26 mars 2021

Cuộc đấu tranh cho Dân chủ đầy máu và nước mắt

Thiện Tùng

25/3/2021

Cô gái Miến can trường đấu tranh vì Dân chủ

Cuộc đấu tranh ở Miến Điện (Myanmar) giữa một bên là Quân đội đòi tiếp tục cầm quyền với một bên là Dân “bất tuân dân sự” nổi dậy bảo vệ chính quyền  Dân sự vừa thắng cử vang dội của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Đây là cuộc đấu tranh giữa Độc tài và Dân chủ đầy máu và nước mắt.


Miến Điện là một Liên bang, có nhiều sắc dân (sắc tộc), là thành viên của 10 nước trong khối ASEAN (Đông Nam Á). Sau nhiều năm cầm quyền, thể theo nguyện vọng của dân, Quân đội Miến Điện đồng thuận với các đảng phái chính trị trong nước tổ chức bầu cử thiết lập chính quyền Dân sự. 

Vào tháng 11/2020, cuộc bầu cử được tiến hành trên cà nước, kết quả: Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu thắng cử vang dội với hơn 80% số phiếu.

Bị “thua đau”, vịn cớ “cuộc bầu cử gian lận, ngày 1/2/2021, phe chính quyền Quân phiệt làm đảo chính, bắt bà Suu Kyi và nhiều người cùng đảng với bà, không cho thành lập chính quyền Dân sự, tuyên bố giữ nguyên chính quyền Quân sự do tướng Min Aungf Halaing, tư lịnh Quân đội Myanmar cầm đầu.

Bà Suu Kyi và Tư lịnh Quân đội Myanmar Min Aungf Halaing – Ảnh Reuters

Chính hành động ngang ngược, sai trái ấy của Quân đội, từ ngày 1/2/2021, nhân dân Myanmar, do tuổi trẻ khởi xướng, “bất tuân dân sự đổ ra đưng biểu tình bất bạo động, đòi tôn trọng kết quả bầu cử và thả những người bị bắt, trong đó có bà Suu Kyi.

“Tương lai nào cho Miến Điện?” -  đó là cảm thán của nhà Xã hội học Nguyễn Đan Quế  đăng trên  trang Tiếng Dân hôm 20/32021.

Dù cuộc đấu tranh bất bạo động, nhưng với bản chất quân phiệt, phe Quân đội Myanmar đàn áp không nương tay. Tính đến 20/3/2021, người dân bị chết trên 250 người, bị thương hơn 200 người và bị bắt hàng mấy ngàn người. Nhưng cuộc đấu tranh của người dân “bất tuân dân sự” vẫn tiếp tục diễn ra.(xem một số ảnh dưới)

 




Ảnh Facebook

Tương lai của Miến Điện sẽ do toàn dân Miến định đoạt, không thể trông cậy quá nhiều sự tiếp sức từ bên ngoài. Bởi vì thế giới ngày nay đã định hình 2 phe Độc tài Dân chủ, đang vận hành theo dạng “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, những tổ chức quốc tế ngày một trở nên bất lực:

-  Hội Đồng Bảo An (HĐBA) Liên Hiệp Quốc họp 2 lần, nhưng không ra được nghị quyết chung. Ngày 10/3/2021, HĐBA lại họp khẩn cấp bàn về Miến Điện: Trung Quốc, Nga,  Ấn Độ và Việt Nam quyết giữ chủ trương coi khủng hoảng Miến Điện là chuyện ‘nội bộ’ của nước nầy, không đồng ý dùng chữ ‘đảo chánh’. Sau tranh cãi kéo dài, cuối cùng HĐBA cũng chỉ lên án bạo lực nhắm vào những người biểu tình ôn hòa, trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và thanh niên (theo BBC)

-  Mạnh hơn một chút, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên hiệp Châu Âu (EU), ông Josep Borrell hôm 22/03/2021 loan báo: “Châu Âu sẽ trừng phạt 11 nhân vật Miến Điện liên quan đến vụ đảo chính đầu tháng Hai. Trong khi đó tại Miến Điện, người dân chuyển sang biểu tình ban đêm và sáng sớm để đối phó với nạn đàn áp”. (theo RFI)

-  Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt với các nhà lãnh đạo đảo chính,  cũng chỉ  đưa ra  biện pháp: Không cho Quân đội Myamar tiếp cận với quỹ chính phủ trị giá 1 tỷ đôla được giữ ở Mỹ” (theo VOA).

 

 - Các nước ASEAN (Miến Điện là thành viên) mặc dù tán thành Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, nhưng ngày 15/12/2008, các nước ASEAN họp ở Jakarta (Indonesia) thông qua quyết nghị hữu khuynh gây nhiều tranh cãi:

 

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN;

 

+Tôn trọng quyền của mọi Quốc gia bảo đảm sự tồn tại của mình và   không bị  sự can thiệp, lật đổ hay ép buộc từ bên ngoài.

 

Thế là từ đó, các nước ASEAN  tồn tại theo kiểu “có như không”, đèn nhà ai nấy sáng”, “thuyền ai nấy lạn”.

 

-  Không còn cách nào khác, các thành viên cao cấp của Đảng NLD đã tìm cách trốn thoát, thành lập nhóm mới là “Ủy ban Đại diện Pyidaungsu Hluttaw (CRPH), trong đó ông Mahn Win Khaing Than được chỉ định làm người đứng đầu. CRPH đang tìm cách để được quốc tế công nhận là chính phủ hợp pháp của Myanmar. Trong một bài phát biểu trên Facebook, Mahn Win Khaing Than nói:

" Đây là thời điểm để người dân của chúng ta thử thách khả năng chống lại Độc tài trong những thời khắc đen tối ;

" Để hình thành một nền dân chủ Liên bang thì, với anh em của tất cả mọi sắc tộc, những người đã phải chịu nhiều áp bức từ chế độ độc tài trong nhiều thập niên, cuộc cách mạng này là cơ hội chúng ta có thể cùng nhau góp sức chiến đấu ;

" Bất chấp sự khác biệt trong quá khứ, đây là lúc chúng ta phải nắm chặt tay nhau để vĩnh viễn chấm dứt chế độ Độc tài”.

(Quân đội Miến Điện coi CRPH là một nhóm bất hợp pháp, cảnh báo rằng bất kỳ ai hợp tác với họ sẽ phải đối mặt với tội phản quốc. )

Có đến 488 tổ chức xã hội dân sự Myanmar vừa ra tuyên bố chung bày tỏ sự thất vọng trước việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thiếu hành động cương quyết trước cuộc đảo chính và giết người tàn tạo của quân đội Myanmar. Đồng thời nhóm này lên án Việt Nam, Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ đã ngăn HĐBA LHQ không thông qua tuyên bố lên án nặng quân đội Myanmar. (VOA VN- 23/3/2021).

Một trong những nhà máy của người Trung Quốc ở Myanmar bị dân đốt phá (Ảnh: UDN


 Nghĩ gì về những lời nói của một phụ nữ Myanmar?

Là lãnh đạo của Ủy ban Tổng đình công của người Sắc tộc, bà Naw nói:

“ Tôi tham gia các cuộc đình công vì muốn đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn cho đứa con gái tôi mới một tuổi;

 Tôi là thành viên của Karen [một nhóm dân tộc thiểu số ở Myanmar], nên với tôi, việc biểu tình không phải là điều mới mẻ;

 “ Người biểu tình hiện đang đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và công nhận kết quả bầu cử năm 2020;

“ Nhưng người dân tộc thiểu số chúng tôi có những đòi hỏi sâu sắc hơn. Mục đích của chúng tôi  là đi đến việc thành lập một Liên minh Dân chủ Liên bang cho tất cả người dân thuộc mọi sắc tộc đang sống ở Myanmar ;

“ Chính quyền quân đội đã cai trị Myanmar bằng chiến lược chia để trị trong nhiều năm, nhưng giờ đây tất cả các dân tộc thiểu số đã thống nhất ;

“ Tôi có một người con gái mới một tuổi.Tôi không muốn con mình phải nhận hậu quả việc tôi làm. Tôi tham gia biểu tình cho tương lai con gái tôi, vì không muốn con tôi lớn lên dưới chế độ Độc tài như tôi;

“ Trước khi tham gia biểu tình, tôi đã thảo luận với chồng. Tôi dặn chồng nuôi con và vui sống nếu tôi bị bắt hoặc chết trong phong trào này;

“ Chúng tôi sẽ phải hoàn thành cuộc cách mạng này chứ không để trách nhiệm đó cho đời sau”.  -/-