19 mars 2021

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

Thiện Tùng

18/3/2021

 

Họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam-  Ảnh TTXVN

Trong chiến tranh, để chiến thắng đối phương, “Đảng ta” (Đảng) dùng đấu pháp  “hai chân, ba mũi”. Hai chân là chính trị+vũ trang / ba mũi là chính trị+vũ trang+binh vận -  còn gọi là  “ba mũi giáp công”.  

 

Trong thời bình, để cai quản “chặt chẽ” đất nước, Đảng cải biên đấu pháp thời chiến hình thành “Hệ thống chính trị” chiến lược gồm 3 thành phần “Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc”, cũng thực hiện ba mũi giám công.


Phong kiến xưa có 1 vua,  tập quyền cao độ, Đảng CSVN phân quyền theo thể thức “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

 

“Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, vô hình trung là vua tập thể. Vua tập thể không dừng lại ở cấp Trung ương mà hình thành theo hệ thống dọc từ Trung ương đến Cơ sở. Tập thể vua Trung ương là Bộ Chính trị Đảng; tập thể vua Địa phương, Cơ sở và Cơ quan là Ban thường vụ Đảng ủy. Về số lượng: Bộ Chính trị khoảng 17 đến 19 vị / Địa phương từ 7 đến 9 vị / Cơ sở và Cơ quan từ 5 đến 7 vị.  Để tránh “cá Mè một lứa” khó làm việc, Đảng  mới phân ra thứ hạng vua. Thiết kế bộ máy cai trị theo hình chốp: quyền uy nhứt nước là Tổng Bí thư Đảng, quyền uy nhứt từng Địa phương, Cơ sở và Cơ quan là Bí thư Đảng ủy. Từ đó mới xuất hiện “vua của vua” – vua cha vua con, nạn tranh giành ngôi thứ xuất hiện ngày một đậm độ.

 

 Để làm tốt vai trò lãnh đạo Nhà nước và Xã hội, Đảng CSVN thiết lập hệ  thống  chính quyền “Chuyên chính vô sản”. Để chính quyền chuyên chính vô sản ngày một vững mạnh, Đảng CSVN thiết lập “Hệ thống chính trị” gồm “hệ Đảng, hệ Nhà nước và hệ Mặt trân Tổ quốc”, đây là những cánh tay nối dài, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng thông suốt từ Trung ương đến Cơ sở.

 

Thiết kế “Hệ thống Chính trị” 3 thành phần, 3 mũi giáp công tạo thế đứng vững như “kiềng ba chân”- ghế 4 chân chỉ cần 1 chân chênh lệch cao thấp một chút là nó gập ghềnh, còn ghế 3 chân nếu chênh lệch 1 chân nó chỉ hơi nghiêng chớ không gập ghềnh – thử thực nghiệm sẽ rõ.

 

“Hệ thống Chính trị” 3 thành phần, hoạt động theo phương thức “ba mũi giáp công” thể hiện cụ thể như sau:

 

1/ Hệ thống Đảng

 

Ban Bí thư Trung ương Đảng: Đứng đầu là Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị cai quản các thành viên trong Ban Bí thư. Mỗi thành viên trong Ban Bí thư  trực tiếp chuyên trách 1 Ban trong hệ thống Đảng: 

 

-  Ban Tổ chức: chuyên lo tổ chức, quản lý, bổ nhiệm cán bộ đảng viên vào những chức vụ chủ chốt thuộc hệ thống chính trị - gọi là Đảng đoàn…

 

-  Ban Tuyên Giáo:  Có trách nhiệm quản lý về tư tưởng, văm hóa…. , ngoài tổ chức bộ máy mang họ Tuyên suốt theo chiều dọc từ Trung ương đến Cơ sở; còn  phải viết “kịch bản” cho dàn nhạc: Dân vận, Mặt trận, Thông tin Truyền thông… trỗi lên từng hồi, từng chập theo định hướng để trên dưới một lòng, tránh nạn “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”…

 

-  Ban Kiểm tra: Điều tra, giám sát hành động cán bộ đảng viên; đề xuất khen thưởng, đề bạt những cán bộ đảng viên làm tốt, kỷ luật những đảng viên sai phạm…

   

-  Ban Nội chính: quản lý chính trị nôi bộ….

 

-  Ban Dân Vận: Có trách nhiệm truyền đạt, vận động nhân dân thực hiện  đường lối,chủ trương, chính sách… của Đảng…      

 

-  Quân ủy:  giáo dục Quân đội phải trung với Đảng, với Nước, với Dân” –

   Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thường nhắc nhở như thế.

 

-  Đảng ủy Công an:  phải giáo dục lực lượng Công an “Chỉ biết còn Đảng còn mình”- lời của Bộ trưởng Công an Tô Lâm vừa nói trong cuộc họp ngành Công an. Câu nầy cũng từng được ghi trên bảng tại trụ sở Bộ Công an 44 Yết Kiêu Hà Nội. 

 

-  Ban Kinh tế:  Phải nghiên cứu đề xuất kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế và thủ vai hậu cần, chuyên lo “cơm, áo, gạo, tiền…” cho bộ máy “Chuyên chính Vô sản”.

 

2/ Hệ thống Nhà nước (Chính phủ) 

 

Bộ máy Nhà nước: Cấp trung ương: đứng đầu chính phủ là Thủ tướng chính phủ, kế đến là các phó thủ tướng, chia nhau cai quản các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và những cơ quan trực thuộc. Cấp địa phương và cơ sở: đứng đầu là các vị Chủ tịch, kế đến là các vị phó Chủ tịch, chia nhau quản lý các sở, ban, ngành…trực thuộc cấp mình.

 

Hệ thống bộ máy Nhà nước quản lý mọi mặt Kinh tế, Văn hóa, Xã hội từ trung ương đến cơ sở. Nói cho dễ hình dung về cách quản lý hệ thống Nhà nước Việt Nam hiện nay:“nắm dài tóc chớ không nắm trọc đầu”, theo kiểu chẳng khác mấy thời vua chúa xưa: “Bộ chộ khu, tru trù tỉnh, tỉnh chỉnh huyện, huyện khiển xã, xã nã thôn, thôn dồn dân, dân tần ngần với người thân”

 

3/ Hệ thống Mặt trận Tổ quốc 

 

 Mặt trận Tổ quốc: Mặt trận Tổ quốc là thành viên của hệ thống chính trị, đại diện cho những Đoàn thề quần chúng - những tổ chức mệnh danh như là “Xã hội Dân sự”, gồm:

 

- Đoàn Thanh niện Cộng sản, lực lượng hậu bị của Đảng – ấu chúa.

 

-  Liên đoàn Lao động (Công đoàn), đại diện cho giai cấp Công nhân- Giai cấp Công nhân là nguồn gốc xuất thân của Đảng CSVN. 

 

-  Hội Nông dân, đại diện cho giai cấp Nông dân, là chủ lực quân của  “Cách mạng  Vô sản”.

 

- Các tổ chức mang tính chất giới như: Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên, Hội Sinh

viên+Học sinh, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia, Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Chất độc Da cam và Hội.. ..v.v…

 

Những tổ chức Xã hội Dân sự do Mặt trận Tổ quốc đại diện  được Đảng ưu ái

lạ thường: 

 

+ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp Trung ương bao giờ cũng là thành viên của Bộ Chính trị / Chủ tịch Mặt trận Địa phương và Cơ sở bao giờ cũng là thành viên của Ban thường vụ đảng ủy cấp đó.

 

+ Tồ chức Xã hội Dân sự là tổ chức quần chúng, lẽ ra chúng phải tự túc tự cấp. Đàng nầy, Đảng CSVN sở hữu hóa (Quốc doanh hóa) chúng bằng cách dùng công quỷ trả lương để bắt buộc chúng toàn tâm toàn ý  phục vụ nhiệm vụ chính trị trong  hệ thống chính tri.

 

Vì bị chính trị hóa, những tổ chức quần chúng, nhứt là tổ chức Nông, Thanh, Phụ, không có hoặc có rất ít hội viên. Dàn lãnh đạo được Đảng trả lương nên ít quan tâm đến hội viên. Họ hoạt động theo kiểu “ăn cơm chúa múa tối ngày, được chăng hay chớ”. Trong quan hệ giao tiếp, họ như những quan thừa sai, thủ vai đại diện cho Đảng hơn là đại diện cho hội viên. Vì vậy hội viên chán, bỏ cuộc không còn là cá biệt. 

 

 Trước sau như một, “Hệ thống chính trị cai quản xã hôi bằng 2 biện pháp “bàn tay nhung”“bàn tay sắt”: Khi Ban Tuyên Giáo, Ban Dân vận, Mặt trận, Thông tin Truyền thông… dùng “bàn tay nhung” không hiệu quả thì mới đến lượt lực lượng vũ trang (Công an+Quân đội) dùng “bàn tay sắt”.

 

Nếu những gì tôi vừa kể trên không ngoài sự thật thì, “Hệ thống chính trị     là những cánh tay nối dài, có nhiệm vụ bảo vệ  chế độ chình trị hiện hành.

 

Nhờ áp dụng chiến thuật 2 chân “chính trị và vũ trang”, nhờ sử dụng triệt để   “bàn tay nhung”“bàn tay sắt”, đảm bảo cho Đảng CSVN cai quản được xã hội Việt Nam với gần 100 triệu dân theo ý muốn của mình. Trước những  thành quà đã đạt được, Đảng CSVN tung ra câu:“Đảng CSVN quang vinh muôn năm !” ?   -/-