Tâm An/ Đất Việt
Việc mua điện giá cao từ Trung Quốc ngay ở thời điểm nguồn cung cấp
trong nước dồi dào, Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp
đồng.
GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nêu quan điểm trước thực tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.
GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nêu quan điểm trước thực tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.
GS TS Đặng Đình Đào
cũng chỉ ra rằng, Việt Nam không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của
Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và
cho cả các nhà máy điện nội địa.
Lợi ích nhóm
Một
thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá
cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng
mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ
2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và
thời gian mua nếu không mua sẽ bị phạt. Xét trên góc độ kinh tế, ông
bình luận thế nào về hợp đồng với những ràng buộc chỉ có lợi cho bên bán
như trên?
Thực tế nhiều năm qua
Việt Nam phải mua một sản lượng điện thương phẩm lớn từ Trung Quốc để
đáp ứng nhu cầu trong nước, có thời điểm lên tới 4,65 tỷ kWh, chiếm 4%
tổng sản lượng điện thành phẩm của Việt Nam.
Trong điều kiện của
những năm trước đây khi nguồn cung điện trong nước còn hạn chế thì việc
mua điện Trung Quốc là giải pháp cần thiết để giải bài toán cân đối cung
cầu điện.
Nhưng thời gian gần
đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện
ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN chưa huy động hết công suất, có
thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho
Việt Nam mà Việt Nam lại vẫn tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc với
giá cao là điều ngành Công thương và EVN cần phải sớm tính toán và xem
xét lại một cách nghiêm túc.
Dù hợp đồng mua bán
điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số
lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở
Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng. Rõ
ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong
quan hệ hợp đồng.
Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào
Tình trạng này kéo dài,
khi mà hợp đồng hàng năm đã như thế thì chúng ta không thể cứ tiếp tục
đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn với hình thức
trên, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội
địa.
Đây là điều không thể
chấp nhận được, là trách nhiệm thuộc về EVN và Bộ Công Thương và cũng
chính từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về lợi ích kinh tế, "lợi ích nhóm" cho
EVN và Bộ Công thương.
Có lẽ đây là hậu quả của độc quyền trong ngành điện và cơ chế bộ chủ quản mà chúng ta phải hứng chịu.
Trong
khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện
EVN vẫn đang mua điện Trung Quốc với giá cao do ràng buộc bởi hợp đồng
mua bán điện đã ký dài hạn. Điều này có chứng tỏ khả năng dự báo nhu cầu
điện năng và năng lực sản xuất điện trong nước đang có vấn đề hay
không? Dự báo sai gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, EVN
phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Thực tế hiện nay, các
nhà máy điện nội địa ngoài EVN với giá điện thấp hơn nhiều so với giá
điện của Trung Quốc muốn tham gia "thị trường điện cạnh tranh" cũng rất
khó vì yêu cầu của EVN quá cao.
EVN mua với giá chỉ
bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt
khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào phóng" khi mua một lượng lớn điện
thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những
năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị trường độc quyền lâu
nay ở Việt Nam.
Bối cảnh vận hành thị
trường điện như vậy của EVN hậu quả là điện nội địa giá rẻ, có khi dư
thừa nhưng lại nhập một lượng lớn điện từ Trung Quốc với giá cao để "cân
đối cung - cầu". Chắc chắn là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc
dân, cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp.
Điều này, một mặt chứng
tỏ khả năng điều tiết thị trường của EVN, khả năng dự báo nhu cầu điện
và năng lực sản xuất điện trong nước đang có nhiều vấn đề.
Mặt khác, chứng tỏ tính
độc quyền mặt hàng điện hiện nay mà EVN nắm độc quyền chủ yếu. Trong
điều kiện như thế, người tiêu dùng không thể hi vọng giá điện ở Việt Nam
sẽ rẻ hơn.
Dự báo sai về sự vận
động của thị trường điện gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân,
rõ ràng EVN và tiếp đó là Bộ Công thương phải gánh chịu trách nhiệm
kinh tế này.
Nguy cơ phụ thuộc hiện hữu
Những
ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự
cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến
dư luận đặt câu hỏi về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành
điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung
Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu
có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này hay không, thưa ông?
Trung Quốc luôn là thị
trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập
khẩu và có tới 30 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên
100 triệu USD.
Trong đó có 6 mặt hàng
đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và với nhiều dự án mà Trung Quốc trúng thầu ở
Việt Nam với giá bỏ thầu thấp cho thấy một thực tế trong ngành điện
Việt Nam cũng như nhiều ngành khác, nhiều nhà máy đã và đang sử dụng hệ
thống trang thiết bị của Trung Quốc là rất lớn.
Thiết bị của Trung Quốc
vốn bị coi là chất lượng kém nên thường xảy ra sự cố là điều dễ hiểu.
Như ở trên đã trao đổi về việc nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao
trong khi giá điện của các nhà máy nội địa ngoài EVN rẻ hơn thì không
thể tham gia được thị trường điện và việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc
với giá cao.
Sự
cố liên tiếp 2 máy biến áp 500kV công suất 900 MVA tại trạm biến áp
Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ trong vòng 1 tuần lễ dấy lên lo ngại về chất
lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp - Ảnh LĐO
Cùng với nhiều doanh
nghiệp, nhà máy trong đó có các nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng nhiều
thiết bị điện của Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém như hiện nay thì
việc đặt ra nhiều dấu hỏi, kể cả nghi vấn về "lợi ích nhóm" trong vấn đề
này là hoàn toàn có cơ sở.
Sự
hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam có đặt ra
nguy cơ phụ thuộc hay bị thao túng hay không, thưa ông? Nếu điều này xảy
ra thì mức độ nguy hại sẽ như thế nào? Với tình trạng độc quyền như EVN
hiện nay, trách nhiệm trong việc này liệu có thể quy cho ai khác không,
thưa ông? Cụ thể như thế nào?
Vì điện thương phẩm mà
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ở thời điểm cao mới ở mức 4% tổng sản
lượng điện thương phẩm của Việt Nam.
Hơn nữa các nhà máy
điện nội địa mới chỉ sử dụng khoảng 70 - 80% công suất thiết, với giá
điện còn rẻ hơn của Trung Quốc thì hy vọng với những điều chỉnh cần
thiết về chính sách và quản lý thị trường điện ở nước ta trong thời gian
tới, tình hình kinh doanh điện và thị trường điện sẽ chuyển biến theo
hướng tích cực.
Do vậy, với sự hiện
diện của Trung Quốc như hiện nay đối với điện chưa đến mức đặt ra nguy
cơ phụ thuộc hay thao túng thị trường của Trung Quốc đối với thị trường
điện Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu tình
hình thị trường điện hiện nay không được cải thiện, EVN quản lý và kinh
doanh điện vẫn theo cách như lâu nay, sản xuất kinh doanh chạy theo
thiết bị giá rẻ, bỏ thầu giá thấp của Trung Quốc thì nguy cơ trên là
hiện hữu và sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế quốc dân, cho chính người
dân Việt Nam và cho cả sự phát triển bền vững của Việt Nam…
Với tình trạng độc
quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị
trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do từ
chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp
đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công
thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam.
Có
ý kiến chỉ thẳng, mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình
trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng 1 tay nắm cả mua bán, phân
phối, điều độ, ông có đồng tình hay không và vì sao? Xin ông phân tích
cụ thể hơn về vấn đề này.
Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì tình trạng độc quyền và kéo dài sự "bảo hộ" sản xuất điện quá lâu rồi ở Việt Nam.
Người tiêu dùng điện phải luôn sử dụng điện với giá ngày một cao và luôn yếu thế trong quan hệ mua bán điện với EVN.
Đã đến lúc cần phải có
sự thay đổi trong quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy
luật của kinh tế thị trường, không thể "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong
quản lý và kinh doanh điện ở nước ta.
Xin trân trọng cảm ơn ông!