24 mars 2021

Danh càng cao, họa càng nhiều

Nguyễn Phú Trọng (2014): “Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình…”.

Nguyễn Huy Thiệp (“Sang sông”, 1989): "Trời! Anh ấy dám đập vỡ bình! Thật đúng là một anh hùng! Một nhà cách mạng! Một nhà cải cách!"


Nguyễn Huy Thiệp
(1950-2021)

Năm 1987, khi quyết định in Tướng về hưu trên tờ Văn nghệ, mặc dù chưa hề nghe tên Nguyễn Huy Thiệp nhưng nhà văn Nguyên Ngọc nhận thấy trong Tướng về hưu có năng lượng đối đầu trực diện với các vấn đề nóng bỏng của đời sống và tin rằng sau truyện ngắn này, dù nói ra hay không, giới cầm bút từ nay sẽ không thể viết như trước được nữa.

Kể từ đây, Nguyễn Huy Thiệp được coi là tác giả văn chương nổi bật nhất của văn học Việt Nam hơn ba thập niên qua.


Có lẽ từ khi xuất hiện trên văn đàn tới sau này, ưu tư lớn nhất của ông là về sự tha hoá của con người trong cơn lốc của cuộc sống hiện đại. Chỉ một chi tiết, lướt vào một góc của đời sống là thấy cái nhìn nhân bản của ông.

Nguyễn Huy Thiệp kể "tôi đi thăm mấy nhà trọ của khu công nghiệp Bình Dương, thấy nhiều đôi trai gái đẻ con không đủ tiền nuôi, đem cho một cách thản nhiên. Một người đàn ông làm từ thiện phải than trời vì nhiều trẻ bị bỏ rơi đến nỗi ông nhận không xuể. Cái ác phổ biến đến nỗi người ta không biết đó là ác nữa.

Nếu chỉ nhìn những khu công nghiệp hào nhoáng, làm sao thấy được những nhà trọ chật chội đầy trẻ con có cha mẹ mà vẫn mồ côi, những người công nhân cuộc sống ức chế, thiếu hụt nghiêm trọng cả về đời sống tinh thần, vật chất. Chứng kiến những điều đang diễn ra, tôi đau lòng, giật mình. Chúng ta đâu cần phải hoành tráng, hào nhoáng, hãy phát triển từ từ để nâng cao trình độ dân chúng. Hoà nhập thế giới là chơi với người giỏi hơn mình, nếu không vững sẽ rất dễ bị áp đặt luật chơi của họ. Trong xã hội chỉ có một bộ phận theo kịp, nhưng dân chúng thì bị thiệt thòi rất nhiều. Bất ổn từ đó mà sinh ra".

Nguyên Ngọc

21 tháng 3 /2021  ·

https://tiasang.com.vn/.../danh-cang-cao-hoa-cang-nhieu-5046