Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên
Hai nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra
những lập luận chặt chẽ, thuyết phục về tính phi pháp của việc hạ đặt
giàn khoan Hải Dương-981 trước nhận định sai lầm của một chuyên gia nước
ngoài.
Sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang
Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam, tiến sĩ (TS) Sam Bateman, một
chuyên gia kinh nghiệm về biển Đông (Trường Nghiên cứu quốc tế
S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã có bài phân tích
biện hộ cho động thái phi pháp này. Ngay sau đó, TS Dương Danh Huy (một
nhà nghiên cứu về biển Đông sống tại Anh) và TS Phạm Quang Tuấn (Đại học
New South Wales, Úc) đã có bài phản biện phủ nhận những luận điểm vô
lý trong phân tích của ông Bateman. Mỗi bên đã đưa ra 2 bài phân tích.
Trả lời Thanh Niên, các chuyên gia trung lập đều có chung nhận xét: Lập luận từ phía hai nhà nghiên cứu Việt Nam mang tính thuyết phục rất cao. Giáo sư Stein Tonnesson (Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế, Na Uy) nói với Thanh Niên: “Trong hai bài phân tích của hai tác giả Việt Nam, tôi không tìm thấy bất kỳ một lỗi nhỏ nào liên quan đến các luận cứ hay cách diễn giải luật pháp quốc tế. Trong khi đó, TS Sam Bateman đã mắc phải một số lỗi trong phân tích của mình cũng như đưa ra những nhận định dễ gây hiểu lầm”.
Chủ quyền của ai ?
Đây cũng chính là tựa đề bài phân tích đầu tiên của TS Bateman, trong đó ông viện dẫn Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS) để cho rằng giàn khoan Hải Dương-981 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc, đồng thời bỏ qua sự thật rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Trong phần phản biện, TS Huy và TS Tuấn đã chỉ ra những sai sót của vị chuyên gia quốc tế, từ những lỗi sơ đẳng nhất cho tới những cái sai cố tình thiên vị cho Bắc Kinh. Thứ nhất, khoảng cách từ giàn khoan tới đảo Tri Tôn là 17 hải lý chứ không phải 14 hải lý như ông Bateman viết; đồng thời, khoảng cách từ Hải Dương-981 đến đảo Phú Lâm là 103 hải lý chứ không phải 80 hải lý. Ở bài viết phản biện, chính ông Bateman cũng thừa nhận cái sai này.
Thế nhưng, điểm mấu chốt là việc TS Bateman cố tình diễn giải sai hoặc chưa đầy đủ UNCLOS để từ đó trao cho Trung Quốc cái gọi là chủ quyền ở khu vực hạ đặt giàn khoan. Thậm chí ngay cả trong trường hợp phi lý là Hoàng Sa được quốc tế xem như thuộc Trung Quốc, thì mặc dù đảo Tri Tôn gần với giàn khoan hơn nhưng vì diện tích quá nhỏ nên theo điều 121 của UNCLOS, không đủ tiêu chuẩn để xét EEZ, và do vậy Tri Tôn không có cơ sở nào để xem xét ở đây, theo TS Huy và TS Tuấn.
Tiếp theo, nếu ông Bateman đem đảo Phú Lâm ra làm cơ sở để cho rằng Hải Dương-981 nằm trong EEZ của Trung Quốc, thì sẽ không có một phiên tòa quốc tế nào công nhận điều này. Đó là do khoảng cách từ giàn khoan đến vùng đất liền Việt Nam (120 hải lý) cũng không lớn hơn khoảng cách giàn khoan với đảo Phú Lâm (103 hải lý) là bao và theo các án lệ quốc tế, giàn khoan Hải Dương-981 phải nằm trong EEZ của Việt Nam, theo hai nhà nghiên cứu Việt Nam phân tích.
Giáo sư Tonnesson ủng hộ lập luận này. Ông nói: “Thậm chí ngay cả trong trường hợp Phú Lâm đủ chuẩn để xác lập EEZ theo điều 121.3 của UNCLOS thì phiên tòa quốc tế cũng phải xác định giàn khoan đang nằm trong vùng biển Việt Nam, bởi lẽ: Theo UNCLOS, bờ biển thuộc Phú Lâm ngắn hơn rất nhiều so với các bờ biển thuộc vùng đất liền của Việt Nam; và do vậy việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc là phi pháp”.
Không thể thụ động
Ông Bateman cũng đề cập đến công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để nói Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa). Và luận điểm này cũng đã bị các nhà nghiên cứu Việt Nam dễ dàng bác bỏ do nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa.
Các chuyên gia độc lập cũng đồng thuận với luận điểm của TS Huy, TS Tuấn về việc Trung Quốc, mặc dù là nước ký UNCLOS nhưng lại tự đặt mình ra ngoài mọi cơ chế giải quyết bất đồng cũng như không chịu tuân thủ công ước này. GS Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ) nói với Thanh Niên: “Lập luận cho rằng không một nước có tranh chấp trên biển Đông nào, ngoại trừ Trung Quốc đang đẩy căng thẳng leo thang thông qua các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế, là hoàn toàn chính xác”. Ngay cả ông Bateman, ngay phần mở đầu trong bài viết đầu tiên của mình cũng đã thừa nhận: “Tuy nhiên, Trung Quốc lẽ ra đã có thể xử lý tình huống theo phương thức ngoại giao thay vì hành động đơn phương theo cái cách mà tất yếu cũng sẽ làm gia tăng căng thẳng”.
Những lập luận thuyết phục từ hai nhà nghiên cứu Việt Nam đã giúp dư luận thế giới có được một góc nhìn khách quan, chính xác về những gì đang diễn ra trên biển Đông. Thế nhưng, còn cần rất nhiều những tiếng nói như thế từ phía Việt Nam để tiếp tục bảo vệ lẽ phải. TS Dương Danh Huy nói với Thanh Niên: “Chúng ta phải nói cho chúng ta chứ không thể thụ động chờ người khác nói cho mình. Hơn nữa, chắc chắn Trung Quốc sẽ tăng cường tuyên truyền, dụ dỗ, mua chuộc, lừa bịp các chuyên gia nước ngoài, cho nên chúng ta phải luôn đấu tranh, phải xây dựng lực lượng cho cuộc đấu tranh trong đó kẻ địch có lợi thế số đông, phương tiện và tài chính”.
Các tàu hải cảnh của Trung Quốc gần khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 - Ảnh: Reuters |
Trả lời Thanh Niên, các chuyên gia trung lập đều có chung nhận xét: Lập luận từ phía hai nhà nghiên cứu Việt Nam mang tính thuyết phục rất cao. Giáo sư Stein Tonnesson (Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế, Na Uy) nói với Thanh Niên: “Trong hai bài phân tích của hai tác giả Việt Nam, tôi không tìm thấy bất kỳ một lỗi nhỏ nào liên quan đến các luận cứ hay cách diễn giải luật pháp quốc tế. Trong khi đó, TS Sam Bateman đã mắc phải một số lỗi trong phân tích của mình cũng như đưa ra những nhận định dễ gây hiểu lầm”.
Chủ quyền của ai ?
Đây cũng chính là tựa đề bài phân tích đầu tiên của TS Bateman, trong đó ông viện dẫn Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS) để cho rằng giàn khoan Hải Dương-981 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc, đồng thời bỏ qua sự thật rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Trong phần phản biện, TS Huy và TS Tuấn đã chỉ ra những sai sót của vị chuyên gia quốc tế, từ những lỗi sơ đẳng nhất cho tới những cái sai cố tình thiên vị cho Bắc Kinh. Thứ nhất, khoảng cách từ giàn khoan tới đảo Tri Tôn là 17 hải lý chứ không phải 14 hải lý như ông Bateman viết; đồng thời, khoảng cách từ Hải Dương-981 đến đảo Phú Lâm là 103 hải lý chứ không phải 80 hải lý. Ở bài viết phản biện, chính ông Bateman cũng thừa nhận cái sai này.
Thế nhưng, điểm mấu chốt là việc TS Bateman cố tình diễn giải sai hoặc chưa đầy đủ UNCLOS để từ đó trao cho Trung Quốc cái gọi là chủ quyền ở khu vực hạ đặt giàn khoan. Thậm chí ngay cả trong trường hợp phi lý là Hoàng Sa được quốc tế xem như thuộc Trung Quốc, thì mặc dù đảo Tri Tôn gần với giàn khoan hơn nhưng vì diện tích quá nhỏ nên theo điều 121 của UNCLOS, không đủ tiêu chuẩn để xét EEZ, và do vậy Tri Tôn không có cơ sở nào để xem xét ở đây, theo TS Huy và TS Tuấn.
Tiếp theo, nếu ông Bateman đem đảo Phú Lâm ra làm cơ sở để cho rằng Hải Dương-981 nằm trong EEZ của Trung Quốc, thì sẽ không có một phiên tòa quốc tế nào công nhận điều này. Đó là do khoảng cách từ giàn khoan đến vùng đất liền Việt Nam (120 hải lý) cũng không lớn hơn khoảng cách giàn khoan với đảo Phú Lâm (103 hải lý) là bao và theo các án lệ quốc tế, giàn khoan Hải Dương-981 phải nằm trong EEZ của Việt Nam, theo hai nhà nghiên cứu Việt Nam phân tích.
Giáo sư Tonnesson ủng hộ lập luận này. Ông nói: “Thậm chí ngay cả trong trường hợp Phú Lâm đủ chuẩn để xác lập EEZ theo điều 121.3 của UNCLOS thì phiên tòa quốc tế cũng phải xác định giàn khoan đang nằm trong vùng biển Việt Nam, bởi lẽ: Theo UNCLOS, bờ biển thuộc Phú Lâm ngắn hơn rất nhiều so với các bờ biển thuộc vùng đất liền của Việt Nam; và do vậy việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc là phi pháp”.
Không thể thụ động
Ông Bateman cũng đề cập đến công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng để nói Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa). Và luận điểm này cũng đã bị các nhà nghiên cứu Việt Nam dễ dàng bác bỏ do nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa.
Các chuyên gia độc lập cũng đồng thuận với luận điểm của TS Huy, TS Tuấn về việc Trung Quốc, mặc dù là nước ký UNCLOS nhưng lại tự đặt mình ra ngoài mọi cơ chế giải quyết bất đồng cũng như không chịu tuân thủ công ước này. GS Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ) nói với Thanh Niên: “Lập luận cho rằng không một nước có tranh chấp trên biển Đông nào, ngoại trừ Trung Quốc đang đẩy căng thẳng leo thang thông qua các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế, là hoàn toàn chính xác”. Ngay cả ông Bateman, ngay phần mở đầu trong bài viết đầu tiên của mình cũng đã thừa nhận: “Tuy nhiên, Trung Quốc lẽ ra đã có thể xử lý tình huống theo phương thức ngoại giao thay vì hành động đơn phương theo cái cách mà tất yếu cũng sẽ làm gia tăng căng thẳng”.
Những lập luận thuyết phục từ hai nhà nghiên cứu Việt Nam đã giúp dư luận thế giới có được một góc nhìn khách quan, chính xác về những gì đang diễn ra trên biển Đông. Thế nhưng, còn cần rất nhiều những tiếng nói như thế từ phía Việt Nam để tiếp tục bảo vệ lẽ phải. TS Dương Danh Huy nói với Thanh Niên: “Chúng ta phải nói cho chúng ta chứ không thể thụ động chờ người khác nói cho mình. Hơn nữa, chắc chắn Trung Quốc sẽ tăng cường tuyên truyền, dụ dỗ, mua chuộc, lừa bịp các chuyên gia nước ngoài, cho nên chúng ta phải luôn đấu tranh, phải xây dựng lực lượng cho cuộc đấu tranh trong đó kẻ địch có lợi thế số đông, phương tiện và tài chính”.
An Điền