đang tách thành các khu vực khác biệt. Tính đa cực đang
đạt được sức kéo và sẽ có hai trục rộng. Thứ nhất, các cực trong thế giới đa
cực phải là lớn về mặt sức mạnh kinh tế, tài chính, và địa chính trị. Thứ hai,
bản chất của tính đa cực không đơn giản rằng các cực là lớn và hùng mạnh mà
cũng rằng chúng phát triển những cách khác biệt, nhất quán về văn hoá để làm
các thứ. Tính đa cực, nơi các khu vực làm các thứ một cách khác biệt và khác
nhau, là cũng rất khác với chủ nghĩa đa phương, nơi họ làm chúng cùng nhau.
Đặc biệt, Trung Quốc là lý thú
trong khung cảnh của sự chuyển từ toàn cầu hoá sang tính đa cực, nhất là bởi vì
tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 chủ tịch Trung Quốc đã đòi sự chuyển giao
vai trò quan trọng của toàn cầu hoá cho Trung Quốc. Trung Quốc đã được lợi lớn
từ toàn cầu hoá và các đồ trang bị của nó (ví dụ, tư cách thành viên WTO), và
nó đã đóng một vai trò sống còn trong động lực chuỗi cung dẫn dắt toàn cầu hoá.
Tuy vậy, các luồng thương mại vào Trung Quốc ngày càng biểu lộ một sự di chuyển
xa khỏi một thế giới được toàn cầu hoá và hướng sang một thế giới chú tâm về
mặt khu vực. Thí dụ, dữ liệu IMF cho thấy rằng trong năm 2018, so với 2011,
Cambodia, Vietnam, Lào, và Malaysia đã buôn bán nhiều hơn với Trung Quốc và
tương đối ít hơn với Hoa Kỳ. Các nước này, cùng với Bangladesh và Pakistan, đã
cho phép mình bị các mối quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc lôi kéo và
bây giờ trong quỹ đạo của nó.
Tuy vậy, bản thân Trung Quốc đã
không được toàn cầu hoá: ngày càng khó cho các công ty Tây phương để kinh doanh
ở đó với các điều kiện ngang bằng với các công ty Trung Quốc, và luồng chảy cả
tiền lẫn ý tưởng—ra khỏi và vào Trung Quốc, một cách tương ứng—bị cắt bớt.
Luồng người là một chỉ báo khác. Các luồng bên trong Trung Quốc là năng động và
có lẽ được quản lý hơn trước kia, nhưng các luồng của những người nước ngoài
vào Trung Quốc là rất nhỏ khi so sánh với các nước khác, và Trung Quốc đã thành
lập mới chỉ gần đây một cơ quan (Quản lý Nhập cư Nhà nước được tạo ra tại Đại
hội Đảng 2018) để nuôi dưỡng các luồng hướng vào. Như thế khi Trung Quốc đã trở
thành một cực chính, nó đã trở nên ít được toàn cầu hoá hơn và được cho là đóng
góp cho xu hướng tới giải toàn cầu hoá.
Trên một quy mô rộng hơn, mà
không chọn ra các nước riêng biệt, chúng ta có thể đo mức độ mà thế giới đang
trở nên đa cực bằng việc xem xét các xu hướng tổng hợp về thương mại, GDP, đầu
tư trực tiếp nước ngoài, độ lớn ngân sách chính phủ, và dân số. Tất cả những
thứ này là ít tập trung hơn nhiều, hay phân tán hơn, so với chúng thường đã là,
và chúng ngày càng tụ tập quanh vài cực. Thí dụ, trong 5 năm từ 2012 đến 2017,
toàn bộ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Australia từ Trung Quốc đã tăng với tốc
độ 21 phần trăm mỗi năm, so với 6 phần trăm từ Hoa Kỳ sang Australia, gợi ý
rằng đầu tư Á châu ở Australia đang lên.
[…]
Dù là tính đa cực dựa trên sự
phân tán gia tăng và sự khu vực hoá của sức mạnh kinh tế, nó cũng được bày tỏ
theo những cách khác, nhất là sức mạnh quân sự, các quyền tự do chính trị và
internet, sự tinh vi công nghệ, sự tăng trưởng khu vực tài chính, và một cảm
giác lớn hơn về đặc quyền văn hoá và sự tự tin. Các thứ này không được đo lường
dễ như sự đa cực kinh tế, nhưng vài bộ phận đang nổi lên. Để thử tổng hợp những
gì một cực đòi hỏi, chúng ta có thể chỉ ra theo hướng vài nhân tố ban đầu: độ
lớn GDP của một nước, quy mô dân số của nó, sự tồn tại của một di sản đế quốc,
mức độ của vai trò kinh tế khu vực của nó, quy mô và sự tinh vi quân sự của nó
(ví dụ, số chi tiêu tuyệt đối, số các máy bay chiến đấu và các chiến thuyền),
vị trí của nó theo Chỉ số Phát triển Con Người Liên Hiệp Quốc (UN Human
Development Index) tương đối với khu vực của nó, sự tham gia (hay không tham
gia) vào một nhóm khu vực (như NATO hay EU).
Theo sơ đồ này thì EU, Hoa Kỳ,
Trung Quốc, và có thể Ấn Độ là các cực, nhưng Nhật Bản và Nga sẽ không đủ tư
cách như các cực khác biệt. Nga, chẳng hạn, có điểm số tốt về những khía cạnh
nhất định của tính đa cực (ví dụ, về quân sự), nhưng trong trạng thái hiện thời
của nó nó có thể chẳng bao giờ trở thành một cực thật sự theo nghĩa được dùng ở
đây.
[…]
Con đường theo hướng tính đa cực
sẽ không trơn tru. Một sự căng thẳng là, kể từ Cách mạng Công nghiệp thế giới
đã có một điểm neo về mặt địa điểm và chiều rộng của toàn cầu hoá (Anh trong
thế kỷ thứ mười chín và Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ hai mươi). Sự thực rằng bây giờ
có ít nhất ba điểm tham chiếu đưa vào một động học mới và có lẽ không chắc chắn
đối với công việc thế giới.
Khả năng là cao cho sự ma sát, sự
hiểu lầm, và xung đột giữa những cách ngày càng khác nhau về làm các thứ ngang
các cực lớn. Về cơ bản, tính đa cực có nghĩa rằng thay cho việc nói một ngôn
ngữ chung, các cực lớn nói các ngôn ngữ chính sách khác nhau. Căng thẳng trên
cơ sở thương mại là một khả năng hiển nhiên ở đây. Một dạng căng thẳng khác là
sự khủng hoảng bản sắc được tạo ra cho các nước mà không hoàn toàn bên trong
một trong số các cực—lại lần nữa, Nhật Bản, Australia, và Vương quốc Anh là các
thí dụ hàng đầu—và sự khủng hoảng tham vọng cho các nước, như Nga, muốn là cực
nhưng thiếu khả năng cần thiết để làm vậy một cách thuyết phục. Tại mức cấp cơ
sở hơn, các hệ luỵ của sự chấm dứt toàn cầu hoá như chúng ta biết và con đường
tới tính đa cực sẽ trở nên một phần lớn hơn của cuộc tranh luận chính trị. Ở
bên lề, luồng chảy về người, các ý tưởng và vốn có thể ít toàn cầu hơn và mang
tính khu vực hơn và theo thời gian có thể được tăng cường bởi ý thức tăng lên
về khu vực hoá ngang các cực chính. Theo một cách tiêu cực, một thế giới đa cực
hơn có thể là đường phân thuỷ báo hiệu đỉnh của nền dân chủ và sự bắt đầu tiềm
tàng của những sự tranh đua bên trong các khu vực cho các quan điểm cạnh tranh
nhau về dân chủ, sức mạnh thể chế, tài quản lý nhà nước, và sự kiểm soát.
_______________
Trích đoạn từ “The Levelling:
What's Next After Globalization.” Copyright © 2019 by Michael O'Sullivan. Used
with permission of PublicAffairs (Hachette Book Group). All rights reserved.
Nguyễn Quang A dịch.