Theo Vietinfo.eu
Biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh
Chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những chỉ trích và các ý kiến bất đồng nhằm phản đối lại tư tưởng độc đoán do Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra và duy trì. Trong tháng Tư, chính quyền đã thả ít nhất 5 nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng và tù nhân chính trị nổi tiếng - hai trong số họ, khẳng định rằng, họ được thả dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Hòa Kỳ.
Sự thật là các chính trị gia nước ngoài ngày càng chỉ ra sự vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam. Tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện đang trải qua thời kỳ phục hưng. Mọi người dường như ít sợ, đó là khẳng định của những người nước ngoài trở về từ Việt Nam trong những tháng gần đây.
Cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh Ảnh: CTK / AP
Điều này được phản ánh đầy đủ vào tháng 5 năm nay, khi tại Hà Nội và các thành phố khác người dân biểu tình phản đối việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào trong vùng biển tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc, hoặc biển Đông theo cách gọi của người Việt Nam.
Sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra các vụ tấn công nhắm vào nhà máy Trung Quốc. Đã có một vài công nhân Trung Quốc bị thương và hai người đã thiệt mạng trong vụ bạo động.
Hôm 11. 05. 2014, ngay tại Praha, đã có khoảng vài trăm người, mà theo các nhà tổ chức là gần hai ngàn người Việt đang sinh sống tại C.H Séc đã biểu tình chống hành động hung hăng của Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc. Tất cả diễn ra trong hòa bình.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đẩy chính phủ Việt Nam vào trong một tình huống tế nhị: một mặt cho phép mọi người biểu tình để phản đối chính sách đối ngoại hung hăng của Trung Quốc, nhưng mặt khác nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc trên quy mô lớn vào Trung Quốc. Đó là việc nhập khẩu hàng hóa và năng lượng của Trung Quốc. Thời báo Financial Times và các phương tiện truyền thông Việt Nam dẫn lời Cục Thống kê Việt Nam cho thấy thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 23,7 tỉ USD.
Trong thời gian dài Việt Nam đang vật lộn với nền kinh tế bị suy thoái. Đây không chỉ là một hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, mà còn của lạm phát và mất giá tiền tệ do các chính sách kinh tế của chính phủ gây ra.
"Nền kinh tế Việt Nam chuyển mình vào năm 1986 từ một cơ chế nhà nước quản lí sang kinh tế thị nhiều thành phần, nhưng chỉ là sân chơi của các công ty lớn và các công ty nhà nước," nhà Việt Nam học Lada Homutová của khoa Triết học, Đại học Charles cho biết. Qua các cuộc biểu tình chống lại hành động của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam cũng phản ánh sự bất mãn của người dân Việt Nam với các nhà lãnh đạo của mình.
Vì vậy, đối với các nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam, quan trọng nhất là duy trì lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, những người có nhà máy ở Việt Nam đối với hàng hóa có thương hiệu. Nhưng nó cũng liên quan đến số phận của các cuộc đàm phán đang diễn ra về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ. Họ là một thị trường xuất khẩu quan trọng đối với hàng hóa Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với thị trường Trung Quốc. Vì thế vào giữa tháng Tư, chính phủ Việt Nam đã thả một số tù nhân chính trị. Ít ra đó là lôgíc nằm đằng sau các bước đi có chủ đích của chính phủ Việt Nam, theo nhận định của Trần Quang Thanh, một nhà báo Việt Nam hiện đang sống tại Cộng hòa Slovakia. Năm 1991, sau khi ông viết một loạt các bài báo về tham nhũng và buôn bán người được chính quyền làm thinh cho phép, ông đã bị một kẻ tấn công không rõ danh tính tạt axit vào mặt. Ông bị bỏng 80 phần trăm cơ thể, một con mắt mù hoàn toàn và con mắt thứ hai mất thị lực 90 phần trăm.
Ông Trần Quang Thành thì lại cho rằng đó là một chiến thuật rất đơn giản của chế độ: mặc dù họ thả một số tù nhân, nhưng sau đó lại bắt giữ rất nhiều người. Nó đã được sử dụng vào lần cuối cùng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Một trong những tù nhân chính trị được thả vào tháng Tư, là Nguyễn Tiến Trung. Ông bị bắt năm 2009 và bị kết án đến bảy năm tù theo Điều 88 với âm mưu lật đổ chính phủ của Việt Nam. Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983, và năm 2006 ông cùng môt số bạn bè thành lập Tập hợp Thanh niên Dân Chủ và tham ra Đảng Dân Chủ Việt Nam. Khi nghiên cứu ở nước ngoài ông có cơ hội tiếp xúc với cả các chính trị gia Mỹ và đại diện của Ủy ban châu Âu và dành được sự ủng hộ của họ cho sự nghiệp đấu tranh của ông.
Ngay cả Liên minh châu Âu cũng là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, trong năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 24 tỷ euro. Các doanh nghiệp châu Âu là các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Vào cuối tháng ba đã diễn ra vòng đàm phán thứ 7, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) Và như các câu trả lời toàn diện của John Clancy, người phát ngôn của Ủy viên châu Âu về Thương mại .
Karel de Gucht, các cuộc đàm phán diễn ra trong một bối cảnh chính trị rộng lớn hơn của Hiệp định về quan hệ đối tác và hợp tác, mà trong đó chủ đề quan trọng hàng đầu được đặt ra với đối tác thương mại tương lai của EU là phải tôn trọng nhân quyền. Mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực này cũng ảnh hưởng đến quà trình đàm phàn. Cuối cùng, như ông John Clancy đã viết, tất cả các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, cũng bao gồm điều khoản yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các thỏa thuận về bảo vệ môi trường.
Nhà báo lưu vong Trần Quang Thành cảm nhận rằng việc thả các tù nhân chính trị vào tháng Tư có mối quan hệ trực tiếp với các cuộc đàm phán thương mại của Việt Nam, đặc biệt là về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng ông cũng chỉ ra các báo cáo của Human Rights Watch hoặc Ân xá Quốc tế đề cập đến các hành vi tàn bạo tại các đồn cảnh sát, đánh đập trong tù và điều kiện nhà tù khắc nghiệt. Do đó ông kêu gọi triển khai phái đoàn quốc tế đến Việt Nam, trong đó sẽ kiểm tra điều kiện trong các nhà tù địa phương. Cùng có quan điểm tương tự như trên là blogger và nhà hoạt động Việt Paulo Thành Nguyễn, ông là người hoạt động Công giáo và ông đã đăng các bài báo công bố trên Facebook và các trang blog nổi tiếng của Việt Nam về sự mất ổn định trong xã hội Việt Nam và kinh nghiệm của mình đối phó với cảnh sát.
Ông cũng nhìn nhận việc thả một số bất đồng chính kiến vào tháng tư vừa qua chỉ sự kiện mà chính phủ Việt Nam thực hiện nhằm che mắt dưới áp lực quốc tế nhằm thu được lợi ích, chẳng hạn như các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nguyễn Tiến Trung chỉ ra rằng mặc dù Việt Nam đã ký kết Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và một số luật pháp quốc tế, vẫn còn rất nhiều người dân trong tù vì lý do chính trị.
Điều này, theo ông cho thấy sự thiếu ý chí chính trị và lương tâm của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, thậm chí ngay bản thân ông cũng không phải hoàn toàn được tự do. Hiện tại ông phải mất thêm ba năm quản thúc tại gia, có nghĩa là không thể rời khỏi khu vực của ông. Cảnh sát và An ninh được liên tục theo dõi ông đi đâu và gặp gỡ với ai và cũng ghi lại tất cả các cuộc điện đàm qua điện thoại của ông.
Đảng Dân Chủ Việt Nam và Tập hợp Thanh niên Dân Chủ được ông thành lập vẫn hoạt động ngay cả tại thời điểm khi ông bị giam giữ. Trong thời gian đó, theo lời ông nói, toàn bộ phong trào dân chủ đã có những bước tiến triển nhảy vọt. Ông cũng hy vọng rằng các chính phủ châu Âu sẽ bảo vệ và tiếp tục giữ đúng các nguyên tắc về các vấn đề quan trọng cho sự nghiệp phát triển của tự do và dân chủ. Và họ nên nhấn mạnh vào nó, như các điều khoản quan trọng khi đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Việt Nam.
Tác giả: Daniela Vrbová, Kamila Schusterová (Đài truyền thanh Séc) Người dịch: NHQ (Vietinfo.eu) (vietinfo.eu)