05 mars 2021

Đôi điều về bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân


03/03/2021

Thiện Tùng : "Do dân tộc việt Nam ta chưa bao giờ hưởi được mùi Dân chủ, hết đời nầy sang đời khác đều sống dưới thể chế chính trị Độc tài, cử tri non kiến thức, nhẹ dạ… luôn bị lừa. Mình chỉ có đi bầu mà nói đi bầu cử -  Cử cái khỉ khô, người ta đã cử trước khi bầu?. "

 

Làm việc gì cũng vậy, không loại trừ bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, phải có ban chỉ đạo. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho dân, có quyền lực cao nhứt cấp Trung ương và Địa phương. Vì vậy, Ban chỉ đạo bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân phải cấu tạo nhiều thành phần để đảm bảo công bằng, khách quan… trong suốt tiến trình bầu cử.

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 11/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 52 bàn về bầu cử Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì khai mạc. Theo dự kiến, phiên họp sẽ diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/1.


Bầu cử là 2 từ ghép – bầu và cử,  2 động thái khác nhau theo tiến trình cử trước bầu sau. Cử người và bầu chọn người đại diện cho mình là quyền của cử tri, một sự áp đặt dầu nhỏ nào đó vào 2 tiến trính cử và bầu đều vi phạm dân quyền.

 

Để chọn người có đủ chuẩn chất, Ban chỉ đạo bầu cử nên nêu yêu cầu về tiêu chuẩn đức và độ (đức tài) để nhân dân chọn người ứng thí đại biểu QH + HĐND trên cơ sở 3 môn khoa học cơ bản: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật.

 

Nguyễn Ngọc Chu nói không sai: “Ở các nước, sau khi  bầu cử Quốc hội kết thúc, các đại biểu đã giành được các ghế trong QH thì, các đảng phái, mới ngồi lại hiệp thương, cân nhắc năng lực của từng cá nhân để phân bổ ghế trong Chính phủ. Có nghĩa là trong bầu cử không có hiệp thương, chỉ sau khi bầu cử xong mới có thể có hiệp thương để bổ nhiệm chức vị Chính phủ - Quốc hội khoá I năm 1946 của nước ta cũng thực hiện như vậy”.

Đúng vậy, nên làm như vậy - có mặt mới đặt tên. Hiệp thương cũng rất cần, nhưng hiệp thương không phải chọn người ra ứng cử mà phân bổ  số người đã trúng cử vào những vị trí thích hợp với khả năng, trình độ của họ. Vì vậy, hiệp thương chỉ được tiến hành sau kết quả bầu cử; chủ trì hiệp thương phải là Ban chỉ đạo bầu cử chớ không phải Mặt trận - Mặt trận chỉ có trách nhiệm vận động cử tri  tham gia bầu cử mà thôi.

 Nhưng từ sau Quốc hội khóa I năm 1946 đến nay, nước ta tổ chức bầu cử thì ngược lại, theo chỉ đạo của Đảng cầm quyền, “Mặt trận Tổ Quốc”- cánh tay nối dài của Đảng, tổ chức hiệp thương chia ghế đại biểu QH, Hội đồng ND trước khi tiến hành bầu cử. Vô hình trung ghế đại biểu QH, Hội đồng ND đã được dự kiến và phân bổ trước, khiến cho cuộc bầu cử trở nên hình thức, mang tình chất thủ tục, hay nói trắng ra là Dân chủ hình thức, giả hiệu.  

Do dân tộc việt Nam ta chưa bao giờ hưởi được mùi Dân chủ, hết đời nầy sang đời khác đều sống dưới thể chế chính trị Độc tài, cử tri non kiến thức, nhẹ dạ… luôn bị lừa. Mình chỉ có đi bầu mà nói đi bầu cử -  Cử cái khỉ khô, người ta đã cử trước khi bầu?.

Sau nhiệm kỳ Quốc hội lần thứ I năm 1946, ở Việt Nam, hiệp thương trước, bầu sau dẫn đến hậu quả mà Nguyễn Ngọc Chu phân tách không sai, không ngoài sự thật, khá thuyết phục:

-  Hiệp thương trước, mâu thuẩn với bầu cử sau, nó hàm chứa:“Thảo luận, thoả thuận, dàn xếp, trao đổi, thương lượng, mặc cả..v.v…

- Hiệp thương trước, bầu cử sau: “Tạo cơ hội hình thành đường dây lợi ích nhóm và đường dây chạy đại biểu QH như trường hợp bà Châu Thị Thu Nga, ông Phạm Phú Quốc… chẳng hạn”.

 -  Hiệp thương trước, bầu cử sau:“Có thể bị kẻ xấu lợi dụng làm phương tiện loại bỏ đối thủ, như lợi dụng, mua chuộc cử tri kiếm chuyện nói xấu đối thủ ngay vòng đầu khi Mặt trận lấy ý kiến dân nơi đối thủ cư trú.

 - Hiệp thương trước, bầu cử sau: “ngày một lộ ra gian dối, gian lận trong bầu cử khiến cho cử tri ít quan tâm đến bầu cử - đi bầu chỉ là nghĩa vụ chớ không có quyền lợi, đi bầu chẳng qua là để yên thân.

Chừng nào còn tồn tại hiệp thương trước, bầu cử sau thì ngày đó còn để lọt nhiều đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân chất lượng thấp và  không bao giờ có đại biểu QH, Hội đồng ND xuất sắc. Ước gì nhà cầm quyền tổ chức bầu cử Quốc hội theo khuôn mẫu bầu cử Quốc hội lần đầu tiên năm 1946 thì tốt biết mấy – Đây là ý tưởng của Nguyễn Ngọc Chu và cũng là ý tưởng của người viết bài nầy. -/-